Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo công văn 5512
Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.
Mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 7 mới nhất
Bài 18 - Tiết 73: Đọc – Hiểu văn bản
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3. Phẩm chất:
- Yêu quý trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
- Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm hay phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn bài
- Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
- Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các câu tục ngữ theo đúng yêu cầu
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Nhiệm vụ: Tìm và đọc các câu tục ngữ liên quan đến thời tiết
- Phương án thực hiện:
+ Thực hiện trò chơi “Đố vui”
+ Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt đọc các câu tục ngữ theo đúng chủ đề
- Thời gian: 2 phút
- Sản phẩm: Các câu tục ngữ về thời tiết
2. Thực hiện nhiệm vụ:
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ lập đội chơi
+ chuẩn bị tinh thần thi đấu
+ thực hiện trò chơi theo đúng luật
* Giáo viên:
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 2 đội lần lượt trình bày các câu tục ngữ theo đúng chủ đề. Hết thời gian thì dừng lại
3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh mỗi đội thống kê và báo cáo số lượng câu tục ngữ đã đọc được trong thời gian quy định
4. Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ kết quả làm việc
+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
=> Vào bài: Như các em vừa thấy có rất nhiều câu tục ngữ nêu kinh nghiệm về thời tiết. Vậy kho tàng tục ngữ với số lượng lớn sẽ là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung |
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút) - Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: + nội dung hs trình bày + phiếu học tập của nhóm - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá. - Tiến trình hoạt động: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và cho biết: Tục ngữ là gì? Với đặc điểm như vậy, tục ngữ có tác dụng gì? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày - Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày - Dự kiến sản phẩm: - Tục: Là thói quen lâu đời - Ngữ: Lời nói => là lời nói đúc kết thói quen lâu đời được mọi người công nhận - Làm cho lời ăn tiếng nói thêm hay, sinh động. 3. Báo cáo kết quả: - Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức - GV bổ sung, nhấn mạnh: + Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu + Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lđ, sx, con người, xã hội Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân - Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút) Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn đọc - giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. - HS đọc, nhận xét. Giải thích từ khó. - HS giải thích - > lắng nghe - > hiểu nghĩa từ Bước 2: Chia bố cục Phương pháp: Thảo luận nhóm - Phương thức thực hiện: + Hoạt động cá nhân + Hoạt động nhóm + Hoạt động chung cả lớp - Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập - Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó? - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện 2.Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: Làm việc cá nhân - > Thảo luận nhóm - > thống nhất ý kiến - Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết - Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 4 câu. 3. Báo cáo kết quả: - Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả - Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả - Học sinh nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá - > Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng GV chốt: Hai đề tài trên có điểm nào gần gũi mà có thể gộp vào một văn bản? - Hai đề tài có liên quan: thiên nhiên có liên quan đến sản xuất, nhất là trồng trọt, chăn nuôi. Các câu đều được cấu tạo ngắn gọn, có vần, nhịp, đều do dân gian sáng tạo và truyền miệng. HĐ 3: Đọc, hiểu văn bản Bước 1: Tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên - Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên - Phương pháp: Thuyết trình, thảo luận nhóm Cách tiến hành: +Hoạt động cá nhân +Hoạt động nhóm - Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về thiên nhiên - Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về thiên nhiên đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó? Trong thực tế những câu tục ngữ này được áp dụng như thế nào - Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe yêu cầu và thực hiện 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Làm việc cá nhânàthảo luận nhóm- >thống nhất ý kiến - Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần Dự kiến sản phẩm: Câu 1: - Kinh nghiệm: Tháng năm ngày dài đêm ngắn , tháng mười ngày ngắn đêm dài(do ánh sáng mùa hè và mây mù mùa đông) => đúc kết kinh nghiệm có tính quy luật của thời gian - Nghệ thuật đối, hiệp vần lưng, nói quá - > nhấn mạnh đặc điểm của thời gian, gây ấn tượng - Áp dụng thực tế: Sử dụng thời gian trong cuộc sống sao cho hợp lí. Lịch làm việc mùa hè khác mùa đông. Câu 2: - Kinh nghiệm: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao thì ngày hôm sau sẽ mưa. - Nghệ thuật: Hai vế đối xứng –> Làm cho câu tục ngữ cân đối nhịp nhàng, dễ thuộc, dễ nhớ. - Áp dụng thực tế: Trông sao, dự báo thời tiết. Biết thời tiết để chủ động bố trí công việc ngày hôm sau. Câu 3: - Kinh nghiệm: Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà(do ánh sáng mặt trời chiếu vào mây) thì sắp có gió bão lớn cần phải chằng chống nhà cửa cẩn thận. - Nghệ thuật: Ẩn dụ”ráng mỡ gà” - Áp dụng: Hiện nay khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. Ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian qua câu tục ngữ vẫn còn có tác dụng. Câu 4: - Kinh nghiệm: Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến dời tổ, từng đàn bò lên cao thì sẽ có lụt lội - Nghệ thuật:Hai vế cân xứng, vần bằng “bò- lo” - Áp dụng: Phải đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch. 3.Báo cáo sản phẩm - Giáo viên gọi đại diện 1- 2 nhóm lên trình bày bằng phiếu học tập - Học sinh các nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét đánh giá - Giáo viên chốt kiến thức ghi bảng GV chốt, chuyển: Bốn câu tục ngữ trên đều có điểm chung là đúc kết những kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt của đất nước ta. Ngoài ra nhân dân ta còn đúc kết những kinh nghiệm trong lao động sản xuất Bước 2:Tìm hiểu những câu tục ngữ về lao động sản xuất - Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa, cách vận dụng và một số hình thức nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất - Phương pháp: Dự án Cách tiến hành: - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu trước ở nhà - Sản phẩm hoạt động: Nội dung , nghệ thuật của nhóm các câu tục ngữ về lao động sản xuất - Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: Các câu tục ngữ về lao động sản xuất đúc kết những kinh nghiệm gì?Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu đó?ý nghĩa của mỗi kinh nghiệm. - Học sinh tiếp nhận: Thực hiện ở nhà 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh:Thảo luận trong nhóm- >thống nhất ý kiến chỉnh sửa sản phẩm nếu cần - Giáo viên: Quan sát ,hỗ trợ học sinh nếu cần Dự kiến sản phẩm: Câu 5: - Kinh nghiệm: Đề cao vai trò ,giá trị của đấtĐất quý như vàng. - Nghệ thuật :Hai vế đối xứng, so sánh - ý nghĩa của kinh nghiệm: con người sử dụng đất hiệu quả không lãng phí đất Câu 6: - Kinh nghiệm: thứ tự các nghề mang lại kinh tế cao:thứ nhất là nghề đào ao thả cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng - Nghệ thuật:liệt kê - Ý nghĩa: Phát triển kinh tế VAC, nuôi tôm, nuôi cá nâng cao giá trị kinh tế trong các hộ gia đình Câu 7: - Kinh nghiệm: Nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước - Nghệ thuật: Phép liệt kê dễ thuộc dễ nhớ - ý nghĩa: Chú trọng yếu tố thủy lợi, trong sản xuất Câu 8: - Kinh nghiệm: Trồng trọt đúng thời vụ và làm đất kĩ lưỡng năng suất sẽ bội thu - Nghệ thuật:Kết cấu cân xứng, vần lưng - Áp dụng: Trồng trọt phải đúng thời vụ 3. Báo cáo sản phẩm - Giáo viên gọi đại diện 1- 2 nhóm lên trình bày. - Học sinh các nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét đánh giá tinh thần chuẩn bị ở nhà của các nhóm - Giáo viên chốt kiến thức. HĐ4: Tổng kết Mục tiêu: Giúp học sinh khái quát được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản - Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân Cách tiến hành: - Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên yêu cầu - Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh Tiến trình: 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các câu tục ngữ? - Học sinh lắng nghe yêu cầu 2. Thực hiện nhiệm vụ: - Học sinh: Suy nghĩ làm việc cá nhân - Giáo viên: Lắng nghe, nhận xét câu trả lời của học sinh Dự kiến sản phẩm: - Nghệ thuật: Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc; sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả; tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng. - Nội dung: Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta. 3.Báo cáo sản phẩm - Giáo viên gọi học sinh trả lời - Học sinh khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, đánh giá - Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức ghi bảng - HS đọc ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP Mục tiêu:Giúp học sinh tìm thêm các câu tục ngữ khác Phương pháp: Học sinh hoạt động cặp đôi Sản phẩm: Các câu tục ngữ học sinh tìm được Tiến trình 1.GV chuyển giao nhiệm vụ - GV nêu yêu cầu: Em hãy tìm thêm những câu tục ngữ về thiên nhiên mà em biết hoặc sưu tầm? - HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ - HS trao đổi cặp đôi, thống nhất lựa chọn - GV lắng nghe Dự kiến sản phẩm: Chuồn chuồn bay thấp .....thì râm. Cầu vồng cụt không lụt thì mưa. Trời đang nắng cỏ gà trắng thì mưa Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.... Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa 3. Báo cáo sản phẩm - GV gọi các cặp đôi trình bày - Các cặp khác nhận xét bổ sung 4.Đánh giá kết quả - Giáo viên nhận xét, cho điểm | I. Tìm hiểu chung: 1. Khái niệm: - Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về: + Quy luật của thiên nhiên + Kinh nghiệm lao động sản xuất + Kinh nghiệm về con người và xã hội. 2. Đọc, Chú thích, Bố cục: + Từ câu 1 đến 4 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên. + Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về lao động sản xuất. II. Đọc, hiểu văn bản: 1.Những câu tục ngữ về thiên nhiên a. Câu 1: - Nghệ thuật: đối, hiệp vần lưng, nói quá - Nội dung: nhấn mạnh (Đêm tháng năm rất ngắn và ngày tháng mười cũng rất ngắn.) Ý nói: Mùa hè đêm ngắn, ngày dài; mùa đông đêm dài, ngày ngắn. b. Câu 2: - Nghệ thuật: đối xứng, gieo vần lưng - Nội dung: Đêm có nhiều sao thì ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không có sao hoặc ít sao thì ngày hôm sau sẽ mưa. c. Câu 3: - Nghệ thuật ẩn dụ Khi chân trời xuất hiện sắc vàng màu mỡ gà thì sắp có gió bão lớn d. Câu 4: - Nghệ thuật:Vần bằng- > Vào tháng 7 âm lịch nếu kiến bò lên cao thì sắp có lụt lội 2. Tục ngữ về lao động sản xuất: a. Câu 5: - Nghệ thuật: so sánh - Nội dung; khẳng định đất quý giá như vàng. b. Câu 6: - Nghệ thuật: liệt kê - Nội dung:khẳng định thứ tự các nghề mang lại lợi ích kinh tế lớn: thứ nhất là nghề đào ao thả cá, thứ nhì là làm vườn, thứ ba là làm ruộng c. Câu 7: - Sử dụng phép liệt kê : - Nội dung: nghề trồng lúa cần phải đủ 4 yếu tố: Nước, phân, cần, giống trong đó quan trọng hàng đầu là nước. d. Câu 8: - cấu trúc đối xứng, vần lưng - Trồng trọt cần đảm bảo 2 yếu tố thời vụ và đất đai III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Ngắn gọn,có vần nhịp, giàu hình ảnh. 2. Nội dung: Đúc kết kinh nghiệm quý về tự nhiên và lao động, sản xuất * Ghi nhớ (sgk) IV. Luyện tập |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo công văn 5512 nhé.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 7 theo công văn 5512 PDF
4,2 MB 13/01/2021 11:28:33 SA
Gợi ý cho bạn
-
Kế hoạch bài dạy Lịch sử lớp 7 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
-
Giáo án STEM môn Công nghệ lớp 7 (6 bài)
-
Giáo án điện tử Sinh học 7 Chân trời sáng tạo cả năm
-
Trọn bộ giáo án điện tử lớp 7 Chân trời sáng tạo
-
Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo
-
(Cả năm) Giáo án Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo file word 2024
-
Giáo án Địa lớp 7 Chân trời sáng tạo cả năm bản chuẩn
-
Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh Diều cả năm
-
Giáo án Tiếng Anh 7 Global Success cả năm
-
Giáo án Mĩ thuật 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cả năm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Giáo án lớp 7
(Tải miễn phí) Giáo án Ngữ Văn 7 Cánh Diều 2024 35 tuần
Giáo án giáo dục địa phương 7 tỉnh Quảng Nam chủ đề 1-6
Giáo án Tin học lớp 7 Cánh Diều 35 tuần
Giáo án STEM Toán lớp 7: Thước chữ T
Giáo án Giáo dục địa phương 7 Quảng Ninh file word
(Tải free) Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức cả năm