Quân đội là gì? Khái niệm quân đội được hiểu như thế nào 2024?
Quân đội là gì? Khái niệm quân đội được hiểu như thế nào 2024? Quân đội Việt Nam là quân đội khác với tất cả các quân đội trên thế giới, là quân đội của dân, do dân và vì dân. Vậy khái niệm quân đội được hiểu như thế nào và quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng gì? Trong bài viết này, HoaTieu.vn sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề trên mời bạn đọc tham khảo.
Quân đội là gì? Chức năng cơ bản của quân đội nhân dân Việt Nam
1. Quân đội là gì? Khái niệm quân đội được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 thì:
Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Như vậy, theo định nghĩa này chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản là Quân đội nhân dân Việt Nam là một bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân. Quân đội nhân dân thực hiện sứ mệnh giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
Về ý nghĩa tên gọi: Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Việc lấy tên là "Quân đội nhân dân" với mục đích thể hiện và giữ vững bản chất giai cấp cùng yếu tố dân tộc của quân đội, đây là đội quân có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc.
2. Quân đội nhân dân Việt Nam có những chức năng gì?
Trong thời bình, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện 3 chức năng cơ bản, đó là: đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. Trong đó:
- Đội quân chiến đấu là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Quân đội được tổ chức thành hai thành phần: Quân đội thường trực làm nòng cốt cùng lực lượng rộng rãi quần chúng vũ trang. Ba thứ quân: Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Dân quân tự vệ.
Quân đội nhân dân tổ chức theo hướng tinh gọn, được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, thường xuyên thực hành huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có các biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế; phân tích, dự báo đúng các tình huống, các nguy cơ có thể dẫn đến biến động chính trị; tham mưu với Đảng và Nhà nước có chủ trương và đối sách kịp thời, không để xảy ra bất ngờ về chiến lược.
- Đội quân công tác (Công tác phục vụ nhân dân): Quân đội nhân dân luôn gắn bó mật thiết, đồng cam cộng khổ với nhân dân, có quan hệ máu thịt với nhân dân, là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính quyền với nhân dân.
Ví dụ về đội quân công tác: quân đội là một trong các lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp dân phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, giảm nhẹ thiên tai, xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng và tài sản của nhân dân.
Trong thời gian cách ly covid, ta thường xuyên thấy hình ảnh các chiến sĩ bộ đội mang thực phẩm, nhu yếu phẩm đến từng nhà, từng ngõ cho người dân. Hay trong trận lũ lụt miền trung hàng năm, quân nhân cũng tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn cho người dân...
Quân đội còn có nhiệm vụ vận động quần chúng, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của chính quyền, phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật.
Giải quyết hậu quả chiến tranh bao gồm: Rà, phá bom mìn, tẩy độc môi trường và các chính sách sau chiến tranh. Tại những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa, quân đội chịu cả trách nhiệm thực hiện công tác dân vận, đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng này, phổ cập giáo dục và chăm sóc y tế với người dân.
- Đội quân sản xuất: Các đơn vị quân đội luôn tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật…để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội.
Chức năng sản xuất của quân đội còn được thể hiện ở Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng, các đơn vị làm kinh tế của quân đội… Hoạt động sản xuất kinh tế của lực lượng quân đội còn hướng tới giúp dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng lúa nước, trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc; hỗ trợ vốn làm nhà và cây con giống, giúp đỡ về kỹ thuật sản xuất, chống di dân và đón nhận dân ở tuyến sau đến định cư, giúp dân ổn định cuộc sống lâu dài.
Qua những dẫn chứng trên ta có thể thấy rằng quân đội Việt Nam không những là lực lượng nòng cốt, lực lượng bạo lực tiên phong bảo vệ an ninh tổ quốc, chủ quyền biên giới. Bên cạnh đó, đây còn là lực lượng tham gia sản xuất, công tác cứu hộ cứu nạn, đồng cam cộng khổ với nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
3. Cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ phận nòng cốt và thường trực của lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó bao gồm 2 mảng quân sự và chính trị, cơ quan chỉ đạo cấp trên và các quân binh chủng.
Đại diện cho bộ phận cơ quan chỉ đạo cấp trên 2 mảng quân sự và chính trị là: Bộ tổng tham mưu và Tổng cục chính trị.
Tiếp đó là 4 tổng cục đại diện cho các cơ quan cấp trên bao gồm: Tổng cục hậu cần, Tổng cục kỹ thuật, Tổng cục công nghiệp quốc phòng, Tổng cục tình báo quốc phòng.
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có 7 lực lượng (gồm 3 quân chủng, 2 Bộ tư lệnh tương đương quân chủng và 2 Bộ tư lệnh độc lập tương đương quân đoàn).
- 3 Quân chủng: Quân chủng Bộ binh, Quân chủng Phòng không không quân, Quân chủng Hải quân.
- 2 Bộ tư lệnh tương đương quân chủng: Biên phòng; Cảnh sát biển.
- 2 Bộ tư lệnh độc lập tương đương quân đoàn: Không gian mạng; Bảo vệ lăng.
Lục quân có: 07 quân khu (1, 2, 3, 4, 5, 7, 9) và Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; 06 binh chủng (gồm Pháo binh, Tăng - Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Hoá học, Đặc công); 04 quân đoàn (1, 2, 3, 4).
Cấp tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn, hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.
Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau Chiến tranh Việt Nam đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X, chế độ chính ủy – chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006.
Trong quân đội, thường phân biệt riêng bộ binh là quân xanh và các quân binh chủng khác gọi là quân đỏ, do lực lượng bộ binh lớn hơn các quân binh chủng khác gấp nhiều lần. Màu quân phục và quân hàm, phù hiệu của các lực lượng này cũng khác nhau, đại diện có những ký hiệu riêng biệt rất dễ phân biệt. Thông thường màu quân phục bộ binh là màu xanh lá nhưng không quá xanh như bên biên phòng. Quân phục của quân chủng Phòng không không quân lại là màu xanh da trời khá nhạt và Cảnh sát biển thì quân phục màu xanh nước biển đậm hơn...
Bài viết này đã giải đáp thắc mắc về khái niệm quân đội và chức năng của quân đội Việt nam, mời bạn đọc tham khảo các bài viết có liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Là gì?
Lễ Quốc khánh 2/9 shipper có làm việc không?
CIC là gì? Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không 2024?
Điều kiện tồn tại của pháp luật là gì?
Ví dụ về vi phạm kỷ luật 2024? Các hành vi vi phạm kỷ luật
Trong thời bình thời gian huấn luyện quân sự giáo dục chính trị pháp luật hàng năm đối với dân quân tự vệ thường trực là?
Khi nào đăng ký thi THPT quốc gia 2024?