2 Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em 2024 và hướng dẫn soạn thảo
Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em 2024 là gì? Mẫu đơn tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em, mẫu đơn tố cáo xâm hại trẻ em cùng cách viết đơn tốt cáo tại đây.
Mẫu đơn tố cáo về hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em
- 1. Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em là gì?
- 2. Thế nào là bạo hành trẻ em?
- 3. Mẫu đơn tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em 2024 số 1
- 4. Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em 2024 số 2
- 5. Cách viết đơn tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em
- 6. Quy định vi phạm hành chính bạo hành trẻ em 2024
- 7. Quy định vi phạm hình sự hành vi bạo hành trẻ em 2024
1. Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em là gì?
Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em 2024 là mẫu đơn được lập ra để cá nhân hoặc tổ chức tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em, nhằm mục đích chấm dứt tình trạng bạo hành, bảo vệ trẻ em khỏi bị bạo lực tinh thần và thể chất.
Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em nêu rõ nội dung tố cáo, các bằng chứng, thông tin người làm đơn, .....
2. Thế nào là bạo hành trẻ em?
Bạo hành trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Xem thêm: Bạo hành trẻ em là gì? Hành vi bạo lực trẻ em 2024
3. Mẫu đơn tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em 2024 số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
————–o0o————–
…. , ngày … tháng … năm…..
ĐƠN TỐ CÁO/TRÌNH BÁO/TỐ GIÁC TỘI PHẠM
(Về hành vi bạo hành trẻ em của …..)
Kính gửi: Công an xã/phường ………..
Căn cứ Luật trẻ em 2016;
Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017;
Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Căn cứ Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em
Tôi là …… Sinh ngày: ……
CMND/CCCD số: ……… Ngày cấp: …… Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại:…
Tôi làm đơn này tố cáo/trình báo tố giác hành vi bạo hành cháu .................... của:
Anh/chị: …… Sinh ngày:…
CMND/CCCD số: … Ngày cấp: … Nơi cấp: …
Hộ khẩu thường trú: …….
Chỗ ở hiện tại: …
Tôi xin trình bày sự việc như sau: …
(Ví dụ: Tôi là …. của gia đình anh ……../của cháu …. (nạn nhân). Vào khoảng ...……(mốc thời gian) tôi thường xuyên thấy anh/chị …. (có quan hệ cha/mẹ/họ hàng ....... với cháu ..... (nạn nhân)) có hành vi chửi bới, lăng mạ cháu ……, thậm chí là đánh đập. Tôi có vào can ngăn và có khuyên anh …. để anh không đánh cháu nữa vì cháu còn rất nhỏ. Tuy nhiên, sau nhiều lần trông thấy và cùng gia đình can ngăn, anh …… vẫn thường xuyên đánh đập cháu …. Tôi nhận thấy hành vi của anh ….. đang gây tổn hại rất lớn về sức khỏe, tâm lý của cháu …. khi cháu luôn có biểu hiện sợ sệt khi tiếp xúc với bên ngoài và khi làm sai ý của …
Dựa trên Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, xét thấy hành vi của anh … đã đủ cấu thành tội hành hạ trẻ em theo quy định pháp luật hình sự, cụ thể:
“Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”
Hoặc Căn cứ vào điều 52, 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Cho nên, nay tôi viết đơn này kính đề nghị Quý cơ quan một số yêu cầu như sau:
– Có biện pháp ngăn chặn, cách ly và bảo vệ cháu …. khỏi sự hành hạ, ngược đãi của …;
– Truy cứu trách nhiệm và xử lý anh ……. theo quy định pháp luật;
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật.
Tài liệu đính kèm:
.............................................................
.............................................................
Kính mong Quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn | |
(Ký và ghi rõ họ tên) |
4. Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em 2024 số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN TỐ CÁO
(V/v: Đối tượng…………… có hành vi bạo hành trẻ em)
Kính gửi: - Công an xã (phường, thị trấn)………….
- Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017;
- Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.)
- Căn cứ Luật trẻ em 2016;
- Căn cứ Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em
Tên tôi là:....................................... Sinh năm:...............................
CMND/CCCD số:…………….. do CA…….…….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:........................................................................
Nơi ở hiện nay:.....................................................................
SĐT:...................................................................
Tôi xin trình bày sự việc như sau:
..................................................................................
..................................................................................
..................................................................................
(Trình bày cụ thể sự việc đối tượng bạo hành trẻ em, nêu các chi tiết là dấu hiệu nhận biết hành vi vi phạm bạo hành trẻ em. Ví dụ: Tôi là .............., là hàng xóm/họ hàng cô dì, chú, bác/ của gia đình cháu ..................... Tôi đã chứng kiến nhiều lần từ tháng ... năm ....., ông/bà ................., là .................. (nêu mối quan hệ với nạn nhân bị bạo hành) đã nhiều lần đánh đập, mắng chửi, phạt cháu ............., dùng tay, gậy quật cháu, phạt cháu phải quỳ gối,... Có lần, ông/bà ......... đánh mạnh khiến cháu ................. bị gãy tay/tụ máu thâm tím/đánh vào đầu, gáy cháu phải đi bệnh viện cấp cứu. Dù đã nhiều lần can thiệp, khuyên can của tôi và gia đình nhưng tình trạng ông/bà ........... bạo hành cháu .......... vẫn diễn ra thường xuyên hàng tuần, hàng tháng khiến cháu ............ bị tổn thương cả về sức khỏe lẫn tinh thần, có dấu hiệu tâm lý luôn sợ sệt, lầm lì, luôn tỏ thái độ sợ hãi, khóc khi gặp ông/bà .....................)
Căn cứ điểm…. Khoản….. Điều…… Bộ luật hình sự/Nghị định/… quy định:
(Trích căn cứ khẳng định hành vi trên là hành vi vi phạm pháp luật, có thể tham khảo các trích dẫn ở cuối bài)
Nhận thấy hành vi của:
Ông:………………………. Sinh năm:……………….
CCCD/CMND số:…………….……….. do CA……….. cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:.............................................................
Hiện đang cư trú tại:...........................................................
Số điện thoại liên hệ:...........................................................
(Chỉ cần trình bày những thông tin bạn biết về đối tượng bạo hành)
Là hành vi bạo lực ……… được quy định tại ……………(Trích dẫn luật)
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Cơ quan công an xem xét, tiến hành điều tra, xác minh và có biện pháp xử lý đối tượng……………… có hành vi vi phạm trên theo quy định của pháp luật. Yêu cầu đối tượng……………..
1./ Có biện pháp ngăn chặn, cách ly và bảo vệ cháu …. khỏi sự hành hạ, ngược đãi của …;
2./ Yêu cầu xử phạt ông/bà ................. đúng theo quy định pháp luật.
Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn | |
(Ký và ghi rõ họ tên) |
5. Cách viết đơn tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em
Trẻ em luôn là đối tượng được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi của trẻ em đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Nếu thấy các trẻ em có dấu hiệu bị xâm hại và bạo hành các bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng để bảo vệ trẻ khỏi bị bạo hành.
Nội dung cơ bản của đơn tố cáo trẻ em bị bạo hành cần có những thông tin sau:
1. Thông tin nơi gửi là Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
+ Nếu là Cơ quan/Tổ chức cấp huyện, thì cần ghi rõ Cơ quan/ Tổ chức nào thuộc tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương vào (ví dụ: Công an nhân dân huyện A, thuộc tỉnh B),
+ Nếu là Cơ quan/ Tổ chức cấp tỉnh thì cần ghi rõ Cơ quan/ Tổ chức tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Công an nhân dân tỉnh C)
2. Thông tin chi tiết cá nhân người làm đơn tố cáo: Họ tên, địa chỉ, số CCCD/CMND/Hộ chiếu, địa chỉ cư trú, SĐT...
+ Nếu là người được ủy quyền tố cáo thì ghi rõ tên cá nhân ủy quyền.
+ Nếu người tố cáo là người chưa thành niên thì cần có tên của người đại diện trong đơn tố cáo.
3. Thông tin của người bị tố cáo về hành vi bạo hành trẻ em.
4. Tên hành vi trái pháp luật. Ví dụ: Anh A đã có hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân đối với tôi....
5. Nêu lý do làm đơn. Phần này các bạn cần ghi cụ thể lý do làm đơn tố cáo là gì, các hành vi ngược đãi hay bạo hành trẻ ra sao thật chi tiết và có thể có tài liệu, bằng chứng như ảnh chụp, bệnh án kèm theo để xác minh làm rõ chính xác.
Gợi ý về Tài liệu, giấy tờ làm bằng chứng chứng minh hành vi bạo hành: Hình ảnh, video ghi lại cảnh bạo hành; lời khai của nhân chứng chứng kiến vụ việc; ghi chú về thương tật, thương tích trong hồ sơ của cơ quan công an, chính quyền địa phương; ảnh chụp thương tật, thương tích cùng ảnh chụp hiện trường xảy ra vụ việc; giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc khám và điều trị thương tích do hành vi bạo hành gây ra; giấy tờ minh chứng độ tuổi của trẻ bị bạo hành...
5. Đề nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kịp thời để bảo vệ quyền lợi cho trẻ.
Các căn cứ thông tin luật các bạn có thể tham khảo như sau:
6. Quy định vi phạm hành chính bạo hành trẻ em 2024
Điều 22. Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em của Nghị định 130/2021 quy định
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho ttẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.
Điều 52/ Điều 53/ Điều 55/ Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 55. Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
7. Quy định vi phạm hình sự hành vi bạo hành trẻ em 2024
Hành vi bạo lực trẻ em có thể cấu thành tội Cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi tại Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017, cụ thể:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Căn cứ Điều 185 Bộ Luật hình sự 2015: Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình
1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.
Người phạm tội phải chịu tình tiết tăng nặng tại điểm i khoản 1 điều 52 BLHS 2015: Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi nếu không thuộc điểm c khoản 1 điều 134 BLHS 2015.
Trên đây là Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em 2024 kèm các thông tin tham khảo. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Hoàng Thạch Thảo
- Ngày:
2 Mẫu đơn tố cáo bạo hành trẻ em 2024 và hướng dẫn soạn thảo
65,5 KB 06/08/2019 9:31:00 SATải Đơn tố cáo bạo hành trẻ em mới nhất PDF
01/08/2023 5:07:51 CH
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến