Mẫu đơn tố cáo đánh nhau
Mẫu đơn tố cáo đánh nhau
136,1 KB 06/08/2019 9:06:00 SATải file định dạng .DOC
71,1 KB 06/08/2019 9:12:11 SA
Mẫu đơn tố cáo về việc đánh nhau là gì? Mẫu đơn tố cáo về việc đánh nhau gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Mẫu đơn tố cáo về việc đánh nhau
1. Định nghĩa mẫu đơn tố cáo đánh nhau là gì?
Mẫu đơn tố cáo đánh nhau là mẫu đơn được lập ra để tố cáo về việc đánh nhau. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung tố cáo...
2. Mẫu đơn tố cáo về việc đánh nhau
Quy đinh về tội đánh nhau:
Về mức xử phạt hành chính: Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Mức xử phạt vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
Từ đây có thể đây cơ quan Công An đã làm đúng theo quy định của pháp luật khi xử phạt cả hai bạn do cả hai người đều có hành vi đánh nhau và gây rối trật tự công cộng.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích:
Để xác định nếu bên gây thương tích phải chịu trách nhiệm hình sự hay không, ta cần căn cứ vào mức độ thương tật của bạn.
Thứ nhất, nếu tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Điều 104 Bộ luật Hình sự:
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
E) Có tổ chức;
G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Thứ hai, trong trường hợp tỷ lệ thương tật của bạn dưới 11% hoặc không thuộc các trường hợp tại khoản 1 điều 104 BLHS đã nêu trên thì người gây thương tích có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo điểm e, khoản 3, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ – CP thì đối với hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe người khác sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
- Chia sẻ:Nguyễn Linh An
- Ngày:
Bài viết hay Thủ tục hành chính
Mẫu quyết định cho phục hồi hoạt động
Mẫu 06/HĐBC-HĐND: Đơn ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026
Mẫu báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế
Mẫu quyết định phê duyệt nội quy trung tâm thương mại
Mẫu số 17/QĐ-PTHA: Quyết định miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án
Mẫu báo cáo công tác quý của Bộ Nội vụ
Thủ tục hành chính
Hôn nhân - Gia đình
Giáo dục - Đào tạo
Tín dụng - Ngân hàng
Biểu mẫu Giao thông vận tải
Khiếu nại - Tố cáo
Hợp đồng - Nghiệm thu - Thanh lý
Thuế - Kế toán - Kiểm toán
Đầu tư - Kinh doanh
Việc làm - Nhân sự
Biểu mẫu Xuất - Nhập khẩu
Xây dựng - Nhà đất
Văn hóa - Du lịch - Thể thao
Bộ đội - Quốc phòng - Thương binh
Bảo hiểm
Dịch vụ công trực tuyến
Mẫu CV xin việc
Biển báo giao thông
Biểu mẫu trực tuyến