Thông tư 30/2017/TT-BTC quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước

Thông tư 30/2017/TT-BTC - Quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước

Thông tư 30/2017/TT-BTC về mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh và quy định về thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước có hiệu lực từ ngày 5/6/2017; thay thế Thông tư số 162/2012/TT-BTCThông tư số 62/2015/TT-BTC.

Thông tư 326/2016/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2017

Thông tư 300/2016/TT-BTC Quy định sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 30/2017/TT-BTCHà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TẠM ỨNG NGÂN QUỸ NHÀ NƯỚC CHO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015(sau đây gọi là Luật ngân sách nhà nước 2015);

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương và ngân sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ngân sách cấp tỉnh).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Bộ Tài chính;

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân tỉnh);

3. Kho bạc Nhà nước; Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh);

4. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước.

Điều 3. Mục đích tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước

1. Tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương, đáp ứng các nhu cầu chi đột xuất khi ngân sách trung ương chưa tập trung kịp nguồn thu.

2. Tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc kế hoạch đầu tư công hằng năm và trung hạn vốn cân đối ngân sách địa phương đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và được ghi trong dự toán ngân sách hằng năm được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng.

Điều 4. Điều kiện tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách cấp tỉnh

1. Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện và hoàn trả trong cùng năm ngân sách

a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc công văn phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (trong trường hợp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để thực hiện dự án;

b) Ngân sách cấp tỉnh không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng.

2. Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước có thời hạn tạm ứng kéo dài qua năm ngân sách

a) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc công văn phê duyệt của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (trong trường hợp giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh) về việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước để thực hiện dự án;

b) Mức đề nghị tạm ứng phải nằm trong hạn mức dư nợ vay còn lại của ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn;

c) Mức đề nghị tạm ứng phải nằm trong mức bội chi của ngân sách cấp tỉnh được Quốc hội quyết định hằng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn; đồng thời, phải đảm bảo giới hạn tỷ lệ các khoản vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương có thời hạn vay ngắn hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

d) Ngân sách cấp tỉnh không có dư nợ tạm ứng ngân quỹ nhà nước quá hạn tại thời điểm đề nghị tạm ứng.

Điều 5. Nguyên tắc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước

1. Việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước phải được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả; đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, chi trả của Kho bạc Nhà nước.

2.Việc tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước phải được cấp có thẩm quyền quyết định và tuân thủ các quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015, các văn bản hướng dẫn và các quy định tại Thông tư này.

3. Tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện tại Kho bạc Nhà nước và Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh; Kho bạc Nhà nước cấp huyện không được tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách địa phương cũng như bất kỳ đối tượng khác trái quy định.

4. Mọi khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách nhà nước phải được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn, đúng quy định, trừ trường hợp được gia hạn tạm ứng do Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

5. Các khoản tạm ứng ngân quỹ nhà nước sử dụng không đúng mục đích đã được phê duyệt sẽ không được tiếp tục rút vốn và bị thu hồi trước hạn.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước

1. Tạm ứng cho ngân sách trung ương

Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương căn cứ vào khả năng thu và nhu cầu chi của ngân sách trung ương, do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

2. Tạm ứng cho ngân sách cấp tỉnh

a) Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước được thực hiện và hoàn trả trong cùng năm ngân sách: Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cụ thể cho từng ngân sách cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;

b) Đối với tạm ứng ngân quỹ nhà nước có thời hạn tạm ứng kéo dài qua năm ngân sách

  • Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước tối đa cho từng ngân sách cấp tỉnh không vượt quá hạn mức dư nợ vay còn lại của ngân sách cấp tỉnh và giới hạn tỷ lệ các khoản vay bù đắp bội chi của ngân sách địa phương có thời hạn vay ngắn hạn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
  • Hạn mức dư nợ vay còn lại của ngân sách cấp tỉnh được xác định bằng chênh lệch giữa mức dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn và tổng dư nợ vay của ngân sách cấp tỉnh tại thời điểm đề nghị tạm ứng, bao gồm tất cả các khoản vay của ngân sách cấp tỉnh, cụ thể: trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, vay của các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước theo các chương trình mục tiêu; tạm ứng ngân quỹ nhà nước và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
  • Mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước cụ thể cho từng ngân sách cấp tỉnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

Điều 7. Quy trình, thủ tục tạm ứng ngân quỹ nhà nước

1. Tạm ứng cho ngân sách trung ương

a) Khi phát sinh nhu cầu tạm ứng ngân quỹ nhà nước, Vụ Ngân sách Nhà nước có công văn đề nghị tạm ứng ngân quỹ nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước trong đó nêu rõ mức đề nghị tạm ứng, mục đích tạm ứng và thời hạn tạm ứng;

b) Căn cứ công văn của Vụ Ngân sách Nhà nước, khả năng ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi,Kho bạc Nhà nước báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quyết định phê duyệt tạm ứng ngân quỹ nhà nước cho ngân sách trung ương, trong đó nêu rõ mức tạm ứng ngân quỹ nhà nước, mục đích tạm ứng, thời hạn tạm ứng ngân quỹ nhà nước, thời hạn rút vốn ngân quỹ nhà nước và thời hạn hoàn trả tạm ứng ngân quỹ nhà nước;

Đánh giá bài viết
1 129
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo