Thông tư 338/2016/TT-BTC quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Thông tư 338/2016/TT-BTC quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan, đơn vị. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2017.

Điểm mới Thông tư 300/2016/TT-BTC về sửa đổi mục lục ngân sách nhà nước

Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước

BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 338/2016/TT-BTCHà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2016

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan, đơn vị, bao gồm các văn bản sau:

a) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

b) Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

c) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

d) Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

đ) Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

e) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

g) Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

h) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

i) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

k) Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

l) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

m) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

n) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

o) Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Việc quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo quy định, cam kết của nhà tài trợ, trường hợp không có quy định, cam kết của nhà tài trợ thì áp dụng nội dung chi, mức chi quy định tại thông tư này.

3. Đối với việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật, pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm, kiểm soát thủ tục hành chính thực hiện theo các thông tư hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Điều 2. Nguyên tắc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, được tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả kinh phí xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).

2. Việc bố trí kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơ quan, đơn vị được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao.

3. Việc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng mục đích, theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của mỗi hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí quy định tại khoản 1 Điều 2 thông tư này; cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ thực hiện chi theo những nội dung sau:

1. Tổng kết việc thi hành pháp luật hiện hành, tập hợp, rà soát đánh giá văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

2. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội có liên quan phục vụ quá trình nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản, lập đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản;

3. Dịch, hiệu đính tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt và ngược lại;

4. Tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật;

5. Đánh giá tác động của chính sách, đánh giá tác động của văn bản;

6. Tổ chức Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng thẩm định, Hội đồng thẩm tra; lấy ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia (trong trường hợp cần thiết);

7. Xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, văn bản góp ý;

8. Chỉnh lý, hoàn thiện các loại đề cương, báo cáo, dự thảo văn bản.

9. Chi mua văn phòng phẩm, in ấn, sao chụp tài liệu phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Điều 4. Định mức chi cho các nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Định mức chi có tính chất đặc thù, được bảo đảm từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định cụ thể như sau:

1. Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản:

a) Đối với luật, pháp lệnh:

  • Dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi 4.500.000 đồng/đề cương;
  • Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 3.800.000 đồng/đề cương.

b) Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nghị định của Chính phủ:

  • Văn bản mới hoặc thay thế: mức chi 3.000.000 đồng/đề cương;
  • Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi 2.300.000 đồng/đề cương.
Đánh giá bài viết
1 1.859
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi