Thông tư số 05/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn ở gia cầm

Thông tư số 05/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn ở gia cầm.

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

---------------------
Số: 05/2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------------

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2011

THÔNG TƯ
Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn ở gia cầm
_____________________

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn, như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn và trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền địa phương, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống bệnh Niu-cát-xơn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động chăn nuôi gia cầm, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và các sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhiễm vi rút Niu-cát-xơn: Là trường hợp gia cầm mang mầm bệnh, nhưng chưa có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh.

2. Ca bệnh Niu-cát-xơn: Là các trường hợp gia cầm nhiễm vi rút Niu-cát-xơn và phát thành bệnh với các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích mổ khám bộc lộ rõ, có thể phát hiện thấy bằng mắt thường.

3. Ổ dịch Niu-cát-xơn: Là sự xuất hiện của một hoặc nhiều ca bệnh Niu-cát-xơn ở địa bàn một trang trại chăn nuôi hoặc một thôn, ấp.

4. Vùng có dịch Niu-cát-xơn: là vùng có nhiều ổ dịch Niu - cát - xơn đã được cơ quan thú y có thẩm quyền xác định.

Điều 4. Bệnh Niu-cát-xơn

1. Bệnh Niu-cát-xơn (Newcastle) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở loài cầm (gà, các loại chim), ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh thường ghép với nhiều bệnh gia cầm khác gây ra tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại kinh tế lớn.

Bệnh Niu-cát-xơn được phát hiện đầu tiên năm 1926 tại thành phố Newcastle, vùng Đông Bắc nước Anh. Bệnh đã xuất hiện khắp các châu lục trên thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm dịch vẫn xảy ra ở nhiều địa phương gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm của nước ta.

2. Tác nhân gây bệnh: Bệnh Niu-cát-xơn do một loài vi rút thuộc giống Avulavirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Vi rút gây bệnh Niu-cát-xơn có cấu trúc gen ARN xoắn đơn. Hệ gen của vi rút chứa khoảng 16.000 nu-clê-ô-tít. Vi rút được nhân lên trong tế bào chất của vật chủ.

Dựa vào các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng, có thể phân loại bệnh Niu-cát-xơn thành 4 thể bệnh chính, bao gồm: thể độc lực cao hướng nội tạng (Viscerotropic velogenic), thể độc lực cao hướng thần kinh (Neurotropic velogenic), thể độc lực trung bình (Mesogenic) và thể độc lực thấp (Lentogenic). Vi rút gây bệnh Niu-cát-xơn độc lực cao có thể gây chết gia cầm trong thời gian ngắn khi gia cầm chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Đàn gia cầm chưa được phòng bệnh bằng vắc xin thì khi nhiễm bệnh có thể chết đến 100%.

3. Cách lây truyền

Lây truyền trực tiếp: Vi rút Niu-cát-xơn thường lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm mắc bệnh và gia cầm khỏe mạnh. Vi rút được bài thải qua phân, dịch tiết ở mắt, mũi, miệng hoặc qua hơi thở của gia cầm bệnh.

Lây truyền gián tiếp: Vi rút có thể lây truyền thông qua xác gia cầm bị bệnh chết, vỏ trứng, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống, chất thải chăn nuôi, ủng hoặc quần áo của người chăn nuôi có mang mầm bệnh.

Đánh giá bài viết
1 42
0 Bình luận
Sắp xếp theo