Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 8 theo công văn 5512
Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 8 theo công văn 5512 là mẫu giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo.
Mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn lớp 8 mới nhất
Tuần: Tiết: VĂN BẢN | NHỚ RỪNG Thế Lữ | Ngày soạn: Ngày dạy: |
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú.
- Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
2. Năng lực:
- Rèn cho HS có năng đọc, phân tích thơ
- Năng lực cảm thụ văn học.
3. Phẩm chất: HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, vở ghi, nghiên cứu bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3’)
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động
- Trình bày miệng
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu:
? Dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà, cho biết bài thơ tác giả mượn lời của ai? Việc mượn lời như vậy có tác dụng gì?
- Học sinh tiếp nhận
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ
- Giáo viên:quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết
- Dự kiến sản phẩm: Trong bài thơ tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú=>bộc lộ cảm xúc của mình…
*Báo cáo kết quả
- Gv: gọi hs trả lời
- Hs:trả lời
*Đánh giá kết quả
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- > Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Các em ạ, những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt giai đoạn (1932 – 1942) xuất hiện 1 phong trào thơ với sự cách tân về nội dung và nghệ thuật, làm say lòng người - đó là phong trào thơ mới. Nó như 1 luồng gió thổi mát cả 1 nền văn học. Và nói đến phong trào thơ mới ta không thể không kể đến tên tuổi của nhà thơ Thế Lữ - người đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang cho thơ mới. Bài thơ tiêu biểu của ông mà chúng ta học hôm nay là bài thơ Nhớ rừng, tác giả đã mượn lời của con hổ ở vườn bách thú để bộc lộ rõ tâm trạng của mình và tâm trạng đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
- > Giáo viên nêu mục tiêu bài học
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: I. Giới thiệu chung (10’) 1. Mục tiêu: - Nắm được tiểu sử của tác giả Thế Lữ - Nắm được hoàn cảnh sáng tác,thể loại của bài thơ - Rèn cho hs kĩ năng làm việc cá nhân, cách đọc diễn cảm thơ 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động - Trình bày miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh tự đánh giá. - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu ? Nêu những nét hiểu biết của mình về tác giả? ? Nêu vị trí của bài thơ “Nhớ rừng” trong sự nghiệp của Thế Lữ ? ? Em có hiểu biết gì về bài thơ? ? Khi mượn lời con hổ ở vườn bách thú, nhà thơ muốn ta liên tưởng đến điều gì về con người? ? Nêu bố cục của bài thơ? - Học sinh tiếp nhận *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời, đọc. - Giáo viên: hướng dẫn đọc, đọc mẫu. * Dự kiến sản phẩm: - Tên thật: Nguyễn Thứ Lễ - Bút danh: Thế Lữ - Quê: Bắc Ninh (Gia Lâm- Hà Nội) - Thế Lữ là một trong những nhà thơ mới đầu tiên góp phần làm nên chiến thắng cho phong trào Thơ mới. - Ngoài sáng tác thơ, còn viết truyện trinh thám, kinh dị… - Trước cách mạng ông viết báo, sáng tác thơ, văn, biễu diễn kịch. Sau cách mạng ông chuyển sang hoạt động sân khấu và trở thành một trong những người xây dung nền kịch nói hiện đại Việt Nam. - Được nhà nước tặng giải thưởng HCM về VHNT: 2003. - Tác phẩm chính: Mấy vần thơ (1935) Vàng và máu (1934)… Gv: Sử dụng ảnh chân dung để giới thiệu về tác giả “ Độ ấy Thơ mới vừa xuất hiện. Thế Lữ như vầng sao đột hiện ánh sáng chói khắp cả trời thơ Việt Nam. Dẫu sau này danh vọng Thế Lữ có mờ đi ít nhiều nhưng người ta không thể không nhìn nhận cái công Thế Lữ đã dựng thành nền thơ mới ở xứ này. Trong “ TNVN” Hoài Thanh viết: Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người ta tin ở thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay. - “Thơ mới” lúc đầu dùng để gọi tên một thể thơ: thơ tự do. Khoảng sau năm 1930 một loạt thi sĩ trẻ xuất thân “Tây học” lên án “thơ cũ” (chủ yếu là thơ Đường Luật ) là khuôn sáo, trói buộc. Họ đòi đổi mới thơ ca và đã sáng tác những bài thơ khá tự do, số câu số chữ trong bài không có hạn định gọi đó là “Thơ mới”. Nhưng rồi “Thơ mới” không chỉ để gọi thể thơ tự do mà chủ yếu dùng để gọi một phong trào thơ có tính chất lãng mạn tiểu tư sản bột phát năm 1932 và kết thúc vào năm 1945 gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận….Phong trào Thơ mới ra đời và phát triển mạnh mẽ rồi đi vào bế tắc trong vòng 15 năm. Trong Thơ mới số thơ tự do không nhiều mà chủ yếu là thơ bảy chữ, lục bát, tám chữ không còn bị ràng buộc bởi những quy tắc nghiệt ngã của thi pháp cổ điển. - Bài thơ “Nhớ rừng” in trong tập “Mấy vần thơ”, năm 1935. Đó là thời kì đất nước ta đang trong cảnh bị thực dân Pháp đô hộ, nhân dân chịu cảnh lầm than, khi tình hình cách mạng Việt Nam sau Xô Viết Nghệ Tĩnh đang tạm thời thoái trà. - “Nhớ rừng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ, in trong tập “ Mấy vần thơ” và được đánh giá là tác phẩm mở đường cho sự chiến thắng của thơ mới “Nhớ rừng” là “lời con hổ trong vườn bách thú”. Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là tâm sự của “Thế hệ 1930”, những thanh niên trí thức “Tây học” vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời. Đây cũng là tâm sự chung của mọi người dân Việt Nam trong cảnh mất nước bấy giờ. - “Nhớ rừng” đã có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Về mặt nào đó có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên cảm hứng chủ yếu của bài thơ vẫn là cảm hứng lãng mạn. - Thể thơ: Tự do Gv: giới thiệu thể thơ tự do. + Mỗi dòng thường có 8 tiếng. + Nhịp ngắt tự do. + Vần không cố định. + Giọng thơ ào ạt, phóng khoáng. - Bố cục của bài thơ: + Đoạn 1+4: con hổ ở trong cũi sắt. + Đoạn 2+3: con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ. + Đoạn 5: Khao khát giấc mộng ngàn. *Báo cáo kết quả: trình bày cá nhân. *Đánh giá kết quả: - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản: (25’) 1.Mục tiêu: Hiểu được tâm trạng chấn ghét thực tại và niềm khát khao tự do cháy bỏng của hổ 2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân 3. Sản phẩm hoạt động: học sinh trả lời ra giấy nháp 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Gv: đánh giá hs - Hs: đánh giá lẫn nhau 5. Tiến trình hoạt động: Nhiệm vụ 1: * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: Yêu cầu GV: treo bảng phụ Đ1 ? Gọi h/s đọc đoạn 1? Hs đọc đoạn 1. ? Hãy tìm những từ ngữ diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ? ? Em hiểu ntn về từ “gậm” và từ “khối” (nghĩa và loại từ)? Có thể thay thế chúng bằng những từ ngữ khác được không ? ? Tư thế “nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ? ? Như vậy ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Âm điệu của hai câu thơ mở đầu ntn? ? Từ đó ta thấy hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ như thế nào? ? Khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú, con hổ tỏ thái độ ntn với con người và những con vật khác xung quanh? Thái độ đó thể hiện qua những từ ngữ nào? ? Tại sao con hổ lại có tâm trạng như vậy? *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời - Giáo viên: nhận xét - Dự kiến sản phẩm: Hs đọc đoạn 1. ? Hãy tìm những từ ngữ diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ? - Hoàn cảnh: trong cũi sắt, nằm dài trông ngày tháng dần qua. - Tâm trạng: gậm, khối căm hờn. ? Em hiểu ntn về từ “gậm” và từ “khối” (nghĩa và loại từ)? Có thể thay thế chúng bằng những từ ngữ khác được không ? - Gậm: động từ, dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp. => Sự gặm nhấm đầy uất ức và bất lực của con hổ khi bị mất tự do. - “Khối căm hờn” gợi cho ta có cảm giác như trông thấy sự căm hờn có hình khối rõ ràng. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do đã kết tụ lại thành khối, thành tảng, cứng như những chấn song sắt lạnh lùng kia. - Gậm: ĐT, Khối: danh từ - Gậm= ngậm: Khối= mối- > mức độ biểu cảm kém đi ? Tư thế “nằm dài trông ngày tháng dần qua” nói lên tình thế gì của con hổ? - Tình thế buông xuôi bất lực, ngày đêm gậm nhấm nỗi căm hờn. ? Như vậy ở đây tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Âm điệu của hai câu thơ mở đầu ntn? ? Từ đó ta thấy hoàn cảnh và tâm trạng của con hổ ntn? Tác giả đã sử dụng thủ pháp đối lập, câu thơ đầu 8 tiếng thì 5 tiếng là thanh trắc, câu thơ thứ hai 8 tiếng thì 7 tiếng là thanh bằng, giọng điệu chán trường, u uất, một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp cách ngắt nhịp dồn dập, lúc kéo dài như một tiếng thở dài ngao ngán. Đặc biệt là việc sử dụng từ ngữ rất gợi cảm: “gậm”… giúp ta cảm nhận được nổi căm uất, tuyệt vọng cứ gặm nhấm dần để huỷ hoại tư tưởng của con hổ. ? Khi bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú, con hổ tỏ thái độ ntn với con người và những con vật khác xung quanh? Thái độ đó thể hiện qua những từ ngữ nào? - Khinh ghét con người gọi họ là lũ “ngạo mạn, ngẩn ngơ”. - Nỗi nhục bị biến thành trò chơi lạ mắt tầm thường (Giương mắt bé giễu…) - Bất bình vì bị ở chung cùng “bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự” ? Tại sao con hổ lại có tâm trạng như vậy? - Vì hổ là chúa sơn lâm, chúa tể của muôn loài, giờ bị xem thường như những kẻ thấp kém địa vị, song quan trọng hơn nó đau xót cho lũ gấu, báo không biết được nỗi nhục nhằn tù hãm. => Nó khinh lũ người nhỏ bé bên ngoài, nó cảm thấy nhục nhã phải hạ mình ngang hàng với bọn gấu, báo. Lúc này hổ thấm thía thân phận “Hùm thiêng khi đã sa cơ cùng hèn”. *Báo cáo kết quả: trình bày. *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. Nhiệm vụ 2: * Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên: Yêu cầu h/s đọc tiếp đoạn 4. ? Dưới con mắt của con hổ cảnh vườn bách thú hiện ra qua những chi tiết nào? Đó là cảnh ntn? ? Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ? Qua đó em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” ntn? ? Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ, cách sử dụng từ ngữ? Cho ta thấy tâm trạng con hổ như thế nào? ? Qua việc phân tích hai đoạn thơ giúp em hiểu gì về tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú? ? Nếu ta đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác của nó thì tâm trạng ấy còn là của ai? - Học sinh tiếp nhận. * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh: trả lời cá nhân, cặp đôi. - Giáo viên: nhận xét. - Dự kiến sản phẩm: Hs đọc ? Dưới con mắt của con hổ cảnh vườn bách thú hiện ra qua những chi tiết nào? Đó là cảnh ntn? - Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng. Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng. Len dưới nách những mô gò thấp kém. Dăm vừng lá không bí hiểm. - > Tất cả chỉ là đơn điệu, nhàm tẻ, chỉ là nhân tạo do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người nên rất “tầm thường”, giả dối chứ không phải là thế giới tự nhiên to lớn mạnh mẽ, bí hiểm. ? Cảnh tượng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của con hổ? Qua đó em hiểu “niềm uất hận ngàn thâu” ntn? - Gây nên phản ứng đó là niềm uất hận. Đó là trạng thái bực bội, u uất kéo dài vì phảo sống chung với mọi sự tầm thường giả dối. ? Em có nhận xét gì về giọng điệu đoạn thơ, cách sử dụng từ ngữ? Cho ta thấy tâm trạng con hổ như thế nào? - Giọng giễu nhại, cách ngắn nhịp ngắn, dồn dập, từ ngữ liệt kê liên tiếp. - > Tâm trạng bực bội, chán chường, khinh ghét với thực tại, phủ nhận thực tại, khao khát sự cao cả, phi thường. ? Qua việc phân tích hai đoạn thơ giúp em hiểu gì về tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú? - Đó là tâm trạng chán ghét cuộc sống thực tại tù túng, tầm thường, giả dối. - Khao khát được sống tự do, chân thực. THẢO LUẬN CẶP ĐÔI (2’) ? Nếu ta đặt bài thơ trong hoàn cảnh sáng tác của nó thì tâm trạng ấy còn là của ai? - Thái độ ngao ngán, chán ghét cuộc sống thực tại tầm thường, tù túng. Đó chính là tiếng lòng, là nỗi ngao ngán của người dân nô lệ trong cảnh đời tối tăm, u buồn. Gv: Điều đó giúp cho bài thơ có tiếng vang rộng rãi và ít nhiều có tác dụng khơi dậy tình cảm yêu nước, khát khao độc lập tự do của người dân VN khi đó. *Báo cáo kết quả *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá - >Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng | I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: - Thế Lữ (1907–1989), tên thật là Nguyễn Thứ Lễ. - Quê: Bắc Ninh. - Ông là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào Thơ mới chặng đầu (1932 – 1935). 2. Văn bản: a, Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, thể loại: - Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ: sáng tác năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” - Thể thơ: Tự do b, Đọc, chú thích, bố cục: II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Con hổ ở vườn bách thú. - NT: đối lập giọng điệu chán chường, sử dụng ĐT mạnh, danh từ hóa tính từ => - Hoàn cảnh: bị giam cầm trong cũi sắt. - Tâm trạng: uất ức, sự buông xuôi, bất lực. Thấy khinh ghét, nhục nhã, đau xót. - Giọng giễu nhại, cách ngắn nhịp ngắn, dồn dập, từ ngữ liệt kê liên tiếp. => + Cảnh vườn bách thú: đơn điệu, nhàm tẻ, tầm thường, giả dối, tù túng. + Sự khinh ghét, chán chường thực tại đến mức cao độ. |
Lưu ý: Do nội dung giáo án rất dài, nên mời các bạn bấm vào nút Tải về để xem đầy đủ Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 8 theo công văn 5512 nhé.
Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Tran Thao
- Ngày:
Tải Mẫu giáo án môn Ngữ văn lớp 8 theo công văn 5512 PDF
4 MB 13/01/2021 1:56:46 CH
Gợi ý cho bạn
-
Giáo án lớp 8 Kết nối tri thức tất cả các môn
-
Giáo án điện tử Lịch sử 8 Cánh Diều
-
Giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh Diều 2024 cả năm
-
(Cả năm) Giáo án Địa 8 sách Cánh Diều 2024
-
Giáo án điện tử lớp 8 sách mới Cánh Diều, Kết nối, Chân trời sáng tạo
-
Giáo án tiếng Anh 8 Chân trời sáng tạo 2024 cả năm
-
Giáo án điện tử môn Sinh học 8 Kết nối tri thức (Bài 30 đến 40)
-
(Unit 1-8) Giáo án Anh 8 i-Learn Smart World
-
Giáo án điện tử Hóa học 8 Kết nối tri thức cả năm
-
(35 tuần) Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức với cuộc sống 2024
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Giáo án lớp 8
(Đủ các chủ đề) Giáo án môn Tin học lớp 8 Cánh Diều 2024 cả năm
Giáo án điện tử Lịch sử 8 Cánh Diều
Giáo án Giáo dục địa phương 8 tỉnh Hòa Bình (bài 1, 2, 3, 4)
Giáo án Ngữ văn 8 sách Cánh Diều 2024 cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh Diều (chủ đề 1-8)
Mẫu giáo án môn Ngữ văn THCS theo công văn 5512