Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 9 theo công văn 5512 (cả năm)

Tải về

Giáo án Ngữ văn 9 được Hoatieu chhia sẻ đến bạn đọc trong bài viết này là tổng hợp file giáo án Ngữ văn 9 kì 1, giáo án ngữ văn 9 kì 2 được thiết kế theo hướng dẫn tại Công văn 5512 của Bộ giáo dục. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Văn lớp 9 đầy đủ 35 tuần dưới dạng file word rất thuận tiện cho các thầy cô tham khảo và tải về sử dụng.

Lưu ý: Để xem đầy đủ nội dung chi tiết bộ giáo án Ngữ văn lớp 9, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 9 mới nhất

TUẦN 1

Tiết: 1,2

Văn bản PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

- Lê Anh Trà -

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

- Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn…

* Tích hợp liên môn:

- Môn Lịch sử: Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925

- Môn Giáo dục công dân:

+ Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị

+ Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.

+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.

3. Phẩm chất

-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.

- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”.

- Chân dung tác giả, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: tạo tâm thế nhẹ nhàng, thoải mái và gây sự chú ý, lôi cuốn cho HS.

b. Nội dung hoạt động: GV chiếu trên màn hình nội dung yêu cầu, giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu, thảo luận nhóm theo tổ trước về Bác Hồ.

- HS thảo luận và trình bày theo suy nghĩ.

c. Sản phẩm học tập: học sinh trình bày câu trả lời trên giấy.

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV chiếu trên màn hình nội dung yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày nhanh, gọn những điều nhóm mình đã chuẩn bị.

GV cho thảo luận nhóm:

- Nhóm 1- 2: Tìm đọc những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về phong cảnh, nơi làm việc…của Bác. Rút ra được bài học gì về con người Hồ Chí Minh?

- Nhóm 3- 4: Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại” giúp em hiểu điều gì về Bác Hồ?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

HS trả lời, HS khác nhận xét

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

GV chốt ý và chuyển ý giới thiệu: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nền văn hoá tương lai

Nói đến Bác, Tố Hữu có câu thơ:

“Nâng niu tất cả chỉ quên mình
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải, hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”.

Câu thơ trên ca ngợi Bác Hồ sống khiêm tốn, giản dị và hi sinh quên mình. Một con người có vẻ đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa nền văn hóa phương Tây và nền văn hóa phương Đông. Tâm hồn của HCM thì lộng gió thời đại nhưng lại là một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về phong cách, lối sống của Người, chúng ta cùng tìm hiểu qua văn bản “Phong cách HCM” của Lê Anh Trà.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh. Giáo dục lòng kính trọng, tự hào và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

b. Nội dung hoạt động:

- Đọc văn bản

+ GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn

+ HS cách đọc; nhận xét cách đọc.

-Tìm hiểu văn bản:

+ GV linh hoạt tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân theo các câu hỏi trong sách hướng dẫn.

+ GV có thể đưa ra các câu hỏi gợi mở định hướng cho học sinh tự rút ra kết luận theo câu hỏi SHD.

c. Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS, vở ghi.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Giáo viên:

? Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà

? Cho biết hoàn cảnh, xuất xứ, kiểu loại văn?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

+ Một nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

- GV chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Lê Anh Trà (1927 – 1999)

- Quê quán ở tỉnh Quảng Ngãi.

- Vốn xuất thân từ quân sự sau sang làm báo →Tạo nên cái nhìn sâu sắc.

- Chuyên sâu nghiên cứu về Chủ tịch HCM.

- Học vị: Tiến Sĩ (năm 1984 được phong PGS, năm 1991được phong GS)

- Là một giáo sư chuyên nghiên cứu về triết học, văn hóa nghệ thuật VN.

2. Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: VB được viết năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, Người được Unesco công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

- Xuất xứ: Văn bản này được trích trong bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị” và in trong cuốn “HCM và văn hóa Việt Nam” (1990)

- Kiểu loại văn bản: Văn bản nhật dụng (Về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc).

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bố cục VB

a. Mục đích: Giúp HS nắm được thể loại, PTBĐ

b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

* Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi, nhấn mạnh những lời bình

+ Giáo viên đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc tiếp

GV đặt câu hỏi:

? Văn bản có tựa đề “Phong cách HCM”. Tác giả không giải thích phong cách là gì nhưng qua nội dung văn bản em hiểu từ phong cách trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ?

? Xét về nội dung, văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Tại sao em lại khẳng định như vậy?

? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

? Chỉ ra bố cục của văn bản?

? Nhận xét gì về bố cục của văn bản?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động nhóm.

+ HS thảo luận.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS

=>GV chốt:

* Giáo viên giải thích thêm các từ:

+ Bất giác: 1 cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước.

+ Đạm bạc: Sơ sài, giản dị, không cầu kỳ, bày vẽ

* GV bổ sung kiến thức :

+ VB Nhật dụng (Nhật dụng: Không chỉ có ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài, là việc làm thiết thực, thường xuyên).

+ Chủ đề của văn bản là: Sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

+ Thuyết minh.

* Giáo viên: Văn bản mang ý nghĩa cập nhật và ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người VN, nhất là lớp trẻ. Chính vì thế Ban chỉ đạo Trung ương đã triển khai thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 22-10-2007.

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Đọc - Chú thích:

a. Đọc:

b. Chú thích:

- Phong cách: là lối sống, cách ứng xử, cung cách trong phương diện sinh hoạt, làm việc nét riêng biệt và độc đáo riêng của mỗi người.

- Phong cách HCM: là lối sống, cách ứng xử, cung cách trong phương diện sinh hoạt, làm việc của HCM để tạo nên sự khác biệt với các lãnh tụ khác.

→ Sự khác biệt đó chỉ có ở một vị lãnh tụ duy nhất đó là HCM.

2. Bố cục:

- Thể loại: Văn bản nhật dụng.

- PTBĐC: thuyết minh.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 từ đầu ... rất hiện đại → Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm nên phong cách HCM.

+ Phần 2 tiếp … hết → Vẻ đẹp văn hóa trong phong cách HCM.

Hoạt động 3: Phân tích

a. Mục đích: Giúp HS nắm được Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh

b. Nội dung: HS thực hiện yêu cầu

c. Sản phẩm: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Nhiệm vụ 1:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

? Người đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại trên cs nào?

? Trên hành trình tiếp thu văn hóa nhân loại, Người đã có những điều kiện thuận lợi nào?

? Vậy Bác tiếp thu văn hóa nhân loại bằng cách nào?

? Qua những vấn đề trên em nhận xét gì về phong cách HCM?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức

- GV bổ sung: Sự hiểu biết của Bác sâu rộng, tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chủ động, sáng tạo và có chọn lọc. Bác không chỉ hiểu biết mà còn hòa nhập với môi trường văn hóa thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Đúng như nhà thơ Bằng Việt đã viết :

“Một con người: kim, cổ, Tây, Đông.

Giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét”.

1. Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của chủ tịch HCM.

- Cơ sở của sự tiếp thu:

+ Ý thức ham học hỏi của Người.

+ Bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

- Điều kiện thuận lợi:

+ Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

+ Làm nhiều nghề khác nhau→ Thông qua lao động, Người đã tìm hiểu được các tri thức văn hóa.

+ Nói và viết được nhiều thứ tiếng khác nhau→ Biến ngôn ngữ phong phú của mình trở thành chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra kho tàng văn hóa nhân loại.

- Cách tiếp thu:

+ Tiếp thu một cách chủ động.

+ Tiếp thu một cách có chọn lọc.

+ Tiếp thu trên cơ sở lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng.

→ Bác là người kế thừa và phát triển các giá trị văn hóa, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, vĩ đại và bình dị.

- Phong cách: thông minh, cần cù, yêu lao động, có vốn kiến thức sâu rộng, tiếp thu tri thức chọn lọc; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; xưa và nay; dân tộc và quốc tế tiếp thu trên nền tảng văn hóa dân tộc.

Nhiệm vụ 2:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV giới thiệu, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

? Nét đẹp trong lối sống của HCM được thể hiện qua những phương diện nào ? Nêu dẫn chứng?

- Nhóm 1: Nơi ở, làm việc

- Nhóm 2: Trang phục, tư trang.

- Nhóm 3: Ăn uống.

? Có bạn học sinh cho rằng “Cách sống giản dị đạm bạc của Bác Hồ lại vô cùng thanh cao, sang trọng ”. Em có đồng ý với ý kiến đó không vì sao ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ. GV hỗ trợ khi cần thiết.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức

- GV bổ sung: Là Chủ tịch nước, phải gánh những trọng trách lớn lao nhưng Bác lại chọn cho mình một cuộc sống giản dị, thanh cao. Cuộc sống phản chiếu chiều sâu văn hóa trong lối sống của Người → Bắt nguồn từ một quan điểm thẩm mĩ lành mạnh của Người Việt: Cái đẹp nằm trong cái giản dị, gần gũi, đời thường.

ð Liên hệ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng)

ðGDKNS: Từ nét đẹp trong phong cách lối sống của Bác em rút ra bài học gì cho bản thân?

- Bài học: Coi trọng giá trị tinh thần, không lệ thuộc vào vật chất, không coi cuộc sống là hưởng thụ. Cuộc sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Qua đây chúng ta cần học tập và noi theo tâm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Năng động, cần cù siêng năng, vận dụng tri thức có được vào trong học tập và trong công việc. Cuộc sống lành mạnh, không chạy theo điều phù phiếm, hào nhoáng, biết quan tâm và chia sẻ khó khăn với mọi người xung quanh, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ,…

Rút ra ý nghĩa của việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM: Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc.

2. Những nét đẹp trong phong cách HCM:

- Chủ tịch HCM có lối sống vô cùng giản dị:

+ Nơi ở và làm việc: là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ vẻn vẹn vài phòng.

+ Trang phục rất giản dị (bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ)

+ Tư trang: rất ít ỏi (chiếc vali con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm gắn với cuộc đời)

+ Ăn uống: bữa ăn rất đạm bạc (với những món ăn dân tộc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa)

→Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao, một vị Chủ tịch nước nhưng rất giản dị, không xa hoa lãng phí.

Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 9 theo công văn 5512 nhé.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.

Đánh giá bài viết
2 6.209
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm