Thông tư số 91/2010/TT-BTC

Thông tư số 91/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.

BỘ TÀI CHÍNH

----------------------

Số: 91/2010/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 17 tháng 06 năm 2010

THÔNG TƯ
Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

--------------------------

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 28 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự;

Căn cứ Nghị định số 74/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự;

Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau:

I - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế dưới hình thức giá trị, hiện vật của hoạt động thi hành án dân sự bao gồm: tiền, tài sản phải thi hành án, đã thi hành án và còn phải thi hành án theo từng quyết định thi hành án; tình hình quản lý tiền, tài sản, tang vật; tình hình thanh toán trong nội bộ và bên ngoài của các đơn vị thi hành án dân sự.

2. Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự áp dụng cho các đơn vị gồm: Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Cục Thi hành án dân sự); Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện (sau đây gọi tắt là Chi cục Thi hành án dân sự).

Điều 2. Nhiệm vụ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự

1. Nhiệm vụ kế toán tại Chi cục Thi hành án dân sự:

1.1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán của hoạt động thi hành án dân sự và tình hình quản lý tiền, tài sản, tang vật trong quá trình thi hành án của đơn vị;

1.2. Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, đã thu của đối tượng phải thi hành án và chi trả cho các đối tượng được thi hành án, các khoản nộp ngân sách Nhà nước, tình hình nhập xuất quỹ, tình hình quản lý tài sản tạm giữ, tài sản kê biên trong quá trình thi hành án, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong thi hành án dân sự;

1.3. Theo dõi, giám sát và quản lý các khoản thu về thi hành án đối với các trại giam, trại tạm giam có liên quan;

1.4. Định kỳ hàng quý, năm lập báo cáo đối chiếu chi tiết số thu - chi, nhập - xuất tiền và tài sản giữa sổ kế toán với từng Hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên để có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm những tồn đọng hoặc chênh lệch phát sinh theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, tài chính và thi hành án. Đối với hồ sơ thi hành án xong phải lập ngay báo cáo đối chiếu trước khi duyệt đưa hồ sơ vào lưu trữ;

1.5. Lập, nộp đúng hạn, đầy đủ các báo cáo tài chính; báo cáo kế toán quản trị thi hành án, cung cấp thông tin số liệu kế toán về tình hình thi hành án cho công tác thống kê và lên cơ quan quản lý cấp trên;

1.6. Phân tích thông tin, số liệu kế toán về thi hành án nhằm giúp cho Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý cấp trên nắm được tình hình thu, chi cũng như hoạt động thi hành án của đơn vị.

2. Nhiệm vụ kế toán tại Cục Thi hành án dân sự:

2.1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán của hoạt động thi hành án dân sự và tình hình quản lý tiền, tài sản, tang vật trong quá trình thi hành án của đơn vị;

2.2. Kiểm tra, giám sát các khoản phải thu, đã thu của đối tượng phải thi hành án và chi trả cho các đối tượng được thi hành án, các khoản nộp ngân sách nhà nước, tình hình nhập xuất quỹ, tình hình quản lý tài sản tạm giữ, tài sản kê biên trong quá trình thi hành án, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong thi hành án dân sự;

2.3. Theo dõi, giám sát và quản lý các khoản thu về thi hành án đối với các trại giam, trại tạm giam có liên quan;

2.4. Định kỳ hàng quý, năm lập báo cáo đối chiếu chi tiết số thu - chi, nhập - xuất tiền và tài sản giữa sổ kế toán với từng Hồ sơ thi hành án của Chấp hành viên để có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm những tồn đọng hoặc chênh lệch phát sinh theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, tài chính và thi hành án dân sự. Đối với hồ sơ thi hành án xong phải lập ngay báo cáo đối chiếu trước khi duyệt đưa hồ sơ vào lưu trữ;

2.5. Lập, nộp đúng hạn, đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị thi hành án của đơn vị, báo cáo tổng hợp của các Chi cục Thi hành án dân sự, cung cấp thông tin số liệu kế toán về tình hình thi hành án dân sự cho công tác thống kê và cơ quan quản lý cấp trên thuộc Bộ Tư pháp;

2.6. Phân tích thông tin, số liệu kế toán về thi hành án dân sự nhằm giúp cho Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự và cơ quan quản lý cấp trên nắm được tình hình thu, chi cũng như hoạt động thi hành án của đơn vị;

2.7. Hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện chế độ tài chính, kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự ở các Chi cục Thi hành án dân sự.

3. Nhiệm vụ của kế toán tại Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp:

3.1. Hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự đối với các cơ quan thi hành án dân sự cấp dưới;

3.2. Tổng hợp báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị về thu - chi thi hành án của các Cục Thi hành án dân sự để báo cáo Lãnh đạo Bộ Tư pháp;

3.3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán về thi hành án nhằm giúp cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp nắm được tình hình hoạt động và kết quả hoạt động thu - chi thi hành án dân sự trong toàn hệ thống.

Đánh giá bài viết
1 2.637
0 Bình luận
Sắp xếp theo