Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với người làm công tác xã hội

Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp với người làm công tác xã hội

Thông tư 01/2017/TT-BLĐTBXH quy định về một số tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội như các yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành ngày 02/02/2017.

Thông tư ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế, kiểm toán số 70/2015/TT-BTC

Công bố 10 điều quy định đạo đức người làm báo Việt Nam

Bản đăng ký Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2017

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2017/TT-BLĐTBXHHà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2017

THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC XÃ HỘI

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em số 25/2004/QH11 ngày 24 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 4 tháng 12 năm 2009;

Căn cứ Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 26 tháng 9 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm công tác xã hội (sau đây gọi tắt là đạo đức nghề công tác xã hội).

2. Thông tư này áp dụng đối với công chức, viên chức, người lao động và cộng tác viên công tác xã hội làm việc trong các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tại cộng đồng, có làm việc trực tiếp với đối tượng trong lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp và các lĩnh vực liên quan khác (sau đây gọi tắt là người làm công tác xã hội).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Nghề công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, công bằng, tiến bộ xã hội và hạnh phúc của nhân dân.

2. Đạo đức nghề công tác xã hội là các chuẩn mực về nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với đặc thù nghề công tác xã hội.

3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người làm công tác xã hội là các chuẩn mực đạo đức mà người làm công tác xã hội phải tuân thủ trong quá trình thực hành công tác xã hội, quan hệ xã hội với đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội, đồng nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan và mối quan hệ tại nơi làm việc.

4. Đối tượng sử dụng dịch vụ công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình hoặc cộng đồng sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi tắt là đối tượng).

Chương II

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Điều 3. Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của công tác xã hội

1. Tôn trọng và phát huy quyền lựa chọn, quyền quyết định mà không phân biệt giá trị, niềm tin, tư tưởng và cuộc sống của đối tượng và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

2. Thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của đối tượng bằng cách giúp đối tượng tự quyết định và giải quyết các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống.

3. Tập trung vào điểm mạnh, tận dụng các nguồn lực sẵn có của đối tượng để thúc đẩy việc trao quyền.

4. Chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội, bảo đảm đối tượng được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp và chất lượng.

5. Thúc đẩy công bằng xã hội, bảo đảm cung cấp nguồn lực một cách công bằng, minh bạch theo nhu cầu của đối tượng.

6. Tôn trọng sự đa dạng, không phân biệt đối xử về khả năng, tuổi tác, giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng kinh tế - xã hội, màu da, chủng tộc, quốc tịch, quan điểm chính trị, tín ngưỡng tôn giáo và các đặc điểm sức khỏe của đối tượng.

Điều 4. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

1. Cần, kiệm, liêm, chính, không được lạm dụng các mối quan hệ với đối tượng để vụ lợi cá nhân; xác định rõ ranh giới giữa cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.

2. Tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp cho đối tượng.

3. Kiên nhẫn, thấu hiểu, chia sẻ và quan tâm đối với đối tượng.

4. Đặt lợi ích của đối tượng là quan trọng nhất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội.

5. Chịu trách nhiệm về các hoạt động nghề nghiệp của mình theo quy định của pháp luật.

6. Giữ gìn sự đoàn kết với các đồng nghiệp; không lợi dụng, chia rẽ mối quan hệ giữa các đồng nghiệp.

7. Chăm sóc bản thân và xây dựng hình ảnh phù hợp để đảm bảo hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội chuyên nghiệp, hiệu quả.

Điều 5. Tuân thủ kỷ luật nghề nghiệp

1. Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Hoạt động nghề nghiệp công tác xã hội trong phạm vi nhiệm vụ được giao và không được từ chối yêu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp của đối tượng.

2. Bảo mật thông tin liên quan đến đối tượng. Trường hợp chia sẻ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc có ý kiến đồng ý của đối tượng và người quản lý chuyên môn.

3. Tôn trọng quyền được xem hồ sơ của đối tượng. Trường hợp từ chối, phải lập biên bản nêu rõ lý do cho đối tượng.

4. Tôn trọng, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ đồng nghiệp trong mối quan hệ công việc và xã hội.

5. Sẵn sàng hợp tác với các đối tác, chuyên gia trong lĩnh vực công tác xã hội và lĩnh vực khác có liên quan.

6. Sử dụng ngôn ngữ, văn phong chính xác, chuẩn mực trong các hoạt động truyền thông, giao tiếp với đồng nghiệp và đối tượng.

7. Chỉ dừng cung cấp dịch vụ công tác xã hội khi đối tượng không còn nhu cầu. Trong trường hợp bất khả kháng, phải có giải pháp phù hợp để bảo đảm dịch vụ công tác xã hội được cung cấp liên tục, không ảnh hưởng đến lợi ích của đối tượng.

8. Thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, kỹ năng và nhận thức về chuyên môn công tác xã hội, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp công tác xã hội theo quy định của pháp luật.

9. Có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ công tác xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán, tôn giáo để phục vụ cho công việc.

10. Có trách nhiệm và khả năng hợp tác làm việc trong các nhóm liên ngành. Đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức của mình để nhóm liên ngành hoạt động có hiệu quả.

11. Có khả năng tham vấn ý kiến đồng nghiệp và đối tượng để nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

12. Có khả năng tạo lập mối quan hệ trong xã hội, uy tín, liên kết và giới thiệu những chuyên gia giỏi, tổ chức có uy tín đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng.

13. Luôn yêu nghề và bảo vệ uy tín nghề nghiệp.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Chủ trì, phối hợp với các các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể - chính trị, xã hội quản lý, bồi dưỡng, sử dụng người làm công tác xã hội đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội.

2. Tổ chức biên soạn và tập huấn các tài liệu hướng dẫn tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội.

3. Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức nghề công tác xã hội thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng người làm công tác xã hội thuộc phạm vi quản lý thực hiện Thông tư này.

2. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ người làm công tác xã hội chuyên nghiệp tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội.

3. Kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện các quy định về tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức nghề công tác xã hội thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết
1 176
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi