Xử lý hành vi không trả lại tài sản nhặt được 2024

Xử lý hành vi không trả lại tài sản nhặt được 2024 - Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm. Vậy nhặt được tài sản mà cố tình chiếm giữ thì bị xử lý như thế nào? Hoatieu.vn mời bạn cùng tham khảo bài viết sau để nắm được mức xử phạt hành vi này theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Nhặt được của rơi không trả lại phạm tội gì?

Pháp luật Dân sự đã quy định rõ nghĩa vụ của người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị chìm đắm… phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu; nếu không biết ai là chủ sở hữu thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nếu như người nào phát hiện tài sản trên mà cố tình chiếm giữ thì được xem là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Tại Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đòi lại tài sản như sau:

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Như vậy, theo quy định trên thì khi một người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật thì chủ sở hữu tài sản có quyền kiện đòi lại tài sản đã bị chiếm giữ. Do vậy nếu như người người nào mà phát hiện tài sản bị đánh rơi, bỏ quên mà cố tình chiếm giữ không thông báo hoặc trả lại thì chủ sở hữu của tài sản đó có quyền yêu cầu Tòa án buộc người đang chiếm giữ tài sản phải trả lại tài sản đã chiếm giữ.

2. Xử lý hành vi nhặt được tài sản không trả lại 2024

Nhặt được tài sản không trả lại sẽ được coi như là hành vi chiếm giữ tài sản, hành vi này hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

  • Xử lý hành chính hành vi nhặt được tài sản không trả lại

Theo đó tại điểm đ Khoản 2, Khoản 3 và 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có thể bị xử phạt hành chính, với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người có hành vi này còn phải chịu mức xử phạt bổ sung và cần có biện pháp khắc phục hậu quả như bị trục xuất (nếu là người nước ngoài), bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được hay buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép,...

  • Xử lý hình sự hành vi nhặt được tài sản không trả lại

Căn cứ theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổ, bổ sung bởi điểm b, điểm d khoản 3, điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về xử lý tội chiếm giữ tái phép tài sản như sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ shữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định trên, người có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chiếm giữ tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Trên đây, Hoatieu.vn đã giải đáp cho bạn đọc về Xử lý hành vi không trả lại tài sản nhặt được. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
1 141
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm