Gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu 2024?

Gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu 2024? Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay ngày càng tinh vi và biến tướng qua rất nhiều các hình thức khác nhau không loại trừ bất cứ địa phương, bất cứ đối tượng nào. Khi là nạn nhân của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần làm đơn tố cáo hành vi đó để cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời. Mời bạn đọc tham khảo tất tần tật những thông tin cần thiết về việc gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

1. Gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu?

Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, mọi người dân khi cần tố giác, tin báo về tội phạm đến một trong các cơ quan, tổ chức sau:

  • Cơ quan điều tra, viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Đối với những tin tố giác, đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người tố cáo làm đơn và gửi tới Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nơi người đó cư trú, mọi đơn tố cáo sẽ được tiếp nhận kịp thời và giải quyết theo đúng thẩm quyền và trình tự theo quy định của pháp luật.

Nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản ở đâu?

2. Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024

Mời các bạn cùng tham khảo và sử dụng mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản được Hoatieu.vn tổng hợp tại đây.

Các bạn có thể tham khảo các mẫu phù hợp với việc tố các các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bản thân Tại đây

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2024

3. Cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Những hành vi có tính chất lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản được cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi thỏa mãn các yếu tố sau:

- Về mặt khách quan: Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên, có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

- Về mặt khách thể: Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

- Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử phạt theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mức hình phạt cao nhất đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù lên tới 20 năm, ngoài hình thức phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4. Thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hiện nay không có văn bản pháp luật quy định cụ thể thủ tục trình báo công an khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bởi thủ tục này vô cùng đơn giản, các bạn chỉ cần viết đơn và tới nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền tại nơi ban sinh sống. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Viết đơn trình báo và chuẩn bị các chứng cứ đi kèm

Khi phát hiện bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn viết đơn trình báo hoặc tố cáo về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, chuẩn bị các chứng cứ kèm theo để việc trình báo được thuận tiện hơn.

Lưu ý: Chi khi mẫu đơn và các chứng cứ đi kèm hợp lệ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan chức năng mới tiếp nhận yêu cầu của bạn

Bước 2: Nộp đơn trình báo tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Sau khi đã chuẩn bị xong đơn và các chứng cứ kèm theo, bạn có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới một trong các cơ quan có thẩm quyền theo như phân tích tại Mục 1.

Bước 3: Chờ đợi phản hồi để thực hiện các thủ tục tiếp theo

Sau khi nộp đơn và được tiếp nhận, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan tiếp nhận đơn trình báo để phục vụ công tác điều tra.

5. Nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản cho công an được không?

Theo quy định của pháp luật, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo tội phạm là cơ quan điều tra, viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Người nộp đơn tố cáo hoàn toàn nộp tới cơ quan công an, trong đơn tố cáo ghi rõ Công an quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và đồng thời gửi tới Viện kiểm sát cùng quận/huyện đó.

6. Thời gian giải quyết đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bao lâu?

Thông thường, thời gian nhận được phản hồi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ phía cơ quan giải quyết vụ việc chỉ từ vài ngày, tối đa không quá 20 ngày kể từ ngày nộp đơn.

Tuy nhiên, nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, thời gian giải quyết có thể kéo dài thêm, nhưng không quá 2 tháng.

Đây chỉ là thời gian tối đa theo quy định. Trong thực tế, quá trình giải quyết có thể diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể.

Trên đây, Hoatieu.vn đã phân tích và giúp bạn đọc tìm hiểu về Gửi đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đâu 2024? Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Dân sự mảng Hỏi đáp pháp luật của HoaTieu.vn:

Đánh giá bài viết
2 845
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm