3 việc về bảo hiểm cần làm ngay khi nghỉ việc
Lấy sổ bảo hiểm xã hội (BHXH); Lấy trợ cấp thất nghiệp; Nhận BHXH 1 lần.... là những việc người lao động cần làm ngay sau khi nghỉ việc để đảm bảo các quyền lợi của bảo hiểm xã hội.
Quyền lợi bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
1. Lấy sổ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Khoản 3 Điều 47 Bộ Luật lao động 2012 quy định:
“Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”
Mặt khác, theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm tiến hành xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động khi người đó nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc, đồng thời tiến hành trả sổ BHXH cho người lao động.
Theo quy định trên thì trách nhiệm xác nhận và trả sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động (công ty, doanh nghiệp). Tuy nhiên, trên thực tế nhiều đơn vị sử dụng lao động chậm thực hiện nên người lao động cần nhắc kế toán thực hiện quy định này để lấy được sổ BHXH.
2. Lấy trợ cấp thất nghiệp
Đúng như tên gọi, trợ cấp này chỉ áp dụng cho người lao động trong thời gian thất nghiệp, chờ tìm việc mới.
Lưu ý: Không phải ai cũng được hưởng loại trợ cấp này, mà chỉ được hưởng khi là người làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc và đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
* Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (khoản 2 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
+ Quyết định thôi việc.
+ Quyết định sa thải.
+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
+ Xác nhận của người sử dụng lao động trong đó có nội dung cụ thể về thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp hoặc hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với các chức danh được bổ nhiệm trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã.
Lưu ý: Trường hợp người lao động không có các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động do đơn vị sử dụng lao động không có người đại diện theo pháp luật và người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, người lao động cần mang theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.
- Sổ BHXH.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Bước 4: Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp
3. Nhận BHXH 1 lần
* Đối tượng hưởng BHXH một lần
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định những trường hợp người tham gia BHXH được nhận BHXH 1 lần nếu có yêu cầu, cụ thể:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Người đang bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
- Những đối tượng sau đây khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
- Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng (Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13).
* Hồ sơ, thủ tục hưởng BHXH 1 lần
Kết luận: Trên đây là 3 việc cần làm khi nghỉ việc để lấy được bảo hiểm. Tuy nhiên, không phải người lao động nào nghỉ việc cũng cần thực hiện tất cả những công việc trên.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Bảo hiểm của phần Hỏi đáp pháp luật.
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27