Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì? Danh sách các trường cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Tìm hiểu về chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
- 1. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
- 2. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
- 3. Cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
- 4. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học
- 5. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông
- 6. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học
- 7. Danh sách các trường cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là một loại giấy tờ cần thiết đối với những người không học sư phạm nhưng có mong muốn nguyện vọng trở thành nhà giáo. Trong bài viết này mời các bạn hãy cùng Hoatieu tìm hiểu về chứng chỉ vụ sư phạm là gì? Danh sách các trường được cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, nội dung Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo viên tiểu học, THCS, THPT.
Sau đây là những thông tin chi tiết về khái niệm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên được Bộ giáo dục đào tạo ban hành. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là gì?
Theo khoản 3 Điều 12 Luật Giáo dục 2019, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học là loại chứng chỉ để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người học dự thi lấy chứng chỉ theo quy định.
Theo đó, chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm được hiểu là loại chứng chỉ chứng minh đã hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ sư phạm dành cho những người không được đào tạo chuyên ngành sư phạm.
2. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
Cụ thể tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
3. Cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
Theo Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT, người học được cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm khi:
- Hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định
- Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thủ trưởng cơ sở bồi dưỡng cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho các học viên đạt các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Quyết định 31/2008/QĐ-BGDĐT.
4. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đại học
Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được quy định của thể tại Mục II Thông tư 12/2013/TT-BGDĐT như sau:
* Tổng khối lượng kiến thức tối thiểu: 20 tín chỉ
Trong đó bao gồm:
- Khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ.
- Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ
* Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 15 tín chỉ
5. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông
Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được quy định của thể tại Mục IV Thông tư 12/2021/TT-BGDĐT như sau:
5.1. Cấu trúc và thời lượng chương trình
* Cấu trúc chương trình
Chương trình gồm khối học phần chung (phần A) và khối học phần nhánh: khối học phần dành cho người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THCS, có nguyện vọng trở thành giáo viên THCS (phần B) hoặc người có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp với các môn học cấp THPT, có nguyện vọng trở thành giáo viên THPT (phần C).
* Thời lượng chương trình
- Khối học phần chung: 17 tín chỉ (TC).
- Khối học phần nhánh: 17 TC nhánh THCS, 17 TC nhánh THPT.
5.2. Khối học phần chung (phần A)
Thời lượng: 17 tín chỉ, gồm 15 TC bắt buộc và 02 TC tự chọn.
(01 TC tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).
5.3. Khối học phần nhánh THCS/THPT (phần B/C)
Khối học phần nhánh THCS (phần B) và Khối học phần nhánh THPT (phần C) có cấu trúc thống nhất và cùng thời lượng. Kí hiệu “THCS/THPT”, “B/C” mô tả sự phân nhánh.
Thời lượng mỗi khối học phần nhánh THCS/THPT: 17 tín chỉ, gồm 09 TC lựa chọn theo môn học, 06 TC thực hành, thực tập bắt buộc ở trường phổ thông và 02 TC tự chọn.
6. Nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên tiểu học
Nội chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được quy định của thể tại Mục IV Thông tư 11/2021/TT-BGDĐT như sau:
* Khối lượng chương trình
Tổng số: 35 tín chỉ, trong đó:
- Phần bắt buộc (BB): 31 tín chỉ.
- Phần tự chọn (TC): 04 tín chỉ.
(01 tín chỉ tương đương 15 tiết lý thuyết; 01 tiết lý thuyết tương đương với 02 tiết thảo luận, thực hành).
* Nội dung phần bắt buộc: Tối thiểu (31 tín chỉ).
* Nội dung phần tự chọn: Chọn 02 học phần trong 07 học phần theo quy định
7. Danh sách các trường cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
STT | Các trường đại học sư phạm |
1 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
2 | Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 |
3 | Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh |
4 | Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên |
5 | Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế |
6 | Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng |
7 | Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội |
8 | Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao TP Hồ Chí Minh |
9 | Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương |
10 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên |
11 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định |
12 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh |
13 | Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh |
14 | Trường Đại học Giáo dục thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội |
Các trường đại học có khoa/ngành sư phạm | |
15 | Trường Đại học Bách khoa Hà Nội |
16 | Trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội |
17 | Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội |
18 | Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội |
19 | Trường Đại học Công nghiệp Việt – Hung |
20 | Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam |
21 | Trường Đại học Hùng Vương |
22 | Khoa Ngoại ngữ thuộc Đại học Thái Nguyên |
23 | Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái Nguyên |
24 | Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên |
25 | Trường Đại học Tây Bắc |
26 | Trường Đại học Hải Phòng |
27 | Trường Đại học Hoa Lư |
28 | Trường Đại học Hồng Đức |
30 | Trường Đại học Hà Tĩnh |
31 | Trường Đại học Quảng Bình |
32 | Học viện Âm nhạc Huế |
33 | Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Huế |
34 | Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Huế |
35 | Trường Đại học Nghệ thuật thuộc Đại học Huế |
36 | Khoa Giáo dục Thể chất thuộc Đại học Huế |
37 | Trường Đại học Ngoại ngữ thuộc Đại học Đà Nẵng |
38 | Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Đà Nẵng |
39 | Trường Đại học Quảng Nam |
40 | Trường Đại học Quy Nhơn |
41 | Trường Đại học Phạm Văn Đồng |
42 | Trường Đại học Phú Yên |
43 | Trường Đại học Tây Nguyên |
44 | Trường Đại học Đà Lạt |
45 | Nhạc viện TP Hồ Chí Minh |
46 | Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội |
47 | Trường Đại học Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh |
48 | Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh |
49 | Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh |
50 | Trường Đại học Hoa sen |
51 | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh |
52 | Trường Đại học Sài Gòn |
53 | Trường Đại học Tiền Giang |
54 | Trường Đại học Trà Vinh |
55 | Trường Đại học Bạc Liêu |
56 | Trường Đại học Cần Thơ |
57 | Trường Đại học An Giang |
58 | Trường Đại học Đồng Tháp |
59 | Trường Đại học Bình Dương |
60 | Trường Đại học Thủ Dầu Một |
61 | Trường Đại học Đồng Nai |
62 | Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh |
63 | Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang |
64 | Trường Đại học Tân Trào (Cao đẳng Tuyên Quang) |
65 | Học viện Quản lý Giáo dục |
66 | Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh |
Như vậy, trường hợp cá nhân không có bằng sư phạm mà muốn đi giảng dạy thì có thể học lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tại các cơ sở đào tạo được cấp phép để thay thể và phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Những trường hợp giáo viên bị buộc thôi việc 2024
Thay đổi chức danh nghề nghiệp giáo viên được không?
Quyết định 2855/QĐ-UBND Hà Nội 2022 chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo viên trường mầm non và phổ thông
Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giáo viên được kiêm nhiệm bao nhiêu chức danh?
Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học 2024
Quy định về định mức tiết dạy của giáo viên Tiểu học mới nhất 2024
Công văn 5512/BGDĐT 2020 về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trong trường học
Hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy cho giáo viên tiểu học 2024
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27