Giáo án giáo dục địa phương 7 tỉnh Quảng Nam chủ đề 1-6

Tải giáo án Giáo dục địa phương 7 Quảng Nam

Giáo án Giáo dục địa phương 7 Quảng Nam file word được Hoatieu chia sẻ trong bài viết này là mẫu kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương lớp 7 của tỉnh Quảng Nam giúp các em học sinh nâng cao hiểu biết về các kiến thức văn hóa lịch sử của địa phương mình. Sau đây là nội dung chi tiết mẫu giáo án môn Giáo dục địa phương lớp 7 Quảng Nam file doc chủ đề 1 và chủ đề 2, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Để xem trọn bộ giáo án GDĐP 7 Quảng Nam 6 chủ đề, mời các bạn sử dụng file tải về trong bài.

Nội dung giáo án GDĐP 7 Quảng Nam chủ đề 1

Chủ đề 1. QUẢNG NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XVII

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài, giúp học sinh

1. Về kiến thức

- Trình bày được quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam.

- Nêu được những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK X đến TK XVI.

- Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.

2. Về năng lực

2. Về năng lực

a. Phát triển năng lực tìm hiểu về lịch sử

- Biết khai thác và sử dụng các tư liệu hình ảnh, hiện vật, lược đồ, video clip của bài học.

b. Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử

- Trình bày được quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam.

- Nêu được những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK X đến TK XVI.

c. Phát triển năng lực vận dung kiến thức kĩ năng đã học

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh liên quan đến những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK X đến TK XVI. 3. Về phẩm chất

Có tình cảm và hành động thiết thực để xây dựng quê hương Quảng Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Máy tính, tranh ảnh.

- Phiếu học tập.

- Một số hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK X đến TK XVI.

2. Đối với học sinh

- Bảng phụ, giấy A0 khổ to.

- Sưu tầm tư liệu hình ảnh, video về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK X đến TK XVI.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Trước khi vào nội dung bài học, GV giới thiệu sơ lược nội dung chính của chương trình giáo dục địa phương 7

1. Hoạt động mở đầu

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam và những nét nổi bật về đời sống kinh tế, xã hội và văn hoá của dân cư Quảng Nam trong giai đoạn từ TK X đến TK XVI với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề, từ đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Tổ chức thực hiện

Bước 1 (chuyển giao nhiệm vụ): GV chiếu hình 1.2 tượng vua Lê Thánh Tông và hỏi học sinh: Vua Lê Thánh Tông có liên quan gì đến Quảng Nam trong giai đoạn ông trị vì đất nước (Diễn văn kỉ niệm 550 năm danh xưng Quảng Nam… phần mở đầu SGK trang 5)

Bước 2 (thực hiện nhiệm vụ): HS thực hiện yêu cầu của giáo viên.

Bước 3 (báo cáo kết quả nhiệm vụ): HS trả lời.

Bước 4 (đánh giá): Đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có, từ đó giáo viên kết nối một số điều học sinh đã biết về phần mở đầu trong sách với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: 1. Quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam

- Mục tiêu: Trình bày được quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam.

- Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia lớp thành 6 nhóm. Thảo luận nhóm (10 phút)

+ Nhóm 1,2: Em biết gì về những nhân vật lịch sử hình 1.1 và hình 1.2?

+ Nhóm 3,4: Nêu những nét chính trong quá trình hình thành danh xưng Quảng Nam

+ Nhóm 5,6: Vì sao ông Lê Tấn Trung được người dân Quảng Nam xem là một trong các bậc tiền hiền của xứ Quảng.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm đọc SGK, quan sát tranh và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. GV có thể định hướng thêm bằng 1 số câu hỏi liên quan để tìm ra kiến thức.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV chọn 1 nhóm/nội dung để trình bày kết hợp chỉ lược đồ, các nhóm khác phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Năm 1471, vua Lê Thánh Tông chính thức đặt tên đạo thừa tuyên Quảng Nam.

- Lê Tấn Trung là người quản lý vùng đất mới này và ông được xem là một trong các bậc tiền hiền của xứ Quảng.

..................

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 3.411
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • 0345401503
    0345401503

    giáo án giáo dục địa phương 7 tỉnh quảng nam tải không được

    Thích Phản hồi 10:03 21/09
    • Ban Quản Trị HoaTieu.vn
      Ban Quản Trị HoaTieu.vn

      Dạ đã được cập nhật rồi ạ, cảm ơn thầy cô đã báo ạ.

      Thích Phản hồi 05:45 22/09