Giáo án chuyên đề Toán 10 Cánh Diều cả năm file word
Tải giáo án chuyên đề 1-3 Toán 10 Cánh Diều
Giáo án chuyên đề Toán 10 Cánh Diều đầy đủ file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy chuyên đề Toán 10 sách Cánh Diều của 8 bài học trong sách chuyên đề Toán 10 Cánh Diều. Các mẫu giáo án sách chuyên đề Toán 10 Cánh Diều được trình bày trên file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo nội dung và chỉnh sửa lại theo ý muốn. Sau đây là chi tiết giáo án chuyên đề 1, 2, 3 Toán 10 Cánh Diều, mời các thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án chuyên đề 1 Toán 10 Cánh Diều
Tiết 13,14,15 ,21,22
BÀI 1: HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT BA ẨN
Môn học: Toán; lớp:………
Thời gian thực hiện: (số tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
| Yêu cầu cần đạt | Stt |
Kiến thức | Nhận biết được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn. | (1) |
Kỹ năng | Giải được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gauss. | (2) |
Tìm được nghiệm của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng máy tính cầm tay. | (3) | |
Vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tiễn. | (4) |
2. Về năng lực; phẩm chất
Phẩm chất năng lực | Yêu cầu cần đạt | Stt | ||
1. Năng lực toán học | ||||
Năng lực tư duy và lập luận toán học | +) Biết cách giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn. +) Biết cách giải và biện luận hệ phương trình bậc nhất ba ẩn có chứa tham số. +) Tự nhận ra được sai sót trong quá trình tiếp nhận kiến thức và cách khắc phục sai sót. | (5) | ||
Năng lực giải quyết các vấn đề toán học | +) Tiếp nhận câu hỏi và các kiến thức liên quan đến hệ phương trình bậc nhất ba ẩn, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu hỏi về hệ, biết cách lập hệ phương trình bậc nhất ba ẩn. +) Phân tích được các tình huống trong học tập. | (6) | ||
Năng lực mô hình hóa toán học | Vận dụng cách giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn để giải quyết một số vấn đề thực tiễn cuộc sống: lập kế hoạch sản xuất, mô hình cân bằng thị trường, phân bố vốn đầu tư, … | (7) | ||
Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán | Biết cách sử dụng máy tính cầm tay để giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn. | (8) | ||
2. Năng lực chung | (12) | |||
Năng lực tự chủ và tự học | Tự giải quyết các bài tập ở phần ví dụ, luyện tập và bài tập về nhà. | (9) | ||
Năng lực giao tiếp và hợp tác | Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua trao đổi với bạn bè và hoạt động nhóm. | (10) | ||
3. Phẩm chất | ||||
Nhân ái | Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. | (11) | ||
Chăm chỉ | Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm. | (12) | ||
Trách nhiệm | Có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. | (13) |
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng phụ, máy chiếu.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, máy tính cầm tay.
III. Tiến trình dạy học
Lập bảng nêu tiến trình dạy học cụ thể
Hoạt động | Mục tiêu | Nội dung | PPDH, KTDH | Sản phẩm | Công cụ đánh giá |
Hoạt động mở đầu | |||||
Hoạt động 1: Xác định vấn đề | - HS thấy được Toán học gần gũi với cuộc sống thông qua tình huống thực tế. | - Phương pháp: khám phá. | - Câu trả lời của HS. | ||
Hoạt động hình thành kiến thức | |||||
Hoạt động 2.1: Định nghĩa hệ phương trình bậc nhất ba ẩn | (1),(6), (10),(11), (12), (13) | - HS làm quen với hệ phương trình bậc nhất ba ẩn và nghiệm của hệ. - Hình thành định nghĩa về hệ phương trình bậc nhất ba ẩn, nhận dạng, xác định được tập xác định, tập giá trị của hàm số. | - Phương pháp: khám phá, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Kĩ thuật: chia nhóm | Bảng báo cáo của học sinh các nhóm. | - Câu hỏi chuẩn đoán. - Câu hỏi và đáp án |
Hoạt động 2.2: Giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gauss | (2),(5),(6), (10),(11), (12), (13) | HS biết cách giải hệ phương trình ba ẩn bằng phương pháp Gauss. | - Phương pháp: trực quan, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Kĩ thuật: chia nhóm | - Câu trả lời của học sinh. - Bảng báo cáo của học sinh các nhóm. | - Câu hỏi chuẩn đoán. - Câu hỏi và đáp án |
Hoạt động 2.3: Tìm nghiệm của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng máy tính cầm tay | (3),(8),(9), (10),(11), (12), (13) | HS biết cách giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng máy tính cầm tay. | - Phương pháp: trực quan, giải quyết vấn đề, hợp tác. - Kĩ thuật: chia nhóm | - Câu trả lời của học sinh. - Bảng báo cáo của học sinh các nhóm. | - Câu hỏi chuẩn đoán. - Câu hỏi và đáp án |
Hoạt động luyện tập | |||||
Hoạt động 3.1 Nhận biết hệ phương trình bậc nhất ba ẩn | (1),(4),(6), (10),(11), (12), (13) | Học sinh nhận biết được hệ phương trình bậc nhất ba ẩn và nghiệm của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn. | - Phương pháp: Trực quan, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: hoàn tất một nhiệm vụ | Bảng ghi chép phần trả lời câu hỏi của học sinh | Câu hỏi và đáp án ở mục luyện tập |
Hoạt động 3.2 Giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gauss | (2),(4),(5), (6),(7),(9), (10),(11), (12), (13) | Học sinh củng cố lại các bước giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng phương pháp Gauss thông qua một số bài tập. | - Phương pháp: Trực quan, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: hoàn tất một nhiệm vụ | Bảng ghi chép phần trả lời câu hỏi của học sinh | Câu hỏi và đáp án ở mục luyện tập |
Hoạt động 3.3 Tìm nghiệm của hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng máy tính cầm tay | (3),(4),(6), (7),(8),(9), (10),(11), (12), (13) | Học sinh củng cố lại các bước giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng máy tính cầm tay. | - Phương pháp: Trực quan, hợp tác, giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật: hoàn tất một nhiệm vụ | Đán án máy tính cầm tay thể hiện câu trả lời của học sinh | Câu hỏi và đáp án ở mục luyện tập |
Hoạt động vận dụng | |||||
Hoạt động 4: Vận dụng | (4), (6), (7),(8),(9) | - Học sinh biết sử dụng kiến thức giải hệ phương trình bậc nhất ba ẩn bằng nhiều cách khác nhau. - Học sinh sử dụng kết hợp tranh ảnh, phiếu học tập để giải quyết các bài toán thực tiễn liên quan đến hệ phương trình bậc nhất ba ẩn trong đời sống hằng ngày của con người. | - Phương pháp: giải quyết vấn đề. | Phiếu trả lời câu hỏi của học sinh. | Câu hỏi và đáp án ở mục vận dụng |
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a. Mục tiêu
- HS làm quen với khái niệm hệ phương trình bậc nhất ba ẩn.
- HS thấy được Toán học gần gũi với cuộc sống gợi động cơ, tạo hứng thú học tập.
b. Tổ chức thực hiện: Phương pháp: khám phá, giải quyết vấn đề.
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ
- GV chiếu slide, dẫn dắt, yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu và dự đoán:
“Ông An đầu tư 240 triệu đồng vào ba quỹ khác nhau: một phần trong quỹ thị trường tiền tệ (là một quỹ đầu tư thị trường, tập trung vào các sản phẩm tài chính ngắn hạn như tín phiếu kho bạc, trái phiếu ngắn hạn, chứng chỉ tiền gửi,…) với tiền lãi nhận được là một năm, một phần trong trái phiếu chính phủ với tiền lãi nhận được là một năm và phần còn lại trong một ngân hàng với tiền lãi nhận được là một năm. Số tiền ông An đầu tư vào ngân hàng nhiều hơn vào trái phiếu Chính phủ là 80 triệu đồng và tổng số tiền lãi thu được sau năm đầu tiên ở cả ba quỹ là triệu đồng. Hỏi ông An đã đầu tư bao nhiêu tiền vào mỗi loại quỹ?”
- HS suy nghĩ độc lập, đưa ra dự đoán và giải thích cách suy luận của mình.
b.2. Thực hiện + Sản phẩm
- HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi đưa ra dự đoán.
b.3. Báo cáo, thảo luận
- GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
b.4. Kết luận và đánh giá
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Định nghĩa hệ phương trình bậc nhất ba ẩn
a. Mục tiêu: như nội dung ở bảng.
b. Tổ chức thực hiện: Phương pháp khám phá, hợp tác, giải quyết vấn đề. Kĩ thuật chia nhóm.
b.1. Nội dung và chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho HS đọc nội dung và yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
VĐ1: Xét hệ phương trình với ba ẩn sau và trả lời câu hỏi:
................
Giáo án chuyên đề 2 Toán 10 Cánh Diều
Xem trong file tải về.
Giáo án chuyên đề 3 Toán 10 Cánh Diều
Xem trong file tải về.
Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.
Tham khảo thêm
Giáo án Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết nối tri thức (bài 1-10) Kế hoạch bài dạy Giáo dục kinh tế pháp luật 10 KNTT file word
Giáo án điện tử tiếng Anh 10 I-Learn Smart World 10 Unit Giáo án PowerPoint tiếng Anh 10 I-Learn Smart World cả năm
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 10 Kết nối tri thức 11 chủ đề Trọn bộ bài giảng điện tử Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 KNTT
Giáo án Toán lớp 10 Chân trời sáng tạo cả năm file word Tải kế hoạch bài dạy Toán 10 Chân trời sáng tạo kì 1, kì 2
Giáo án chuyên đề Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức đầy đủ file word Tải trọn bộ kế hoạch bài dạy Giáo dục kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức 3 chuyên đề
Giáo án Vật lý 10 Chân trời sáng tạo cả năm file word Kế hoạch bài dạy môn Vật lí lớp 10 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ
Giáo dục địa phương (gdđp) là môn gì? Tìm hiểu nội dung Giáo dục địa phương
Giáo án chuyên đề Toán 10 Kết nối tri thức đầy đủ file word Tải trọn bộ giáo án 3 chuyên đề Toán 10 KNTT
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:

Mới nhất trong tuần
-
Phiếu đặc điểm Học thông qua Chơi
-
Giáo án môn Địa lớp 7 Kết nối tri thức cả năm
-
Đáp án tập huấn SGK mới lớp 4 môn Hoạt động trải nghiệm Chân trời sáng tạo
-
Kế hoạch dạy học môn Lịch sử - Địa lý 7 Kết nối tri thức
-
60+ trò chơi PowerPoint hay nhất cho giáo viên 2023
-
Kế hoạch dạy học môn Tin học 8 Cánh Diều đầy đủ
-
Giáo án PowerPoint Tin học 11 Cánh Diều (chủ đề A đến chủ đề F)
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thanh niên
-
Giáo án điện tử Sinh học 10 Chân trời sáng tạo cả năm
-
Kế hoạch dạy học môn Toán lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống