Nông sản là gì? Thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn 2024
Nông sản là gì? Thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn như thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều người nông dân ở nông thôn biết nhưng vẫn chưa định nghĩa và xác định được chính xác phạm vi của nó theo luật định. Cùng xem ngay giải đáp trong bài dưới đây để hoàn thiện thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nhé.
Thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư nông sản
1. Nông sản là gì?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, định nghĩa về nông sản được quy định như sau:
Nông sản là sản phẩm của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp.
Theo cách hiểu khoa học, nông sản là những sản phẩm, thành phẩm được tạo ra từ ngành sản xuất hàng hóa do hoạt động nông, lâm, thủy, diêm nghiệp.
Như vậy, nông sản không đơn thuần chỉ là các sản phẩm nông nghiệp như nhiều người lầm tưởng mà còn có phạm vi rộng hơn.
Có thể chia các loại hàng hóa nông sản thành 3 loại cơ bản sau:
- Sản phẩm cơ bản thiết yếu: Gồm có các sản phẩm lương thực cần thiết, quan trọng như lúa gạo, bột mì, sữa, rau quả tươi, chè, cà phê, hạt tiêu, điều…
- Các sản phẩm phái sinh: Gồm có các sản phẩm như thịt, dầu ăn, bánh mì, bơ…
- Các sản phẩm được tạo ra từ những sản phẩm nông nghiệp như nước ngọt, bánh kẹo, rượu, bia, bông xơ, xúc xích…
2. Các tiêu chuẩn đánh giá nông sản sạch
Để được nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp, người nông dân cần phải đảm bảo nông sản sạch theo chuẩn các tiêu chí sau:
- Nông sản sạch phải được trồng trên đất sạch: Cần lưu ý tránh trồng nông sản ở khu vực gần các khu công nghiệp, nhà máy hay bệnh viện bởi nguồn đất và nguồn nước xung quanh khu vực này hay bị ô nhiễm, không đảm bảo an toàn.
- Nông sản sạch cần cắt giảm tối đa việc sử dụng phân bón hóa học. Khi sử dụng bừa bãi phân bón hóa học sẽ dễ khiến chất lượng cây trồng và môi trường xung quanh không đảm bảo an toàn. Thay vào đó, hãy sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh thì sẽ đảm bảo an toàn và tốt cho môi trường hơn.
- Nông sản sạch là nông sản không được bón phân bắc hoặc phân chuồng tươi. Bên cạnh đó, cần xử lý mầm bệnh trong phân hữu cơ trước khi tiến hành bón phân cho cây trồng.
- Trước khi thu hoạch nông sản không được sử dụng thuốc trừ sâu hoặc chất kích thích tăng trưởng, bởi khi sử dụng các chất hóa học này sẽ khiến cây trồng bị dư lượng chất độc hại.
- Trước khi được đem bán ra ngoài thị trường, nông sản phải trải qua các khâu kiểm tra chất lượng, độ an toàn do các cơ quan và chuyên gia có uy tín xác nhận.
3. Thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
Căn cứ Điều 17 Nghị định 57/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ như sau:
3.1. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn gồm:
(1) Dự án đầu tư;
(2) Văn bản đề nghị hỗ trợ
(Mẫu số 02 tại Phụ lục II Nghị định 57/2018/NĐ-CP).
3.2. Trình tự đề nghị hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
Bước 1: Doanh nghiệp gửi 03 bộ hồ sơ tại Mục 2.1 của doanh nghiệp tới Sở Kế hoạch và Đầu tư
Bước 2: Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thẩm tra và báo cáo UBND cấp tỉnh (Mẫu số 03 Phụ lục II Nghị định 57/2018/NĐ-CP);
Bước 3: Trong vòng 05 ngày UBND cấp tỉnh có văn bản cam kết hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp (Mẫu số 04 Phụ lục II Nghị định 57/2018/NĐ-CP).
Lưu ý:
- Trường hợp từ chối cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi doanh nghiệp nêu rõ lý do.
- Trường hợp sử dụng ngân sách trung ương thì thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công.
3.3. Nghiệm thu hạng mục đầu tư hoặc toàn bộ dự án
- Căn cứ đề nghị nghiệm thu của doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì mời các cơ quan liên quan tham gia Hội đồng nghiệm thu.
- Nội dung nghiệm thu:
Nghiệm thu hạng mục, toàn bộ dự án theo Định mức hỗ trợ đối với từng loại hạng mục, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
c) Biên bản nghiệm thu của hội đồng nghiệm thu (Mẫu số 05 Phụ lục II kèm Nghị định 57/2018/NĐ-CP) là căn cứ để giải ngân vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra các cơ quan nhà nước không được yêu cầu doanh nghiệp bổ sung các văn bản khác.
3.4. Thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị giải ngân vốn hỗ trợ gồm:
(1) Biên bản nghiệm thu;
(2) Quyết định giao vốn của cơ quan có thẩm quyền gửi Kho bạc Nhà nước để được giải ngân khoản hỗ trợ trong vòng 05 ngày làm việc.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Nông sản là gì? Thủ tục nhận hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nông thôn 2024. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan mục Hỏi đáp pháp luật của Hoa Tiêu nhé.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công