Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)

Tải về

Giáo án Giáo dục địa phương 8 Đắk Lắk file word - Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Đắk Lắk được biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nhằm giới thiệu cho học sinh những hiểu biết về địa phương, nơi các em đang sinh sống. Tù đó, giúp các em bồi dưỡng thêm tình yêu quê hương đất nước. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 8 tỉnh Đắk Lắk với nội dung của 12 bài học. Mời các bạn cùng tham khảo.

Mẫu Giáo án Giáo dục địa phương 8 Đắk Lắk được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Để xem trọn bộ giáo án GDĐP 8 Đắk Lắk 12 bài, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Giáo án GDĐP 8 Đắk Lắk - bài 1

Bài 1: ĐẮK LẮK TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

(Thời lượng: 3 tiết; Tuần 1, 2, 3)

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

- Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình chính trị, dân cư, và đời sống xã hội đời sống ở Đắk Lăk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX

- Nêu được những hoạt động kinh tế và hình thức sở hữu của dân cư Đắk Lăk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX.

2. Về phẩm chất

- Chăm chỉ, tích cực học tập khám phá những nét tiêu biểu trong lịch sử, văn hóa của quê hương Đắk Lắk.

- Biết yêu quê hương Đắk Lắk và trân trọng những giá trị văn hóa của quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Tài liệu giáo dục địa phương

- Tư liệu tranh ảnh, liên quan đến chính trị, xã hội, đời sống văn hóa, lễ hội… ở Đắk Lắk

- Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk.

2. Học sinh

- Chuẩn bị bút dạ

- Bảng nhóm

- Tài liệu giáo dục địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. HOẠT ĐỘNG XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP

a. Mục tiêu.

- Tạo sự hứng khởi cho học sinh trước khi vào tiết học

- Học sinh định hướng được nhiệm vụ học tập của mình trong quá trình học tập

b. Tổ chức thực hiện.

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu học sinh xem một đoạn video về trải nghiệm văn hóa người Ê đê theo Lik: https://antv.gov.vn/tin-tuc/van-hoa/trai-nghiem-van-hoa-dan-toc-e-de-o-dak-lak-311744.html

- Video vừa xem cho em biết điều gì? em có cảm nhận gì về Đắk Lắk? Hãy chia sẻ cùng các bạn.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh làm việc cá nhân, xem phim, suy ngẫm những cảm nhận của mình về văn hóa của người ê đê theo các nội dung GV yêu cầu.

* Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện 4 HS chia sẻ những cảm nhận của mình trước lớp

- Các HS khác bổ sung

* Bước 4: Nhận xét kết quả hoạt động

- GV nhận xét chung và từ đó dẫn dắt vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

* Hoạt động : I.TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ

a. Mục tiêu.

- Trình bày và nhận xét được những nét chính về tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX

b. Tổ chức thực hiện:

*Bước 1 GV chuyển giao nhiệm vụ

- Gv yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi, đọc thông tin tài liệu mục 1, hoàn thành phiếu học tập về tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX

Thời gian

Tình hình chính trị

1471

Từ cuối thế kỉ XV

1540

Đầu thế kỉ XIX

- Trình bày tình hình chính trị ở Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX trước lớp.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc thông tin mục 1 sgk

- Thảo luận với bạn và cùng hoàn thành nội dung trong phiếu học tập

* Sản phẩm:

- Năm 1471, Vua Lê Thánh Tông đặt Tây Nguyên là nước Nam Bàn

- Từ cuối thê kỉ XV, Đắk Lắk nói riêng, Tây Nguyên nói chung trở thành một phần lãnh thổ của Đại Việt

- Năm 1540, Bùi Tá Hán thi hành nhiều chính sách nhằm thắt chặt mỗi quan hệ giữa Đại Việt và các tộc người trên vùng cao nguyên như: Mở rộng quan hệ buôn bán giữa người Kinh với đồng bào Tây Nguyên; xin phong vương cho hai thủ lĩnh là Thủy Xá và Hỏa Xá người jrai.

- Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn khuyến khích người Kinh và người miền núi tư do trao đổi hàng hóa. Người Kinh thường xuyên lên xuống vùng Đắk Lắk.
* Bước 3: Báo cáo kết quả

- Đại diện 2 đến 3 cặp, dựa vào phiếu học tập đã hoàn thành mô tả lại tình hình chính trị của Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX trước lớp.

- Các cặp khác sẽ góp ý, bổ sung và hoàn chỉnh nội dung.

* Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh.

- Dùng tư liệu, hình ảnh, mục em có biết để dẫn chứng thêm về tình hình chính trị của Đắk Lắk thời gian này và chốt lại nội dung chính như sản phẩm.

- Cho học sinh cả lớp thảo luận: Em có nhận xét gì về tình hình chính trị của Đắk Lắk từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX?

- HS trao đổi tự do

- Đại diện 2 HS lên trình bày trước lớp

- GV nhận xét và rút ra kết luận: Từ đầu thế kỉ XV, ĐL đã được các vua Đại Việt quan tâm, từng bước trở thành lãnh thổ của Đại Việt, những việc làm của các vua quan nhà Lê, nhà Nguyễn đã làm cho mối quan hệ giữa người Kinh và đồng bào các dân tộc thêm gần gũi.

......................

Giáo án GDĐP 8 Đắk Lắk - bài 2

BÀI 2: ĐẮK LẮK NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN NĂM 1930

(Thời lượng: 3 tiết; Tuần 4,5,6)

I. MỤC TIÊU.

1. Về năng lực.

- Nêu và nhận xét được tình hình chính trị,văn hóa - xã hội, kinh tế của vùng đất ĐL từ TK XIX đến năm 1930.

- Trình bày được một số PT đấu tranh tiêu biểu chống TD Pháp của ĐL từ TK XIX đến năm 1930.

2. Về phẩm chất.

- Học sinh chăm chỉ, tích cực học tập khám phá những nét tiêu biểu về chính trị, văn hóa - xã hội, kinh tế của vùng đấtĐắk Lắktừ TK XIX đến năm 1930.

- Biết yêu quê hương Đắk Lắk và trân trọng những giá trị về văn hóa và kinh tế mà quê hương Đắk Lắk để lại cho con người.

- Giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Đắk Lắk. Giáo dục niềm tự hào dân tộc và tinh thần cách mạng cho học sinh.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Tư liệu hình ảnh về cây cao su, cà phê,Đồn CADA, tượng đài NTrang Lơng...

- Video về các cuộc KN Ntrang Lơng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.

a. Mục tiêu: Nhận biết lịch sử xuất hiện cây cà phê và cao su ở Đắk Lắk gắn liền với sự xâm lược và cai trị của thực dân Pháp..

b. Tổ chức thực hiện.

* Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu 2 hình ảnh, hướng dẫn Hcả lớp quan sát và thực hiện nhiệm vụ sau:

Giáo án GDĐP 8 Đắk Lắk - bài 2

Nhiệm vụ:

1. Em hãy cho biết, đây là cây gì? Xuất hiện ở ĐăkLăk khi nào?

2. Vì sao 2 loại cây trồng này lại xuất hiện ở Đaklak?

3. Em hãy trình bày sự hiểu biết của em về 2 loại cây này ở ĐakLak?

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

- Học sinh làm việc cá nhân, đọc nhiệm vụ, suy nghĩ để trả lời, HS biết câu nào thì trả lời câu đấy.

- Gợi ý sản phẩm:

1. Đây là cây cà phê và cao su. Xuất hiện vào năm 1922

2.Cây cao su và cà phê xuất hiện ở Đaklak Vì: Năm 1922, người Pháp đặt ách thống trị xuống Đắk Lắk thì vùng đất đỏ bazan này nhanh chóng được phủ một màu xanh bạt ngàn cà phê, cao su. Do nhu cầu của thị trường thể giới, nhất là thị trường Pháp, nên giá cao su sau chiến tranh tăng lên nhanh chóng. Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà tư bản Pháp đã đố xô vào kiếm lời trong việc kinh doanh cao su, cà phê.

3. HS trình bày sự hiểu biết của em về 2 loại cây cao su và cà phê ở ĐakLak (HS trình bày theo khả năng của các em)
* Bước 3: HS báo cáo nhiệm vụ

- HS giơ tay trả lời theo khả năng của bản thân

- HS khác nhận xét và bổ sung,

- GV nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức cần đạt.

- GV bổ sung kiến thức cho HS về đồn điền CADA: Đồn điền CADA là một trong những vựa cà phê lớn nhất thời bấy giờ với diện tích khoảng 2.000ha.

Đồn điền CADA nằm ven Quốc lộ 26, từ thành phố Buôn Ma Thuột đi thành phố Nha Trang. CADA là từ viết tắt của cụm từ Compagne Argicole D’Asie (Công ty Nông nghiệp Á Châu).

CADA là đồn điền do Pháp lập nên trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương và tại tỉnh Đắk Lắk, là nơi hình thành nên giai cấp công nhân đầu tiên của tỉnh.

Vào tháng 5/1945, tại Đồn điền CADA đã xây dựng được chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên do đồng chí Phan Kiệm (nguyên Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk, nguyên quyền Tư lệnh kiêm Chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, nguyên Phó Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn) phụ trách.

............

Giáo án GDĐP 8 Đắk Lắk - bài 3

BÀI 3. MỘT SỐ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐĂK LĂK

(Thời lượng: 3 tiết; Tuần 7,8,9)

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

1.1. Năng lực riêng

- Kể tên được một số lễ hội ở Đắk Lắk.

- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của một số lễ hội ở Đắk Lắk.

- Nêu được ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong đời sống tinh thần của người dân ở Đắk Lắk.

- Có thái độ tôn trọng, có hành động giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị, đặc trưng của các lễ hội.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Giúp học sinh có tinh thần hợp tác và phát huy tinh thần hợp tác tập

2. Phẩm chất

2.1. Phẩm chất yêu nước: Học sinh tự hào về văn hóa truyền thống của dân tộc, các lễ hội truyền thống của đất nước.

2.2. Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức và trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống của dân tộc nói chung và các lễ hội truyền thống nói riêng.

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: máy tính, tivi, giấy A3, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập

2. Học liệu:tài liệu giáo dục địa phương 8, thông tin, hình ảnh, clip về các lỗi hội ở Đăk Lăk.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh để học sinh phát hiện ra chủ đề bài học.

b. Tổ chức thực hiện

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV chọn 3 bạn học sinh đóng vai phóng viên để phỏng vấn, biên tập viên gi chép và chốt các nội dung, quay phim ghi lại hình ảnh phỏng vấn và các bạn còn lại trong lớp là học sinh để trả lời phỏng vấn.

Câu hỏi phỏng vấn của phóng viên:

+ Bạn đã tham gia bao giờ tham gia lễ hội gì chưa? Đó là lễ hội gì? Cảm nhận của bạn về lễ hội đó như thế nào?

- HS:

Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS tiến hành phỏng vấn từ 3 đến 5 bạn trong lớp

- Giáo viên quan sát, hướng dẫn giúp đỡ khi cần thiết

Bước 3.Báo cáo kết quả hoạt động

HS đóng vai Biên tập viên sẽ chốt lại những nội dung cơ bản mà bạn phóng viên đã phóng vấn các bạn.

Bước 4.Nhận xét, đánh giá:

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh, tuyên dương tinh thần làm việc tích cực và động viên HS còn trầm.

Dẫn học sinh chuyển sang hoạt động mới

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1.Tìm hiểu khái quát về một số lễ hội ở Đăk Lăk.

a. Mục tiêu: Nêu được tên một số lễ hội và ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong đời sống tinh thần của người dân ở Đắk Lắk

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ.

- Gv chia lớp thành 04 nhóm: các nhóm quan sát hình ảnh trên bảng, đọc thông tin trong tài liệu và trả lời câu hỏi sau:

? Các em hãy kể tên một số lễ hội ở Đăk Lăk.

? Nêu ý nghĩa của lễ hội trong đời sống của người dân Đăk Lăk.

Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc theo nhóm trình bày câu trả lời của mình vào bảng phụ.

- GV quan sát, hương dẫn khi cần thiết

Bước 3. Báo cáo kết quả thảo luận

- Các nhóm sẽ lên treo kết quả hoạt động và trình bày sản phẩm của nhóm mình (Từ nhóm thứ 2 trình bày nếu kết quả giống nhóm trước thì sẽ không trình bày lại mà chỉ bổ sung những ý khác với nhóm trước đó).

Bước 4. Nhận xét, đánh giá:

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh, tuyên dương tinh thần làm việc tích cực và động viên HS còn trầm.

1. Một số lễ hội ở Đăk Lăk

- Lễ cúng bến nước, lễ cúng lúa mới, hội đua voi, lễ hội cầu mưa, lễ hội văn hóa cồng chiêng, Lễ hội lồng tồng (Dân tộc Tày), Lễ hội Hảng Pồ (lễ hội chợ tình)

2. Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống của người dân ở Đăk Lăk

- Góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân và cân bằng đời sống tâm linh.

- Lễ hội đã tạo sự gắn kết, biểu dương sức mạnh cộng đồng, là dịp để người dân hướng về cội nguồn.

- Lễ hội truyền thống thể hiện sự sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của mỗi người dân, đồng thời thông qua lễ hội, những sáng tạo văn hoá ấy được bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau.

- Góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu ở Đăk Lăk

a. Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cơ bản của một số lễ hội ở ĐắkLắk

b. Tổ chức thực hiện
Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV chia lớp thành 04 nhóm mỗi nhóm tự cử nhóm trưởng và thư ký.

-HS chia nhóm và nhận nhiệm vụ

Nhóm 1. Lễ hội cúng bến nước là của dân tộc nào? Lễ hội được tổ chức khi nào? Các hoạt động chính trong lễ hội là gì?

Nhóm 2: Lễ cúng lúa mới là của dân tộc nào? Lễ hội được tổ chức khi nào? Các hoạt động chính trong lễ hội là gì?

Nhóm 3. Lễ hội văn hóa cồng chiêng là của dân tộc nào? Lễ hội được tổ chức khi nào? Các hoạt động chính trong lễ hội là gì?

Nhóm 4. Hội đua voi là của dân tộc nào? Lễ hội được tổ chức khi nào? Các hoạt động chính trong lễ hội là gì?

Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết

Bước 3.Báo cáo kết quả thảo luận

- Các nhóm lần lượt lên báo cáo sản phẩm

- Nhóm khác phản biện, góp ý

Bước 4.Nhận xét, đánh giá:

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động của học sinh, tuyên dương tinh thần làm việc tích cực và động viên HS còn trầm.

- GV chốt ý chính và cho Hs xem hình ảnh, video về các lễ hội trên.

1. Lễ cúng bến nước:

- Lễ cúng bến nước của người Ê đê, được tổ chức vào dịp đầu năm mới.

- Các hoạt động chính:dọn bến nước rất sạch sẽ. Thầy cúng và người dân làm lễ cúng ở nhà chủ bến nước. Trong dịp này, mọi người quây quần để trò chuyện, ca hát, trao đổi tâm tình.

...............

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết nội dung giáo án Giáo dục địa phương 8 tỉnh Đăk Lăk.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
4 5.273
Giáo án giáo dục địa phương 8 tỉnh Đắk Lắk (12 bài)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng