Giáo án Học thông qua chơi lớp 1
HoaTieu.vn xin chia sẻ Giáo án Học thông qua chơi lớp 1 bao gồm các mẫu kế hoạch bài dạy áp dụng lồng ghép Học thông qua chơi môn Toán, Tiếng Việt, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên xã hội lớp 1. Mời thầy cô cùng tham khảo giáo án tích hợp Học thông qua chơi khối 1 để có thêm ý tưởng hay, thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng học thông qua chơi phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Giáo án lớp 1 dạy học thông qua chơi
1. Giáo án Học thông qua chơi môn Toán lớp 1
BÀI SOẠN MÔN TOÁN KHI ĐÃ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC HỌC THÔNG QUA CHƠI
Ngày soạn: 04/10/20...
Ngày giảng: 06/10/20...
Người thực hiện: ............
Toán
Bài 16. PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 6 (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Thực hiện được phép cộng trong phạm vi 6.
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Tạo cơ hội cho HS: Hình thành và phát triển NL tự chủ và tự học, NL hợp tác biết vận dụng được, kĩ năng về phép cộng trong phạm vi 6 đã học vào giải quyết một số tình huống gắn với thực tế. NL tự học và giải quyết vấn đề
- Tạo cơ hội tập, trải nghiệm và phát triển năng lực cho HS thông qua tiếp cận một số tình huống đơn giản để nhận biết về cách tìm kết quả phép cộng trong PV6… năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tu duy và lập luận toán học.
- Rèn tính cẩn thận, chăm chỉ, đoàn kết, tự giác thực hiện được yêu cầu của bài học, có ý thức vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên: - Video bài hát Tập đếm, Tivi,
- Bộ đồ dùng học Toán
- Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép cộng trong phạm vi 6.
- Nội dung trò chơi trên bài giảng Power Point
Học sinh: - Bộ đồ dùng học toán (chấm tròn, thẻ số)
- Vở bài tập Toán, bút viết, bảng, phấn…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Hoạt động khởi động Khởi động theo bài hát Tập đếm GV mở nhạc bài hát Tập đếm *. Sử dụng kĩ thuật phân tích - Các em đã được nghe bài hát rồi. Vậy hai thêm hai là mấy? - “thêm” là làm phép tính gì? - Dựa vào lời bài hát “hai thêm hai là bốn”. Bạn nào nêu được phép tính và kết quả? *. Giới thiệu bài: Để nêu được các tình huống và thực hiện được các phép tính có kết quả bằng 6 hoặc bé hơn 6, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: Phép cộng trong phạm vi 6 (tiết 1) - Gv chiếu tranh trong SGK |
HS đứng tại chỗ hát, vận động theo nhịp bài hát Tập đếm - Hai thêm hai là bốn. - Thêm là làm phép tính cộng. - HS nêu phép tính: 2 + 2 = 4 - HS nhắc lại đầu bài - Thảo luận nhóm đôi |
- YC HS đứng tại chỗ hoặc lên bảng, thay nhau nói một tình huống có phép cộng mà mình quan sát được - Thực hiện tương tự với 3 tình huống còn lại (chong chong, xích đu, đá bóng) - GV nhận xét, chốt lại các tình huống - Để biết có bao nhiêu con chim, bao nhiêu cái chong chóng, bạn gái? Bạn trai? Chúng ta cùng theo dõi và tìm hiểu: | + Chia sẻ trước lớp:. Hình ảnh 1: HS1: “Có 4 con chim ở dưới sân. Có 2 con chim đang bay đến. Có tất cả bao nhiêu con chim?” HS2: “Có tất cả 6 con chim”. - HS chia sẻ theo cặp các tình huống tương tự + Bạn gái có 3 chong chóng, bạn gái bên phải đi tới và mang thêm 1 chong chóng nữa. Có tất cả bao nhiêu chong chóng? - HS theo dõi, nhận xét |
2. Hoạt động hình thành kiến thức * GV hướng dẫn HS thực hiện lần lượt các thao tác sau: |
- Quan sát hình vẽ “chong chóng” trong khung kiến thức trang 38. |
*.Hình 1: - GV nói: Bạn gái bên trái có mấy chong chóng - Lấy ra 3 chấm tròn; Bạn gái bên phải có mấy chong chóng - Lấy ra 1 chấm tròn. Để biết có tất cả bao nhiêu chong chóng làm như thế nào? …. ta thực hiện phép tính gì? Nhìn mô hình, bạn nào nêu đc phép tính?. *.Hình 2: Hướng dấn HS thực hiện tương tự với hình vẽ “chim bay” Trên sân có mấy con chim? - GV gắn 4 chấm tròn ? có thêm mấy con chim đang bay tới Thêm thì phải làm tính gì? Nhìn mô hình, bạo nào nêu được phép tính - Chúng ta vừa thành lập được 2 phép tính, đó là phép tính nào” - Cho HS đọc lại tất cả các phép tính vừa thành lập *.KL: Các phép tính cộng có kết quả bằng 6 hoặc nhỏ hơn 6 chính là các phép tính cộng trong phạm vi 6. - Cô có 1 tình huống: có 3 bông hoa, thêm 3 bông hoa, có tất cả bao nhiêu bông hoa? - Bạn nào có thể nêu phép tính - Cho HS tự lấy VD * Củng cố kiến thức mới: GV nêu một số tình huống. HS đặt phép cộng tương ứng. GV hướng dẫn HS tìm kết quả phép cộng rồi gài kết quả vào thanh gài. *. Sử dụng kĩ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” Theo nhóm bàn, HS tự nêu tình huống tương tự rồi đố nhau đưa ra phép cộng và tính kết quả. 3. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 1 - GV hướng dẫn HS cách làm 1 phép tính. - Cho HS làm bài 1: Tìm kết quả các phép cộng nêu trong bài (HS có thể dùng các chấm tròn và thao tác đếm để tìm kết quả phép tính), rồi ghi phép tính vào vở. - GV có thể nêu ra một vài phép tính khác để HS củng cố kĩ năng. 4. Vận dụng: Yêu cầu HS tự nêu phép tính rồi đố nhau tìm kết quả phép tính.
* Học thông qua chơi: Trò chơi: Ai thông minh hơn HS lớp Một (Sử dụng kĩ thuật tia chớp) - GV hướng dẫn chơi: Quan sát các phép tính và các đáp án GV đưa ra trên màn hình thời gian suy nghĩ là 5 giây. Câu 1: 2 + 2 = (A: 3 B: 5 C: 4) Câu 2: 1 + 3 = (A: 3 B: 4 C: 5) Câu 3: 3 + 3 = (A: 6 B: 5 C: 4) - Sau mỗi lần chơi, GV công bố kết quả. - Nhận xét tinh thần tham gia chơi của HS - Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? *. Dặn dò: Về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép cộng trong phạm vi 6 để hôm sau chia sẻ với các bạn | - Có 3 chong chóng - HS lấy 3 chấm tròn - Có 1 chong chóng - Lấy ra 1 chấm tròn - Ta có thể đếm - Ta thực hiện tính cộng - HS nói: 3 + 1= 4 - HS đọc lại phép tính - Có 4 con chim - Lấy 4 chấm tròn - Lấy thêm 2 chấm tròn - Tính cộng 4 + 2 = 6 HS đọc phép tính - HS nêu 3 + 1= 4 4 + 2 = 6 - HS trả lời - HS nêu phép tính 3 + 3 = 6 - HS tự lấy VD, tự nêu bài toán , nêu phép tính và kết quả… - HS tìm kết quả phép cộng rồi gài kết quả vào thanh gài. - HS thực hiện theo nhóm đôi - HS1 nêu tình huống - HS2 nêu phép tính và kết quả - Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, nói cho nhau về tình huống đã cho và phép tính tương ứng. Chia sẻ trước lớp. - HS nêu kết quả của phép tính - HS1 nêu phép tính - HS2 nêu kết quả - HS tham gia chơi: Lựa chọn chữ cái có đáp án đúng viết nhanh vào bảng con, khi đồnghồ báo hết giờ thì HS giơ bảng. - HS tán thưởng - Câu 1: Đáp án C - Câu 2: Đáp án B - Câu 3: Đáp án A - HS trả lời: Khi thêm vào…thì làm tính cộng - HS lắng nghe và thực hiện |
Điều chỉnh, bổ sung
Phần củng cố kiến thức mới nên cho học sinh viết phép tính vào bảng con để HS rèn luyện kĩ năng viết phép tính cộng
..........
2. Giáo án Học thông qua chơi môn Tiếng Việt lớp 1
BÀI SOẠN MÔN TIẾNG VIỆT KHI ĐÃ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC HỌC THÔNG QUA CHƠI
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT
Bài 77. ANG, AC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phát triển năng lực đặc thù
- Đọc: Nhận biết các vần ang, ac ; đánh vần, đọc đúng vần ang, ac, các tiếng từ có các vần ang, ac. Đọc đúng và hiểu bài Tập đọc: Nàng tiên cá
- Viết: Viết đúng các vần ang, ac; các tiếng thang , vạc (trên bảng con).
- Nói – nghe: Quan sát tranh, nói đúng tiếng có vần ang, ac. Tìm được tiếng ngoài bài có vần ang, ac
2. Góp phần phát triển năng lực và phẩm chất
- Hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Rèn tính chăm chỉ, cẩn thận, ý thức tự giác học tập, mạnh dạn tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp. Đoàn kết, yêu thương, biết giúp đỡ bạn
- Khơi gợi tình yêu thiên nhiên, tìm tòi, sáng tạo, VD những điều đã học vào thực tế.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Tranh ảnh trong SGK, nội dung phần tập viết, thiết bị trình chiếu.
- HS: SGK, VBT, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Tiết 1 1. Khởi động * Trò chơi: Truyền điện - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Nhận xét, phân thắng thua. * Giới thiệu bài: GV ghi bảng vần ang, ac gọi HS đọc đầu bài 2. Chia sẻ và khám phá a. Dạy vần ang - GV ghi vần ang gọi HS đọc - Phân tích vần ang - Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn - GV cho HS quan sát tranh cái thang: Đây là cái gì? - Giới thiệu cái thang, công dụng của nó - GV ghi bảng: thang - Hãy phân tích tiếng thang - Đánh vần và đọc trơn + GV chỉ mô hình vần ang tiếng thang, , yêu cầu HS đọc bài. b. Dạy vần ac - GV ghi vần ac, gọi HS đọc - Phân tích vần ac - Yêu cầu HS đánh vần, đọc trơn * So sánh vần ang, ac GV cho HS cả lớp chơi trò chơi đọc to, nhỏ, nhẩm, thầm. - GV đưa tranh con vạc: Đây là con gì? - GV giới thiệu con vạc - Ghi bảng: vạc - Phân tích tiếng vạc - Đánh vần và đọc trơn tiếng vạc + GV chỉ mô hình vần ac, tiếng vạc, yêu cầu HS đọc bài. * Củng cố: Nhắc lại 2 vần mới, 2 tiếng mới vừa học. ( GV 3. Luyện tập 3.1. Mở rộng vốn từ (BT 2: Tiếng nào có vần ang? Tiếng nào có vần ac? ) - GV chiếu tranh - Yêu cầu HS quan sát tranh, chia sẻ những điều em biết về mỗi tranh - GV chiếu từ ngữ dưới mỗi tranh - Yêu cầu HS đọc các từ ngữ, thảo luận theo cặp tìm tiếng có vần ang, ac - Yêu cầu HS nói tiếng có vần ang, ac - Tìm tiếng ngoài bài có vần ang, ac 3.2. Tập viết - Đưa nội dung viết: ang, thang, ac, vạc - Yêu cầu HS đọc - Nhận xét độ cao các chữ - GV vừa viết mẫu vừa nói cách viết từng vần, tiếng: - Yêu cầu HS viết bảng con * Quan sát, hỗ trợ HS viết đúng * HDHS chậm viết từng chữ. Tiết 2 3.3. Tập đọc a) Cho HS quan sát tranh, giới thiệu bài đọc : Nàng tiên cá b) GV đọc mẫu c) Luyện đọc từ ngữ: nàng tiên, lướt trên biển, nhẹ nhàng, đất liền, các thứ, ngân nga. d) Luyện đọc câu - Bài có mấy câu. GV chỉ từng câu cho HS đọc. - Đọc nối tiếp từng câu - Đọc theo cặp + Bài đọc có mấy đoạn - Thi đọc theo đoạn - Đọc đồng thanh cả bài e) Tìm hiểu bài đọc: Kĩ thuật khăn trải bàn - GV đưa nội dung - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp ghép đúng các câu theo nội dung bài - Gọi HS trình bày - GV gọi HS đọc lại câu sau khi đã ghép đúng - Bài đọc kể về ai? * PA 2: Cho HS làm bài vào VBT và báo cáo kết quả. * Cả lớp đọc lại nội dung bài 77 4. Vận dụng: - Trò chơi: Thi tìm từ chứa tiếng có vần ang, ac - GV nhận xét tiết học; dặn HS về nhà đọc lại cho người thân nghe, xem trước bài 78: ăng, ăc | - HS lắng nghe. - Một số HS nêu nhanh tiếng có vần ươn, và tiếng có vần ướt - Một số HS nêu nhanh tiếng có vần ướt - HS tham gia chơi. - Đọc đầu bài - HS đọc : ang - Vần ang có âm a và âm ng - Đánh vần, đọc trơn: CN, tổ, lớp - HS quansát chia sẻ: cái thang - HS đọc - Phân tích: Tiếng thang có âm th ghép với vần ang - HS đánh vần, đọc trơn: cá nhân, tổ, lớp. - HS đọc - Phân tích:vần ac có âm a và âm c - HS đánhvần: cá nhân, tổ, lớp. - Vần ang và vần ac giống nhau đều có a đứng trước ;khác nhau : ang có âm cuối ng, ac có âm cuối c - HS chia sẻ ý kiến: con vạc - Phân tích: tiếng vạc có âm v, vần ac và dấu nặng - HS đọccánhân, tổ, lớp. - Đánhvần, đọc trơn: CN, tổ, lớp - HS nêu: vần ang, ac, tiếng thang, vạc. - HS quansáttranh, chia sẻ ý kiến - HS đọc các từ dưới tranh - Thảoluận, chia sẻ kết quả trước lớp - Cả lớp nói tiếng có vần iên, iêt - HS đọc cá nhân, cả lớp - HS nêu độ cao các con chữ. - HS quansát - Viết bảng con - HS lắngnghe - HS luyện đọc từ. - Bài đọc có 8 câu - Đọc tiếp nối từng câu (cánhân / từngcặp). - HS đọc: cánhân, cặp, nhóm 4 - Bài đọc có 2 đoạn - Luyện đọc theo cặp từng đọc - Thi đọc trước lớp - Đọc đồng thanh - HS đọc - HS ghép nối bài cá nhân trong VBT - Thảo luận ghép vào phiếu nhóm theo nhóm 4 - 2 nhóm trình bày kết quả a- 2: Nàng tiên cá ngân nga hát b- 1: Dân đi biển nghe hát, quên cả mệt, cả buồn. - HS đọc - Bài đọc kể về nàng tiên cá |
*Điều chỉnh sau bài dạy:
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
3. Giáo án Học thông qua chơi môn HĐTN lớp 1
BÀI SOẠN MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KHI ĐÃ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC HỌC THÔNG QUA CHƠI
Hoạt động trải nghiệm (Tháng 12)
CHỦ ĐỀ 6: MÙA XUÂN TRÊN QUÊ EM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phát triển năng lực đặc thù
- Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thể hiện được các biểu hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
2. Góp phần phát triển năng lực chung và các phẩm chất
- Năng lực tự nhận thức bản thân (Năng lực tự chủ và tự học): Thực hiện được những việc làm giữ gìn nét đẹp trong lễ hội mùa xuân của quê hương.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện được cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.
- Góp phần bồi dưỡng phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, nhân ái, trách nhiệm,...có ý thức tự giác trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bộ thẻ gồm các thẻ cảm xúc khác nhau, lá cờ, ngôi sao.
2. Học sinh: SGK hoạt động trải nghiệm 1. Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
1. Khởi động - GV cho HS nghe bài hát “ Sắp đến tết rồi” - Khi tết đến em cảm thấy thế nào? - GV giới thiệu bài: Ở chủ đề trước các em đã học chào năm mới biết được những trang phục đón năm mới của một số dân tộc. Vậy ở tiết học này để thể hiện được cảm xúc của mình khi tết đến như thế nào cô và các em cùng tìm hiểu chủ đề ngày hôm nay 2. Khám phá, luyện tập a. Hoạt động 1: Chia sẻ cảm xúc của em khi Tết đến, xuân về bằng các thẻ cảm xúc. - Gọi HS nêu lại yêu cầu hoạt động - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân: - Em hãy tự nhớ lại cảm xúc của bản thân khi tết đến xuân về? - Khi tết đến em thấy những hoạt động nào? Em gặp những ai? - Em thấy những hoạt động đó như thế nào? - Cảm xúc của em khi đó như thế nào? - Y/c trình bày. *Chia sẻ nhóm đôi - Các em hãy vẽ lại khuôn mặt thể hiện cảm xúc trong dịp tết đến, xuân về của mình lên tờ giấy. Gợi ý - Khi ngạc nhiên khuôn mặt em như thế nào? Mắt và miệng sẽ như thế nào? - Khi vui vẻ thì khuôn mặt em như thế nào? Mắt và miệng sẽ như thế nào? - Khi sung sướng thì khuôn mặt em như thế nào? - Y/c HS trình bày - Vì sao em cảm thấy như vậy? - GV nhận xét. 3. Vận dụng b. Hoạt động 2: Kể lại cảm xúc của em khi tham gia lễ hội mùa xuân. * Kĩ thuật tia chớp. Thi kể trước lớp - Y/c HS kể cá nhân. - GV nhận xét - Các em ạ khi tết đến xuân về có rất nhiều lễ hội trong lễ hội có rất nhiều trò chơi mà tất cả mọi người tham gia đều rất vui vẻ và phấn khởi. * Củng cố, dặn dò. - Y/c HS về nhà chia sẻ những cảm xúc của mình với người thân khi tham gia lễ hội. - Dặn HS chuẩn bị bài học tiết sau. | - HS hát và vận động phụ họa theo bài hát. - HS trả lời. - HS lắng nghe, mở SGK trang 56. - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện. - HS trả lời. (Đi chơi tết, ngắm hoa đẹp, nhận lì xì của ông bà, bố mẹ,… -Ngạc nhiên, vui vẻ,… - HS trình bày - HS thực hiện vẽ lại khuôn mặt thể hiện cảm xúc trong dịp tết đến, xuân về của mình lên tờ giấy. - HS thực hiện chia sẻ nhóm đôi. - 3, 4 HS trình bày (kết hợp với mô tả tranh em đã vẽ). - HS trả lời. - HS chia sẻ trước lớp về cảm xúc của mình khi dược tham ra lễ hội mùa xuân. Nhận xét - HS lắng nghe. - Lắng nghe. |
Điều chỉnh, bổ sung: Cho HS có năng khiếu hát một bài hát về mùa xuân mà em thích, thể hiện động tác phụ họa và biểu cảm bằng khuôn mặt vui tươi
4. Giáo án Học thông qua chơi môn TNXH lớp 1
BÀI SOẠN MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI KHI ĐÃ ÁP DỤNG CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC HỌC THÔNG QUA CHƠI
Ngày soạn: 09/12/20...
Ngày giảng: 11/12/20...
Người thực hiện:
Tiết 1: Tự nhiên và Xã hội
Bài 11: NƠI CHÚNG MÌNH SỐNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS Mô tả được một số nét về quang cảnh ở địa phương nơi sinh sống.
- Đặt được câu hỏi và trả lời về quang cảnh ở một số khu vực, vùng miền.
2. Năng lực, phẩm chất:
- Tạo cơ hội hình thành và phát triển các NL- PC:
+ Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe bạn và nói được (kể, biểu đạt) về quang cảnh địa phương, công việc của những người xung quanh,
+ Tinh thần trách nhiệm: Bảo vệ môi trường, quang cảnh ở địa phương nơi sinh sống
- Yêu quý nơi mình sống, có ý thức giữ gìn nơi mình sống sạch đẹp và tích cực tham gia vào các hoạt động ở địa phương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
+ Tinh thần trách nhiệm: Bảo vệ môi trường, quang cảnh ở địa phương nơi sinh sống
- Yêu quý nơi mình sống, có ý thức giữ gìn nơi mình sống sạch đẹp và tích cực tham gia vào các hoạt động ở địa phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động: Hoạt động 1: Xem vi deo, nghe bài hát - Cho cả lớp xem video bài hát Quê hương tươi đẹp. - GV nêu câu hỏi: + Em vừa xem vi deo bài hát gì? + Quê hương bạn nhỏ trong bài có gì đẹp? + Em đang sống ở đâu? Quang cảnh nơi em sống có gì đẹp? -> GVGT: Mỗi chúng ta đều có nơi sinh sống của mình, đó là nơi chúng ta gắn bó, gọi là quê hương. Mỗi nơi chúng ta sống đều có vẻ đẹp riêng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem nơi chúng ta sống có những gì! - GV ghi tên bài. 2. Khám phá: Hoạt động 2: Quan sát tranh SGK nói về quang cảnh trong hình. * Sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi. - GV giao nhiệm vụ: Quan sát và kể những gì em thấy trong hình. - GV yêu cầu HS quan sát tranh 1 và tranh 2 trong SGK theo nhóm đôi. + GV gợi ý - Em quan sát thấy cảnh gì? - Mọi người trong hình đang làm gì? - Trong khi các nhóm làm việc, giáo viên quan sát, hỗ trợ. * Hoạt động cả lớp: - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Hình 1 tranh vẽ những gì? - Em thấy những hình ảnh nội dung ở tranh 1 có gì giống với địa phương nơi em ở? - Vậy em thấy có điểm nào khác so với nơi em đang sống không? - Giáo viên nhận xét - Nội dung tranh 2 nói về quang cảnh ở đâu? + Em thấy trường học của em có giống như trường học của các bạn trong tranh không? - Mọi phương tiện tham gia giao thông ở đây như thế nào? =>GV kết luận: Hình 1 nói về quang cảnh ở nông, hình 2 quang cảnh ở thành thị. 3. Luyện tập: Hoạt động 3: Liên hệ + Em đang sống ở đâu? + Nơi em sống có những gì? + Em đã đến những nơi đó bao giờ chưa? - Em đi với ai? Khi nào? + Ở đó có những gì? - GV nhận xét, kết luận: Nơi chúng ta sống đều có nhiều cảnh đẹp. Mỗi cảnh đẹp có những nét đặc trưng riêng và có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. 4. Vận dụng: Sử dụng kĩ thuật tư duy. - Nơi em đang sinh sống thường ngày có những hoạt động nào diễn ra?
- Em đã tham gia hoạt động nào cùng với người dân nơi em đang sông? - Em đã tham gia hoạt động nào nơi em đang sinh sống? - Để nơi ở luôn sạch đẹp em phải làm gì? - GV nhận xét tuyên dương * Củng cố, dặn dò: - Bài hôm nay em được biết thêm những gì? - Thực hiện tốt theo nội dung bài đã học - Về sưu tầm những hình ảnh hoạt động ở địa phương nơi em sống? - Chuẩn bị tiết 2 giờ học sau. |
- HS nghe và hát theo. - Bài hát : Quê hương tươi đẹp - Đồng lúa xanh, núi rừng ngàn cây,... - HS trả lời. - Lắng nghe. - HS nhắc lại tên bài cá nhân, cả lớp. - HS lắng nghe. - Hoạt động nhóm đôi.. - HS các nhóm quan sát lần lượt từng tranh
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả. + Hình 1: Quang cảnh ở nông thôn có cổng làng, con đường làng có mọi người đang đi lại, ngôi nhà, đồng ruộng, mọi người đang gặt lúa, đàn trâu đang ăn cỏ,… - HS nêu ý kiến cá nhân. - HS nhận xét bạn trả lời. + Hình 2: Quang cánh ở thành thị có nhiều nhà, siêu thị, trường học, công viên, nhà cao tầng, có nhiều xe cộ đi lại,… - HS nêu ý kiến. - Có tín hiệu đèn giao thông, mọi người đi theo đúng quy định….. - HS trả lời theo ý kiến cá nhân (Chẳng hạn: Em sống ở xã Cù Vân, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên). - Nơi em sống có Ủy ban nhân dân xã, Trạm y tế xã, có trường học, có đồi núi, đồng ruộng, bãi chè xanh bát ngát,…. - HS cá nhân nêu ý kiến. - HS chia sẻ ý kiến. - Hoạt động cả lớp. - HS suy nghĩ và chia sẻ trước lớp. - Nơi em đang sinh sống thường ngày có rất nhiều những hoạt động diễn ra hàng ngày như: Hái chè, trồng rau, trồng ngô, cấy lúa, trồng khoai, tưới cây, xới cỏ,… - Tham gia rước đèn Trung thu, tham gia sinh hoạt hè, tham ra dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ, xóm, tham gia các hoạt động văn nghệ,… - Để nơi ở luôn sạch đẹp em phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ, không vứt rác bừa bãi ra đường làng, ngõ xóm,… - HS chia sẻ ý kiến. - HS lắng nghe |
* Điều chỉnh bổ sung:
Hoạt động 3: Phần liên hệ nên cho HS tự nói được nơi em sinh sống thuộc vùng miền nào để HS nắm được kiến thức sâu hơn.
Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm các tài liệu có liên quan tại chuyên mục Giáo án - Bài Giảng của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 4
Đáp án Mô đun 5 Học thông qua Chơi
Đáp án Mô đun 4 Học thông qua Chơi
Phân tích đoạn video minh họa áp dụng Học thông qua Chơi
Giáo án tích hợp Học thông qua chơi lớp 5
Đáp án Module 3: Bảng kiểm Học thông qua Chơi
Đáp án Mô đun 2 Học thông qua Chơi
Thầy cô hãy chọn một đặc điểm được thể hiện nhiều nhất và một đặc điểm thể hiện ít nhất trong lớp học của mình
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án môn Đạo đức lớp 2 sách Cánh diều (Đầy đủ cả năm)
-
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai (6 mẫu)
-
(Mới cập nhật) Soạn bài Xưởng sô cô la lớp 7
-
(Cực hay) Soạn bài Gió thanh lay động cành cô trúc
-
Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó
-
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Phú Quốc
-
Thực hành tiếng Việt 8 Cánh Diều trang 19 tập 2
-
5 đoạn văn về chủ đề môi trường có sử dụng thành ngữ Nhiều như nước hay nhất
-
Cách quy đổi điểm thi đánh giá năng lực 2024
-
(Chính thức) Đề thi thử Văn sở Kiên Giang 2024 có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
Thực hành tiếng Việt trang 10 Ngữ văn 7 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa lớp 8 Kết nối
(Full) Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Bình Định 2024
Công thức chung viết mở bài nghị luận xã hội
(Bản đẹp) Giáo án Toán 12 Kết nối tri thức với cuộc sống file word
(Mới) Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Bạc Liêu