Xếp lương và nâng bậc lương đối với nhân viên văn thư
Điều kiện nâng bậc lương đối với nhân viên văn thư
Cách xếp lương và nâng bậc lương đối với nhân viên văn thư như thế nào. Tiền lương, tiền công đối với nhân viên văn thư của trường tiểu học là bao nhiêu? Để tìm hiểu chi tiết về chế độ lương thưởng và điều kiện nâng bậc lương đối với văn thư trong trường học, mời các bạn tham khảo bài viết.
Cách tính lương cho giáo viên khi nghỉ thai sản mới nhất 2017
Quy định về việc hỗ trợ tiền trực trưa cho giáo viên
Chế độ công tác phí đối với nhân viên văn thư tại trường mầm non
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi hiện là nhân viên văn thư của trường tiểu học, tôi công tác từ ngày 01/01/2007 cho đến nay. Năm 2011 tôi có thi tuyển viên chức đã đạt nhưng phòng nôị vụ huỷ kết quả vì phòng giáo dục huyện tổ chức không đúng quy trình. Năm 2013 tổ chức thi lần nữa nhưng bị hủy giống như lần trước. Tôi được nâng bậc lương hai năm một lần (Bằng trung cấp) đến năm 2012 thi đình không nâng nữa lí do chưa vào biên chế. Năm 2015 phòng giáo dục có tổ chức thi nhưng không cho nhân viên, kế toán. Nhưng đầu năm học 2016-2017 này phòng giáo dục báo tôi phải quay lại mức lương khởi điểm ban đầu 100% lương. Tôi là nhân viên ngày làm việc 8 tiếng với đồng lương này thì tôi khó có thể sống được trừ các khoản bảo hiểm, công đoàn, thì tôi chỉ còn khoảng 1.800.000 ngoài lương chính không có khoảng phụ cấp nào. Tôi đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2007 đến nay. Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp của tôi phòng giáo dục giải quyết như vậy có đúng theo pháp luật hay chưa, tôi phải làm như thế nào để bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình. Mong luật sư trả lời sớm để tôi có hướng giải quyết cho công việc của tôi?
Luật sư tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động về nội dung hợp đồng lao động như sau:
"Điều 4. Nội dung hợp đồng lao động
Nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 23 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động được quy định như sau:
a) Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp;
b) Địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật;
c) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này.
2. Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động được quy định như sau:
a) Số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của người lao động;
b) Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
c) Văn bản đồng ý việc giao kết hợp đồng lao động của người đại diện theo pháp luật đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;
đ) Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết hợp đồng lao động.
3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.
4. Thời hạn của hợp đồng lao động: Thời gian thực hiện hợp đồng lao động (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
5. Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:
a) Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định này;
b) Hình thức trả lương xác định theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật Lao động;
c) Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Lao động.
6. Chế độ nâng ngạch, nâng bậc, nâng lương: Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương mà hai bên đã thỏa thuận.
7. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
a) Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ;
b) Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
8. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động theo quy định của người sử dụng lao động.
9. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;
b) Phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của người lao động.
10. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng: Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
11. Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận."
Trong trường hợp bạn là nhân viên văn thư trường học, chưa được công nhận viên chức do phòng giáo dục thực hiện không đúng quy trình thì bạn vẫn làm việc theo hợp đồng lao động giữa bạn và nhà trường. Do vậy, việc nâng lương và thời hạn nâng lương thực hiện theo thoả thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động. Căn cứ Khoản 5 Khoản 6 Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động về nội dung hợp đồng lao động nêu trên, hợp đồng lao động phải có quy định hợp đồng lao động phải có nội dung quy định rõ về mức lương, chế độ trả lương và chế độ nâng lương, nâng ngạch. Về thời hạn nâng lương của bạn phụ thuộc vào hợp đồng lao động đã thoả thuận giữa bạn và trường học.
Tuy nhiên, về vấn đề phòng giáo dục ra quyết định về mức lương của bạn quay về thời điểm ban đầu, chỉ được hưởng 100% lương cơ bản mà không được nâng lương theo mức lương đã nâng trước đó mà hợp đồng lao động không quy định về vấn đề này thì quyết định của phòng giáo dục là trái quy định của pháp luật. Việc nâng lương, mức nâng lương, thời hạn nâng lương được thực hiện theo hợp đồng, nếu hợp đồng không có thoả thuận về việc bạn không vào biên chế thì bị tạm dừng nâng lương mà nhà trường tạm dừng nâng lương với lý do đó là không đúng theo thoả thuận hợp đồng. Trong trường hợp các quyết định của phòng giáo dục về chế độ tiền lương đối với bạn không đúng theo thoả thuận đã giao kết trong hợp đồng thì bạn có quyền khiếu nại về việc vi phạm hợp đồng lao động của phòng giáo dục.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Thông tư 62/2024/TT-BTC về phương thức chi thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng
-
Bộ Nội vụ đề xuất phương án cải cách tiền lương sau năm 2023
-
Nghị định 24/2023/NĐ-CP về lương cơ sở 2023
-
Tải Thông tư 05/2023/TT-BTNMT file doc, pdf
-
Tỷ lệ trích các khoản theo lương 2024 mới nhất
-
Thông tư 208/2017/TT-BQP về chuyển xếp lương sĩ quan, công nhân, viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ chuyên nghiệp
-
Thông tư 13/2022/TT-BNV hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức
-
Thông tư 05/2024/TT-BNV 2024 về xếp lương đối với viên chức
-
Thông tư 06/2023/TT-BVHTTDL hướng dẫn vị trí việc làm chuyên ngành văn hóa, gia đình
-
Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lao động - Tiền lương
Công văn 2046/BHXH-CSYT về áp dụng mức lương cơ sở trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Công văn 6891/TCHQ-TCCB
Hướng dẫn 07/HD-BTCTW về xếp lương đối với người làm chuyên trách công tác đảng, đoàn thể
Thông báo 4606/2012/TB-BLĐTBXH
Thêm trường hợp viên chức bị cắt hợp đồng làm việc từ ngày 01/01/2020
Có được trả tiền lương bằng ngoại tệ không?
Thuế - Lệ phí - Kinh phí
Giáo dục - Đào tạo
Y tế - Sức khỏe
Thể thao
Bảo hiểm
Chính sách
Hành chính
Cơ cấu tổ chức
Quyền Dân sự
Tố tụng - Kiện cáo
Dịch vụ Pháp lý
An ninh trật tự
Trách nhiệm hình sự
Văn bản Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Tài nguyên - Môi trường
Công nghệ - Thông tin
Khoa học công nghệ
Văn bản Giao thông vận tải
Hàng hải
Văn hóa Xã hội
Du lịch
Doanh nghiệp
Xuất - Nhập khẩu
Tài chính - Ngân hàng
Lao động - Tiền lương
Đầu tư - Chứng khoán - Thương mại
Xây dựng - Đô thị - Đất đai - Nhà ở
Lĩnh vực khác