Giáo án Giáo dục địa phương 8 tỉnh Hòa Bình (bài 1, 2, 3, 4)

Tải về

Tải giáo án Giáo dục địa phương 8 Hòa Bình

Giáo án Giáo dục địa phương 8 Hòa Bình file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 8 của tỉnh Hòa Bình giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các kiến thức văn hóa lịch sử của địa phương mình. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 8 Hòa Bình file doc, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Mẫu giáo án GDĐP 8 Hòa Bình

VĂN HÓA, LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG

BÀI 1. NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC Ở HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Mô tả được khái quát nhà ở của một số dân tộc ở tỉnh Hoà Bình.

- Trình bày được đặc điểm nhà ở truyền thống của dân tộc Mường, Thái, Mông ở Hòa Bình

- So sánh được điểm giống nhau và khác nhau giữa nhà ở của một số dân tộc ở tỉnh Hoà Bình.

- Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ công trình kiến trúc nhà ở truyền thống của tỉnh Hoà Bình.

2. Phẩm chất

- Trân trọng, tự hào và có ý thức bảo tồn nét văn hóa truyền thống trong nhà ở của các dân tộc ở Hòa Bình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV GDĐP Hoà Bình 8.

- Máy tính, máy chiếu.

- Tranh ảnh, tư liệu về nhà ở ở Hoà Bình.

2. Đối với học sinh

- SGK GDĐP Hoà Bình 8.

- Đọc trước bài học trong SGK, chuẩn bị sản phẩm tìm hiểu theo nhóm đã được phân công : tranh ảnh, video…. nhà ở của các dân tộc.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về kiến thức mới.

b. Nội dung: HS quan sát hình ảnh và gọi tên kiểu nhà ở của dân tộc ở Hòa Bình.

c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi: Nhìn hình đoán tên

Nội dung : HS quan sát hình ảnh và gọi tên kiểu nhà ở của dân tộc ở Hòa Bình. HS nào giơ tay nhanh và có câu trả lời đúng sẽ giành được phần thưởng.

Mẫu giáo án GDĐP 8 Hòa Bình

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh, thảo luận theo cặp đôi và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hình 1 : Nhà sàn truyền thống của người Mường

- GV dẫn dắt HS vào bài học: “An cư lạc nghiệp” là tư tưởng đã in sâu vào tâm tưởng của người Việt ta từ ngàn đời nay. Nhà ở không chỉ là tránh trú nắng mưa mà còn là nơi sinh hoạt của đại gia đình, nơi gắn kết tình cảm thân thiết. Mỗi cấu trúc nhà nói lên những đặc điểm văn hóa, tư duy của các dân tộc. Bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu chủ đề: Nhà ở truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về nhà ở truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình.

a. Mục tiêu: Nêu được đặc điểm nhà ở của các dân tộc ở Hoà Bình.

b. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 1, trang 8 và suy nghĩ trả lời câu hỏi:

+ Nhà ở truyền thống của các dân tộc ở Hòa Bình thường sử dụng những vật liệu gì và có những dạng cơ bản nào?

- GV đặt tiếp câu hỏi: Tại sao cần phải bảo tồn nhà ở truyền thống của các dân tộc?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời đại diện các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và rút ra kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Khái quát về nhà ở truyền thống của các dân tộc ở tỉnh Hoà Bình

- Nhà ở của các dân tộc được thiết kế, xây dựng dựa trên quan niệm riêng thể hiện trong chất liệu, kiểu dáng và công năng sử dụng.

- Các dân tộc sinh sống ở Hoà Bình có 3 dạng nhà truyền thống: nhà trệt; nhà sàn; nhà nửa sàn nửa trệt.

- Vật liệu truyền thống thường tận dụng nguồn có sẵn trong tự nhiên như bương tre, nứa, lá, đất, đá...

- Nhiều nhà sàn mới có những thay đổi quan trọng trong bộ khung, mái, vật liệu hiện đại như sắt, thép, tôn, kính, nhựa... à nhà ở nguy cơ mất dần nét truyền thống nên cần có sự sự bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc.

....................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 1.813
Giáo án Giáo dục địa phương 8 tỉnh Hòa Bình (bài 1, 2, 3, 4)
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm