Chính sách mới về hưu trí và bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2020

Theo lộ trình trong Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) 2014, đến năm 2020, sẽ có 3 chính sách lớn về hưu trí có hiệu lực. Dưới đây là một số chính sách mới về chế độ hưu trí, bảo hiểm HoaTieu.vn đã tổng hợp lại xin chia sẻ đến các bạn.

Các chính sách mới về lương hưu, chế độ BHXH đều là những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Từ năm 2020 nhiều chính sách mới về BHXH, BHYT, chế độ hưu trí được áp dụng sẽ tác động lớn đến người lao động.

1. Chính sách mới về bảo hiểm từ 2020

1. Chậm nhất đến ngày 1.1.2020, Cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia BHYT (Căn cứ vào Điểm g, Khoản 5, Điều 42 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ).

2. Đến năm 2020, Cơ quan BHXH phải hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước (Căn cứ vào Khoản 2, Điều 9 Luật BHXH 2014).

3. Từ năm 2020, lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (Căn cứ vào Điểm a, Khoản 1, Điều 55 Luật BHXH 2014). Hiện nay, lao động nam đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đã đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

4. Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH; hiện nay chỉ cần đủ 18 năm đóng BHXH (Căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 56 Luật BHXH 2014).

5. Người lao động tham gia BHXH từ ngày 1.1.2020 đến ngày 31.12.2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu để tính lương hưu, trợ cấp một lần (Căn cứ vào Khoản 1, Điều 62 Luật BHXH 2014).

6. Đến năm 2020, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH (Căn cứ vào Khoản 2, Điều 96 Luật BHXH 2014).

2. Chính sách mới về hưu trí từ 1/12/2019

Tiếp tục điều chỉnh căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần

Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính như sau:

Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Trước đó, người lao động thuộc đối tượng trên khi tham gia BHXH từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu…

Mức mới về hưởng lương hưu hàng tháng

Theo quy định của Điều 56 (Luật Bảo hiểm xã hội 2014), từ năm 2020, lao động nam, đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội, khi có 18 năm đóng BHXH thì mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp lao động nữ đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật, Điều 56 quy định: Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm đóng BHXH.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động nam và nữ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%.

Tuy nhiên, cách tính lương hưu của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có gây bất lợi cho lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, so với lao động nam theo cách tính của Luật Bảo hiểm xã hội 2006.

Do đó, Quốc hội Khóa XIV (tháng 5/2018) đã thống nhất giao Chính phủ ban hành văn bản thực hiện chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2021 và bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu.

Điều kiện nghỉ hưu khi bị suy giảm khả năng lao động

Tại Điểm a, Khoản 1, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Theo đó, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu trong điều kiện bình thường về tuổi hưu (nam 60 và nữ 55 tuổi).

Lộ trình cụ thể: Từ ngày 1/1/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Sau đó mỗi năm tăng thêm 1 tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Với thời điểm hiện nay (năm 2019), lao động nam chỉ cần đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên./.

Tham khảo thêm

Đánh giá bài viết
5 395
0 Bình luận
Sắp xếp theo