Đáp án tự luận Module 4 đại trà THPT 2024 mới cập nhật

Đáp án tự luận Module 4 đại trà gồm những câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai khi học tập module 4. Mời các thầy cô tham khảo để hoàn thành việc tập huấn mô đun 4 tốt nhất.

Đáp án tự luận module 4 đại trà: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học bao gồm các câu hỏi tự luận giáo viên phải hoàn thành và các câu hỏi tự luận, câu hỏi tương tác sau khi học tập và tập huấn module 4.

Đáp án mô đun 4 THPT

1.1 Mục tiêu của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường là gì?

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường hướng tới các mục tiêu cụ thể dưới đây :

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT linh hoạt, phù hợp với điều kiện của địa phương và cơ sở giáo dục.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ chuyên môn và GV trong việc thực hiện chương trình; khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện các PPDH và đánh giá theo yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực HS.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường; bảo đảm tính dân chủ, thống nhất giữa các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể, phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ HS và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

1.2 Phân tích và lấy ví dụ minh họa cụ thể việc thực hiện yêu cầu: “Đảm bảo khai thác hiệu quả, phù hợp cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường; phù hợp năng lực nhận thức của học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường” trong xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường?

Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần được xây dựng phù hợp đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của HS, bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nhà trường cần lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp, đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực HS, phù hợp với đặc điểm HS. Đồng thời khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường trong tổ chức các hoạt động giáo dục

Vd: Học sinh trường tôi dạy ở Vùng sâu vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh dân tộc chiếm tỉ lệ 30 % nên khi xây dựng Kế hoạch giáo dục của nhà trường cần căn cứ vào để xây dựng các nội dung cho phù hợp.

1.3. Thầy/cô lấy ví dụ về phân phối chương trình môn học của trường mình

Ví dụ: Trường tôi ở trên vùng cao, nhà các em rất nghèo, phải làm việc đỡ đần cha mẹ nên thường chỉ học nửa ngày. Vì thế khi dậy Văn, vốn là một môn học khá dài, tôi thường dặn các em đọc bài mới trước ở nhà, lên lớp chỉ đọc qua một lần rồi tiến vào phần phân tích luôn. Vì thời gian không nhiều nên tôi chia lớp thành các nhóm rồi cho mỗi nhóm trả lời một câu hỏi, cuối giờ sẽ gọi từng nhóm lên trả lời, các em học sinh còn lại vừa sẽ nhận xét câu trả lời của mỗi nhóm.

Ví dụ chi tiết: Phân phối chương trình môn Ngữ văn lớp 11

STT

Tên bài

Số tiết

HỌC KÌ I

1

Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể

11 tiết (6 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 3 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết viết tại lớp, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

2

Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

11 tiết (7 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

3

Cấu trúc của văn bản nghị luận

10 tiết (6 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

4

Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

9 tiết (5 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

5

Nhân vật và xung đột trong bi kịch

8 tiết (5 tiết đọc; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

Kiểm tra giữa kì, ôn tập và kiểm tra cuối kì

2 tiết + 1 tiết + 2 tiết

Tổng: 54 tiết

HỌC KÌ II

6

Nguyễn Du – “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”

12 tiết (7 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 3 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết viết tại lớp, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

7

Ghi chép và tưởng tượng trong kí

11 tiết (7 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

8

Cấu trúc của văn bản thông tin

11 tiết (6 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 3 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết viết tại lớp, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

9

Lựa chọn và hành động

11 tiết (7 tiết đọc và 1 tiết tiếng Việt; 2 tiết viết (1 tiết hướng dẫn viết, 1 tiết trả bài); 1 tiết nói và nghe)

Kiểm tra giữa kì, ôn tập và kiểm tra cuối kì

2 tiết + 2 tiết + 2 tiết

Tổng: 51 tiết

– Với một số văn bản thuộc phần Đọc, tôi không dạy hết ở lớp mà dành một phần cho học sinh tự đọc (tìm hiểu). Tôi sẽ tự xác định trước xem văn bản nào nên được học theo cách này, trên cơ sở cân nhắc kĩ khả năng đáp ứng của từng văn bản đối với yêu cầu cần đạt mà bài học đã đặt ra.

– Phần Tri thức ngữ văn tôi sẽ dạy học một cách linh hoạt, không bố trí thành tiết riêng. Đơn vị kiến thức nào ứng với văn bản đọc nào thì sẽ tập trung tìm hiểu sâu khi dạy học văn bản đó. Kiến thức về tiếng Việt chỉ nên học trong tiết Thực hành tiếng Việt.

– Phần ôn tập học kì II được dành 2 tiết (bổ sung thêm 1 tiết so với phần ôn tập học kì I).

Đáp án tự luận Module 4 đại trà
Đáp án tự luận Module 4 đại trà

2.1 Tính mở của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã gây ra khó khăn/lúng túng gì cho tổ bộ môn trong xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn?

- Chỉ quy định số tiết/ năm học nên việc sắp xếp bố trí giáo viên dạy dạy cuốn chiếu hay dạy song song đều gặp khó khăn.

- Trong chương trình không có thời lượng cho tiết ôn tập trước khi kiểm tra, nếu không ôn tập để tổng hợp kiến thức thì các em khó có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra.

2.3 Giáo viên có vai trò như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học?

Giáo viên tham gia đóng góp ý kiến trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục môn học và giáo viên trực tiếp thực hiện kế hoạch đó sau khi đã được phê duyệt

2.4 Kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn cần thể hiện được các nội dung chính nào? Đâu là nội dung quan trọng nhất?

Các nội dung chính trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn là:

+ Đặc điểm tình hình về đội ngũ giáo viên, số lượng học sinh, phòng học bộ môn

+ Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ

+ Nội dung khác

Trong đó phần: Kế hoạch dạy học gồm phân phối chương trình, kiểm tra định kỳ là quan trọng nhất.

2.5. Các công việc cần thực hiện trong bước Xây dựng phân phối chương trình các khối lớp là gì? Công việc nào là khó khăn nhất với tổ chuyên môn? Tại sao?

- Bước 1: Phân tích chương trình để xác định các mạch nội dung theo khối lớp trong chương trình và thời lượng của từng mạch nội dung/ tổng số tiết của chương trình để xác định số tiết cho từng mạnh nội dung.

- Bước 2: Phân tích các mạch nội dung để xác định chủ đề, yêu cầu cần đạt của từng chủ đề và phân chia thời lượng cho từng chủ đề.

- Bước 3. Xác định thiết bị dạy học

- Bước 4. Xác định nội dung kiểm tra, đánh giá định kì

- Bước 5. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

- Bước 6. Xây dựng kế hoạch cho các nội dung khác (nếu có)

Khó khăn nhất là Bước 1: Do đây là nội dung mang tính tổng quát nên khó khăn trong việc xác định được thời lượng, số tiết,....

3.2 Việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên cần đảm bảo các yêu cầu nào? Yêu cầu nào là quan trọng nhất? Tại sao?

  1. Đảm bảo tính pháp lí
  2. Đảm bảo tính thực tiễn
  3. Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng của nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động
  4. Đảm bảo tính vừa sức
  5. Đảm bảo tính khoa học
  6. Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể

- Đảm bảo tính pháp lí: Xây dựng KHGD của giáo viên cần theo đúng các văn bản hướng dẫn của ngành, đảm bảo các điều lệ được quy định, phù hợp và góp phần hiện thực hóa KHGD của nhà trường, của tổ chuyên môn.

- Đảm bảo tính thực tiễn: Mỗi nhà trường phổ thông được đặt trong một bối cảnh khác nhau về tình hình kinh tế xã hội, về tài chính, về nguồn lực và nhiều yếu tố khác. Vì vậy, khi xây dựng KHGD của cá nhân, GV cần phải phân tích điều kiện thực tế để xác định mục tiêu phù hợp, xác định được phương thức thực hiện khả thi và tìm kiếm nguồn hỗ trợ để thực hiện công việc hiệu quả, đáp ứng mục tiêu đề ra.

- Đảm bảo sự cụ thể, rõ ràng của nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch hành động: Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao, tức là kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn hoặc thậm chí kế hoạch của từng nhiệm vụ, từng tháng, từng tuần… phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình.

- Đảm bảo tính vừa sức: Việc xây dựng KHGD của giáo viên cần đảm bảo tính vừa sức. Tính vừa sức thể hiện ở việc phân tích điểm mạnh, hạn chế và những yếu tố khác của cá nhân GV có ảnh hưởng đến mức độ và tiến độ thực hiện công việc. Vì vậy, thông qua việc lập kế hoạch cá nhân, bao gồm những nội dung chính như: xác định cụ thể những nhiệm vụ cần làm, biện pháp thực hiện công việc và thời hạn hoàn thành công việc sẽ giúp GV nhìn lại tổng thể các nhiệm vụ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ; từ đó ưu tiên việc nào trước, việc nào sau, đệ trình xin giảm bớt nhiệm vụ nào nhằm đảm bảo mục tiêu chung của tổ chuyên môn, của nhà trường.

- Đảm bảo tính khoa học: Xây dựng KHGD của giáo viên là một hoạt động của cá nhân trong hoạt động giáo dục, những kế hoạch được đề ra cần phải dựa trên những nguyên lí, nguyên tắc của khoa học giáo dục, tùy theo từng độ tuổi, từng cấp học khác nhau mà có những lí thuyết khác nhau về hoạt động giáo dục.

- Đảm bảo tính đồng bộ và lịch sử cụ thể: Nguyên tắc này được thể hiện, KHGD của cá nhân GV phải thống nhất với KHGD chung của nhà trường, bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên của hoạt động giáo dục, song khâu này là dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá của năm học trước, vì thế, GV cần căn cứ vào tính lịch sử cụ thể của từng năm học để có kế hoạch phù hợp, cũng như huy động các nguồn lực, đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế những bất cập của năm học trước và phát huy những điểm mạnh trong năm học tiếp theo.

=> Tất cả các yêu cầu trên đều có vai trò quan trọng như nhau trong việc tạo thành một kế hoạch giáo dục của giáo viên

3.3 Trình bày các căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên

- Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trường

- Căn cứ nội dung môn học: Chủ đề, số tiết, thời điểm,….

- Căn cứ vào tình hình đội ngũ Giáo viên, học sinh, CSVC của nhà trường

3.4 Hãy trình bày tóm tắt quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học

Xây dựng kế hoạch dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn: Ở giai đoạn này, GV căn cứ vào căn cứ vào nội dung dạy học của khối lớp được phân công đảm nhận, căn cứ vào phân phối chương trình chung đã được tổ chuyên môn thống nhất để xác định bài học, số tiết, thời điểm dạy học, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học.

(1) Đối với tên gọi, số tiết các bài học và các chuyên đề lựa chọn cũng như trình tự sắp xếp của nó GV xác định dựa trên kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn.

(2) Để xác định thời điểm dạy học các bài học và chuyên đề lựa chọn, GV cần căn cứ vào: Khung thời gian thực hiện chương trình môn học (số tiết/tuần) và quy định về thời lượng dành cho môn học do nhà trường quy định; Thời lượng (số tiết) để dạy bài học/chuyên đề lựa chọn đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Khi xác định thời điểm dạy học các bài học và các chuyên đề lựa chọn cần chú ý tránh thời gian tiến hành các bài kiểm tra đánh giá định kì mà đã được xác định trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn. Bên cạnh đó, thời điểm dạy học đối với các chuyên đề lựa chọn cần được sắp xếp phù hợp với logic nội dung các bài học để thuận lợi cho việc tiếp nhận tri thức của học sinh.

(3) Để xác định thiết bị dạy học, GV căn cứ vào tình hình thiết bị dạy học được mô tả ở phần đặc điểm tình hình trong kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn, căn cứ đặc điểm nội dung bài học, chuyên đề lựa chọn và khả năng của bản thân trong việc thu thập, xây dựng phương tiện dạy học để xác định và liệt kê các phương tiện dạy học phù hợp.

(4) Đối với địa điểm dạy học, GV căn cứ trên đặc điểm nội dung bài học và các ý tưởng dạy học của cá nhân, căn cứ trên đặc điểm phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập được mô tả trong kế hoạch của tổ chuyên môn để xác định và liệt kê địa điểm dạy học.

★Xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ khác (nếu có): Ngoài các nội dung trên, nếu GV được phân công hoặc có dự kiến các nhiệm vụ khác như bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu và tổ chức các hoạt động giáo dục… thì cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu trình bày cho các nhiệm vụ này, tuy nhiên GV cần chú ý đối với kế hoạch cho mỗi nhiệm vụ cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, thời gian, địa điểm, các phương tiện và lực lượng hỗ trợ, phối hợp (nếu có). Bên cạnh đó, GV có thể dự kiến và thể hiện rõ bằng các số liệu cụ thể về một số nhiệm vụ liên quan khác như: số tiết dự giờ, số tiết thao giảng, báo cáo chuyên đề…

4.1 Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò gì trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình giáo dục môn học?

KHBD (hay còn gọi là giáo án) là kịch bản lên lớp của GV với đối tượng HS và nội dung cụ thể trong một không gian và thời gian nhất định; là một bản mô tả chi tiết mục tiêu, thiết bị và học liệu, tiến trình tổ chức hoạt động dạy học của một bài học nhằm giúp người học đáp ứng YCCĐ về năng lực, phẩm chất tương ứng trong chương trình môn học. Kế hoạch bài dạy được GV xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp và quyết định rất lớn đến sự thành công của bài học.

Việc xây dựng kế hoạch bài dạy có vai trò sau:

  • Thiết lập môi trường dạy học phù hợp
  • Định hướng tâm lý giảng dạy
  • Giới hạn các yếu tố liên quan đến chủ đề giảng dạy
  • Sử dụng hiệu quả kiến thức đã có
  • Phát triển kỹ năng dạy học
  • Sử dụng hiệu quả thời gian

4.2 Tại sao trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ?

Trong tổ chức mỗi hoạt động dạy học cụ thể cần thể hiện được trình tự các hành động: chuyển giao nhiệm vụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; báo cáo kết quả và thảo luận; kết luận về quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Vì đây là hệ thống hoạt động có mục đích của giáo viên nhằm đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung dạy học, đạt được mục tiêu xác định.

4.3 Hãy nêu các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học trong kế hoạch bài dạy?

Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học:

  1. Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
  2. Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện (đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.
  3. Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo giải pháp sư phạm của giáo viên).
  4. Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo.

4.4 Hãy nêu cách tiến hành để xác định chuỗi hoạt động học của KHBD và mục tiêu của từng hoạt động?

- Xác định nội dung trọng tâm của bài học: GV cần rà soát lại mục tiêu của KHBD, chọn ra đơn vị kiến thức/kĩ năng thực sự mới đối với HS; xác định nội dung kiến thức chi phối, liên quan mật thiết đến việc hình thành các kiến thức khác trong cùng một bài học hoặc trong các bài học tiếp theo.

- Xác định mục tiêu của các hoạt động: Từ mục tiêu chung của kế hoạch bài dạy, GV xác định mục tiêu cụ thể của từng hoạt động tương ứng.

- Định hướng hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học và phương án đánh giá đáp ứng mục tiêu cụ thể của các hoạt động và mục tiêu chung của bài dạy.

- Xác định thời lượng: Tùy thuộc vào thời lượng được phân bố cho cả bài học, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, dung lượng kiến thức, độ khó của nhiệm vụ, trình độ của HS, điều kiện cơ sở vật chất…GV có thể dự kiến được thời lượng tương ứng của từng hoạt động.

4.5 Hãy chọn một hoạt động trong tiến trình dạy học của một kế hoạch bài dạy cụ thể, sau đó phân tích theo từng:

- Mục tiêu

- Nội dung

- Sản phẩm

- Tổ chức thực hiện.

1. Hoạt động 1 – Mở đầu

Mục tiêu: Nhắc lại các kiến thức đã được học về thuật toán tìm kiếm tuần tự và tìm kiếm nhị phân.

Nội dung: Điền khuyết các thông tin trong các bước liệt kê về hai thuật toán trên.

Sản phẩm: Bảng kết quả điền khuyết.

Đáp án tự luận module 4 môn Tin học THPT

1.4. Tổ chức thực hiện

  1. GV giao nhiệm vụ: GV chuẩn bị sẵn bảng như ở mục sản phẩm, ở cột 1 khuyết nội dung bước 2, 4, 5; cột 2 khuyết bước 2, 3, 5, giáo viên trình chiếu lên rồi yêu cầu HS kẻ bảng vào vở, thảo luận cặp đôi và điền thông thông tin còn khuyết để hoàn thành 2 thuật toán (1) và (2).
  2. HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành thảo luận, sau đó ghi kết quả vào vở. GV quan sát.
  3. GV tổ chức báo cáo và thảo luận: GV chọn ngẫu nhiên 2 HS lên trình bày đáp án của nhóm mình, GV yêu cầu các HS khác cùng quan sát, lắng nghe. GV yêu cầu HS khác trong lớp nhận xét.
  4. Kết luận:

+ GV nhận xét, trình chiếu phần còn khuyết lên bảng để cả lớp cùng quan sát.

+ GV nêu vấn đề: Hãy áp dụng các thuật toán trên để giải quyết bài toán cụ thể, sử dụng ngôn ngữ lập trình Python hoặc ngôn ngữ tương đương khác viết chương trình cho máy tính thực hiện công việc trên.

4.6. Mô tả quy trình sinh hoạt chuyên môn về xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS và xác định vai trò của các thành viên trong tổ được thể hiện trong đoạn video.

1. Trao đổi chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học gồm tất cả các hoạt động giáo dục. Nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung vào đổi mới dạy học, những vấn đề thực tiễn GV đang gặp khó khăn.

- Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động với mục tiêu, nội dung, pp dạy học được sử dụng

- Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của pp và hình thức chuyền giao nv học tập

- Khả năng theo dõi quan sát phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh

- Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nv học tập của hs trong lớp

- Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nv học tập.

3. Không có đề xuất gì.

Trên đây là Đáp án tự luận Module 4 đại trà 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.255
0 Bình luận
Sắp xếp theo