Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên 2024

Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên gồm những phẩm chất gì? Dùng tiêu chí nào để đánh giá phẩm chất, đạo đức giáo viên, hiệu trưởng? Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, có lẽ vì vậy mà nghề giáo viên bao giờ cũng đòi hỏi những phẩm chất chính trị, đạo đức nhất định.

Hãy cùng Hoatieu.vn tìm hiểu Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên theo quy định của pháp luật hiện nay.

1. Phẩm chất nhà giáo là gì?

Phẩm chất nhà giáo là những tiêu chuẩn về đạo đức lối sống của một người giáo viên nói riêng cũng như là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của một con người. Dựa vào khung chuẩn mực ấy, người ta có thể đánh giá các hành vi của một người giáo viên là tốt hay xấu và hành vi này có phù hợp với một phẩm chất nhà giáo hay không?

Giáo viên luôn luôn có trách nhiệm trau dồi, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường.

2. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tác phong và lề lối làm việc của giáo viên nhận xét?

Giáo viên, nghề giáo là một công việc cao quý, luôn là những người luôn gương mẫu, tiên phong đi đầu trong mọi hoạt động, từ công tác chính trị cho đến đạo đức lối sống và phải có lề lối, tác phong làm việc theo “chuẩn” của một người giáo viên nhân dân, người lái đò mẫu mực cho nhiều thế hệ học sinh noi theo.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống là một trong các phần mà giáo viên tự đánh giá, xếp loại chất lượng thông qua báo cáo. Nhận xét về khía cạnh này, giáo viên có thể tham khảo một vài cách tự nhận xét như sau:

- Luôn kiên định đối với đường lối của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Bản thân và gia đình luôn chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước. Luôn thực hiện việc tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Luôn chấp hành tốt quy chế, quy định của ngành. Thực hiện tốt quy định của cơ quan, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động.

- Luôn có ý thức giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên. Có ý thức cao trong việc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực. Được đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm.

- Luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp. Báo cáo đầy đủ, đúng và trung thực với cấp trên. Có quan hệ tốt với đồng nghiệp, có thái độ hòa nhã, tận tuỵ phục vụ nhân dân và học sinh.

- Cần nỗ lực hơn nữa để trau dồi kiến thức, kỹ năng của bản thân để giảng dạy cho học sinh thật tốt, dẫn dắt học sinh phát triển đúng hướng.

3. Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

3.1 Phẩm chất chính trị giáo viên

Phẩm chất chính trị của giáo viên được quy định tại điều 3 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT

  • Các tiêu chí đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống sẽ là căn cứ để giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Ngoài ra đây cũng là các tiêu chí để các cơ sở giáo dục phổ thông đánh giá năng lực giáo viên nhằm bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường.
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
  • Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.

Như vậy phẩm chất chính trị của giáo viên là phẩm chất liên quan đến năng lực giáo viên, hoạt động tổ chức và các hoạt động chính trị mà giáo viên cần tham gia.

Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

3.2 Phẩm chất đạo đức giáo viên

Phẩm chất đạo đức giáo viên được quy định tại điều 4 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT:

  • Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
  • Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
  • Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
  • Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Đối với nghề giáo thì đạo đức là yếu tố quan trọng để giáo dục các em học sinh, mỗi giáo viên cần có tâm huyết, lương tâm, có hành vi ứng xử đúng đắn với học sinh và đồng nghiệp. Một người giáo viên có đạo đức nghề nghiệp, có đạo đức con người thì sẽ luôn công tâm, coi sự đúng đắn là điều phải thực hiện nhằm làm gương cho các em học sinh của mình.

Ví dụ về những phẩm chất mà giáo viên mầm non cần có là: Có đạo đức nghề nghiệp; là người yêu nghề, mến trẻ; biết kiên trì nhẫn nại; có tinh thần trách nhiệm cao; có những kỹ năng để xử lý tình huống trong quản lý, giáo dục trẻ; có năng lực giảng dạy tốt,…

4. Tiêu chí đánh giá phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

4.1 Tiêu chí đánh giá phẩm chất giáo viên mầm non

- Đối với tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo thì:

  • Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
  • Mức khá: Có ý thức tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
  • Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

- Đối với tiêu chuẩn phong cách làm việc thì:

  • Mức đạt: Có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc của giáo viên mầm non;
  • Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện, tạo dựng phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ em;
  • Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học, tôn trọng, gần gũi trẻ em và cha mẹ trẻ; có ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.
Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên
Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên

4.2 Tiêu chí đánh giá phẩm chất giáo viên phổ thông

Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.

- Đạo đức nhà giáo

  • Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
  • Mức khá: Có tinh thần tự học, tự rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
  • Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức nhà giáo.

- Phong cách nhà giáo

  • Mức đạt: Có tác phong và cách thức làm việc phù hợp với công việc của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
  • Mức khá: Có ý thức tự rèn luyện tạo phong cách nhà giáo mẫu mực; ảnh hưởng tốt đến học sinh;
  • Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực về phong cách nhà giáo; ảnh hưởng tốt và hỗ trợ đồng nghiệp hình thành phong cách nhà giáo.

4.3 Tiêu chí đánh giá phẩm chất hiệu trưởng

Có đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực và tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường; có năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân.

- Đạo đức nghề nghiệp

  • Mức đạt: thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;
  • Mức khá: chỉ đạo phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường;
  • Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.

- Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường

  • Mức đạt: có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh;
  • Mức khá: lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường;
  • Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường.

5. Trách nhiệm của giáo viên trong giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh?

Với người giáo viên ngoài những phẩm chất đạo đức, lối sống mà mỗi giáo viên cần có thì các giáo viên cũng cần có trách nhiệm với những học trò của mình. Trong quá trình giảng dạy kiến thức cho học sinh thì giáo viên cần chỉ dạy cho các em những kỹ năng, những phẩm chất, đạo đức cần có của mỗi con người.

Vì vậy Giáo viên cần có những trách nhiệm như sau để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh:

  • Quan tâm đến từng học sinh của lớp mình giảng dạy để nắm bắt những suy nghĩ, tâm tư của trẻ;
  • Thường xuyên tổ chức những hoạt động nhằm giáo dục trẻ về đạo đức, lối sống;
  • Phát hiện ra trường hợp sai lệch về đạo đức cần có biện pháp để chỉ dạy kịp thời;
  • Đồng thời phối hợp với những bậc phụ huynh để uốn nắn trẻ về đạo đức, lối sống;
  • Phối hợp với nhà trường để có biện pháp giảng dạy cho con em tốt nhất.

Với sự phối hợp linh hoạt và giảng dạy nhịp nhàng thì việc giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh không còn quá khó khăn. Và giáo viên cũng biết được trách nhiệm lớn lao của mình trong sự nghiệp trồng người. Hơn nữa qua những biểu hiện đó cũng thấy được phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của một giáo viên khi mà vận dụng được những phẩm chất đó vào giảng dạy cho học sinh của mình.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Phẩm chất chính trị đạo đức lối sống của giáo viên. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Cán bộ công chức, mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
12 48.487
0 Bình luận
Sắp xếp theo