Đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế

Tải về

Đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế

Những câu hỏi và giải đáp trong phần này sẽ giúp bạn đọc nhận thức được trách nhiệm của cá nhân và thời điểm có trách nhiệm tham gia BHYT, số tiền phải đóng và cách thức đóng BHYT; đồng thời hiểu rõ về quyền lợi được hỗ trợ tiền đóng BHYT cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc lập danh sách, hỗ trợ và thu đóng BHYT đối với người tham gia.

Những câu hỏi thường gặp về Thẻ bảo hiểm y tế

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2016 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ)

11 câu hỏi thường gặp về Bảo hiểm y tế dành cho học sinh, sinh viên

Câu hỏi 1: Trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng được quy định như thế nào?

Trả lời: xét về trách nhiệm đóng BHYT, các đối tượng được chia thành 5 nhóm sau:

1. Người lao động: do người sử dụng lao động và người lao động đóng.

2. Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH: do quỹ BHYT đóng.

3. Người thuộc đối tượng được NSNN đóng toàn bộ mức đóng BHYT: do NSNN đóng.

4. Người thuộc đối tượng được NSNN hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: do người tham gia BHYT đóng và NSNN hỗ trợ một phần mức đóng.

Người thuộc nhóm đối tượng phải tự đóng toàn bộ mức đóng BHYT.

Câu hỏi 2: Người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT được quy định như thế nào?

Trả lời: Người lao động có trách nhiệm tham gia BHYT là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, bao gồm:

1. Người lao động, kể cả lao động là người nước ngoài, làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau:

  • Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ
  • chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức xã hội khác;
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam (trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên tham gia có quy định khác);
  • Các tổ chức khác có sử dụng lao động được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

3. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

4. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Câu hỏi 3: Người sử dụng lao động quy định trong Luật BHYT gồm những đối tượng nào?

Trả lời: Người sử dụng lao động quy định trong Luật BHYT bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể và tổ chức khác; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế. Cụ thể như sau:

1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

2. Đơn vị vũ trang nhân dân.

3. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

4. Doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp.

5. Các công ty nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước đang trong thời gian chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp.

6. Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.

7. Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo; y tế; văn hoá, thể thao, du lịch; khoa học và công nghệ; thông tin tuyên truyền; môi trường; xã hội và các ngành sự nghiệp khác.

8. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

9. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao đọng theo quy định của pháp luật lao động.

10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Câu hỏi 4: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH tham gia BHYT bao gồm những đối tượng nào?

Trả lời: Người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH tham gia BHYT gồm:

1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

2. Người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3. Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ NSNN.

4. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Câu hỏi 5: Các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm những đối tượng nào?

Trả lời: Các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm (Khoản 1 Điều 13 Luật BHYT):

1. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng hoặc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.

2. Cựu chiến binh; thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ ; người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định.

3. Người có công với cách mạng; thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

4. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

5. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

6. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

7. Người lao động nghỉ việc đang hưởng chế độ ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

8. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206/CP ngày 30/5/1979 của Chính phủ.

9. Trẻ em dưới 6 tuổi.

10. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

11. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật

đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân.

12. Thân nhân của các đối tượng theo quy định của pháp luật về sĩ quan quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân và cơ yếu.

Câu hỏi 6: Thân nhân của sỹ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu được ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm những đối tượng nào?

Trả lời: Thân nhân của sỹ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu được ngân sách nhà nước đóng BHYT gồm (Khoản 1 Điều 13 và Khoản 5 Điều 15 Luật BHYT):

1. Thân nhân của Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

Đánh giá bài viết
1 236
Đối tượng, mức đóng, trách nhiệm và phương thức đóng bảo hiểm y tế
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm