Mẫu báo cáo tổng kết công tác quản lý - sử dụng thiết bị dạy học 2024

Mẫu báo cáo tổng kết sử dụng thiết bị dạy học là mẫu bản báo cáo được lập ra để báo cáo tổng kết về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học. Mẫu báo cáo nêu rõ những thuận lợi và khó khăn của giáo viên tại trường học, công tác quản lí thiết bị dạy học ở trường, tình hình sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học... Đây là mẫu rất cần thiết cho mỗi dịp tổng kết cuối năm. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu báo cáo tại đây.

Mẫu báo cáo tổng kết công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học là văn bản cần thiết trong các nhà trường, giúp cán bộ quản lý theo dõi, đành giá tình hình sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường trong một năm học. Dưới đây, Hoatieu.vn xin gửi đến bạn đọc một số mẫu báo cáo tổng kết sử dụng thiết bị dạy học được sưu tầm. Mời bạn đọc tải file Word đầy đủ để tham khảo và chỉnh sửa.

1. Báo cáo tổng kết sử dụng thiết bị dạy học là gì?

Báo cáo tổng kết công tác sử dụng thiết bị dạy học là văn bản được cán bộ quản lý thiết bị dạy học lập ra, kê khai, tổng kết lại toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng thiết bị dạy học của nhà trường trong suốt năm học. Do đó, nội dung chính của báo cáo này sẽ bao gồm những ý chính sau:

  • Đánh giá khái quát về các thiết bị dạy học: thuận lợi và khó khăn.
  • Đánh giá về việc sử dụng thiết bị dạy học, như: việc ghi chép sổ sách về việc mượn, sử dụng thiết bị; chi tiết những lợi ích khi học sinh và giáo viên được sử dụng thiết bị dạy học; tình hình quản lý thiết bị khi có mất mát, hư hỏng...
  • Một số kiến nghị, đề xuất để việc sử dụng thiết bị dạy học đạt kết quả thiết thực hơn.

2. Vai trò của báo cáo tổng kết sử dụng thiết bị dạy học

Mẫu báo cáo tổng kết công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ ban giám hiệu nhà trường, cơ quan cấp trên giám sát, đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học. Cụ thể:

- Hỗ trở ban quản lý nhà trường, cơ quan quản lý cấp trên có cách nhìn tổng thể, khách quan về tình hình quản lý, sử dụng thiết bị dạy học.

- Cung cấp thông tin chính xác về quá trình sử dụng thiết bị dạy học, giúp cơ quan quản lý, tổ chức giáo dục có tiêu chí đánh giá rõ ràng về hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.

- Thông qua quá trình quản lý, có những đề xuất thiết thực nhằm nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị dạy học trong giảng dạy, học tập; yêu cầu cơ quan quản lý có sự hỗ trợ nhất định nhằm cải tiến cơ sở vật chất cho nhà trường.

3. Mẫu báo cáo tổng kết sử dụng thiết bị dạy học cuối năm

PHÒNG GD&ĐT.....

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO
CÔNG TÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC CUỐI NĂM

Năm học .....

Căn cứ tình hình thực tế về công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học của trường. Trường THCS ....... báo cáo công tác thiết bị trường học như sau:

I. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ:

1. Thành Phần quản lý công tác TBDH:

- Quản lý chung: Đ/c ............. – Phó hiệu trưởng – Phụ trách cơ sở vật chất.

- Cán bộ quản lý thiết bị: Đ/c ............... – Nhân viên thiết bị

2. Nhiệm vụ:

Quản lý thiết bị trường học

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ THIẾT BỊ:

Trong năm học ............. thực hiện hướng dẫn công tác thiết bị của Sở GD&ĐT và PGD&ĐT huyện ........... Nhà trường đã mua bổ sung một số thiết bị môn vật lý, hóa học….và nhà trường cũng bố trí được các phòng thực hành Vật lý, Hóa học,Sinh học, phòng nghe nhìn (Tiếng anh),02 phòng máy chiếu và 02 kho thiết bị và 01 phòng tranh.

Các phòng thiết bị và phòng bộ môn được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy thuận lợi cho việc sử dụng của giáo viên cũng như cán bộ thiết bị. Thường xuyên tiến hành vệ sinh, sửa chữa để nâng cao hiệu quả và thời gian sử dụng của trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường.

Các trang thiết bị dạy học được cập nhật sổ sách đầy đủ, thường xuyên đúng quy định. Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học giáo viên bộ môn đã cập nhật kịp thời vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học đúng thời gian quy định.

Nhà trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng do nhiều thiết bị và đồ dùng dạy học đã cũ và bị hư hỏng (môn hóa học, vật lý, sinh học, công nghệ…). Nhưng các đồng chí giáo viên đã tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học ở tất cả các khối lớp và các môn. Giáo viên thường xuyên dạy học tại các phòng học chức năng để áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nâng cao chất lượng của các tiết thực hành.

Tổng số lượt mượn và sử dụng thiết bị trong cả năm học là 2550 lượt.

* Tồn tại: Đôi khi giáo viên chưa đăng ký vào sổ thường xuyên.

III. KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT:

Một số đồ dùng môn vật lý cần chính xác hơn. Dụng cụ , hóa chất môn hóa học cần đảm bảo chất lượng hơn đồng thời bổ sung lượng hóa chất đã hết.

Cấp bổ sung thêm một số thiết bị dạy học còn thiếu.

Trên đây là báo cáo về việc sử dụng thiết bị của trường THCS ..... năm học ......

.......ngày .... tháng ...năm ....

XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNGCán bộ thiết bị

4. Mẫu báo cáo tổng kết sử dụng thiết bị dạy học

PHÒNG GD&ĐT .............

TRƯỜNG .............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

BÁO CÁO TỔNG KẾT
CÔNG TÁC QUẢN LÍ - SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

NĂM HỌC: ....................

I- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Năm học ................. đơn vị trường ............. được biên chế ......... đ/c cán bộ giáo viên, công nhân viên.

Trường có tổng số ........... học sinh được biên chế thành ...... lớp, khối ........... lớp, Khối ......... lớp, khối ......... lớp, khối ............. lớp, khối ....... lớp

Đánh giá thuận lợi khó khăn.

1 Thuận lợi :

100% Gv đều đã được tham gia các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

100% GV vận dụng PP dạy học tích cực, sử dụng thường xuyên các phương tiện dạy học hiện đại cũng như thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học trong các giờ dạy.

HS có ý thức cao trong việc sử dụng thiết bị học tập

Nhà trường cùng bộ phận thiết bị luôn có kế hoạch dài hơi chủ động trong bổ sung thiết bị dạy học thường xuyên ngay từ đầu năm học nên việc triển khai sử dụng thiết bị dạy học cho các em HS luôn đảm bảo yêu cầu.

Đồng chí GV được phân công phụ trách công tác thiết bị luôn có ý thức cao trong việc bảo quản, sửa chữa thiết bị kịp thời cho giảng dạy.

2. Khó khăn:

Số HS trong một lớp đông nên việc quán xuyến uốn nắn, rèn kĩ năng cho các em trong giờ học còn nhiều bất cập.

Một số thiết bị độ bền chưa cao, tính chính xác chưa thuyết phục nên việc bảo quản thiết bị, hiệu quả sử dụng thiết bị còn nhiều khó khăn.

II. Tổ chức thực hiện quản lí, sử dụng thiết bị trong năm học:

1. Quản lí thiết bị:

- Ban giám hiệu đã xác nhận tài sản thiết bị trong sổ quản lý thiết bị.

- Sổ tài sản thiết bị đã phản ánh được số lượng thiết bị thực có.

+ Đã kiểm tra khâu quản lý tài sản, tình hình bảo quản, sắp xếp kho, tình hình mượn của giáo viên mỗi tháng một lần.

+ Thời gian làm việc trong tuần của cán bộ thiết bị: vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần.

Trang bị cho mỗi GV một sổ mượn trả thiết bị để GV chủ động trong việc mượn trả đồ dùng cho mỗi tiết học.

+ Việc ghi chép hồ sơ sổ sách hàng ngày, việc báo cáo lãnh đạo hàng tháng được thực hiện nghiêm túc. Cuối mỗi tháng, kì đều có tổng hợp tình hình mượn trả của GV với BGH để có hình thức khen chê kịp thời giúp nâng cao ý thức trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị của mỗi GV.

2. Sử dụng thiết bị dạy học:

Sau khi được cấp phát thiết bị dạy học, nhà trường đã cử các GV phụ trách thiết bị tham gia các lớp tập huấn quản lí và sử dụng thiết bị giúp nhà trường triển khai kịp thời các thiết bị đến từng tiết học theo đúng yêu cầu đổi mới cuả ngành.

Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thiết bị dạy học Sau khi sử dụng phải trả lại theo đúng qui định của nhà trường đề ra.

Cung cấp tương đối đầy đủ trang thiết bị cho các phòng học, mỗi phòng có một tủ thiết bị giúp các GV có điều kiện thuận lợi trong giảng dạy.

3. Tình hình bảo quản thiết bị:

Lên lịch bảo quản khi sử dụng theo từng tháng, cất, bảo quản đúng nơi quy định.

Kiểm kê thiết bị dụng cụ đã sử dụng xong theo từng học kì.

III. Kết quả thực hiện cụ thể:

1. Số CB - GV của toàn trường: .......

Tổ Khối 1: .....

Tổ khối 2: ......

Tổ khối 3: ......

Tổ khối 4: ......

Tổ khối 5: ......

2. Tổng hợp số lượt giáo viên mượn đồ dùng thiết trong năm:

Tổ Khối 1: .................

Tổ khối 2: ..................

Tổ khối 3: ..................

Tổ khối 4: ..................

Tổ khối 5: ..................

Tổng số lượt mượn trả thiết bị trong năm của toàn trường là ...................

3- Kết luận

Do không có cán bộ thiết bị chuyên trách nên trong việc quản lý và cho mượn còn hạn chế. Một số GV trong quá trình sử dụng thiết bị chưa trả kịp thời nên có lúc thiết bị dạy học thiếu cục bộ.

Một số thiết bị do sử dụng lâu ngày nên hiệu quả sử dụng không còn cao nên chúng tôi mạnh dạn làm hồ sơ thanh lí và xin được mua bổ sung trong năm học tới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thiết bị của nhà trường.

Do thiết bị dạy học được GV sử dụng thường xuyên hàng ngày nên rất cần độ bền cao, có tính chính xác lớn nên những thiết bị đã hỏng chúng tôi cần được mua bổ sung để đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Với lý do như trên, chúng tôi xin được đề nghị các cấp có thẩm quyền hết sức tạo điều kiện giúp đỡ chúng tôi trang bị thêm đồ dùng thiết bị và cơ sở vật chất đầy đủ hơn nữa để nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục.

............, ngày...tháng....năm....

Tổ trưởng tổ TB

Người làm báo cáo

5. Mẫu báo cáo tình hình sử dụng thiết bị dạy học trong các trường mầm non

UBND HUYỆN ...........CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:........... /BC-PGDĐT........, ngày ... tháng ... năm ....

BÁO CÁO

Tình hình sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em

trong các cơ sở giáo dục mầm non

1. Quy mô trường, lớp

1.1. Quy mô phát triển: Trường MN: .... Trong đó ... trường công lập, ... tư thục.

Tổng số: ... nhóm, lớp. Trong đó:

- Nhà trẻ : ... nhóm, .... trẻ đạt tỷ lệ 22,5%. (Nhóm tư thục: 5/173 trẻ)

- Mẫu giáo: ... lớp, .... trẻ đạt tỷ lệ 92,3%. (Lớp tư thục 2/24 trẻ)

1.2. Đội ngũ: Tổng số: ... người. Trong đó:

+ Cán bộ quản lý: ..., trên chuẩn 100%. (Tư thục 1)

+ Giáo viên: ..., biên chế: ..., hợp đồng: ... (Tư thục: HĐ 15)

+ Nhân viên: .... (Kế toán: ..., y tế ..., dinh dưỡng: ....) Biên chế: ..., hợp đồng: ... (Tư thục: ...).

- Nhà trẻ: 71 GV/36 nhóm, tỷ lệ 1.97.

- Mẫu giáo: 360 GV/175 lớp, tỷ lệ: 2,05.

1.3. Thống kê số liệu các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi:

* Thiết bị dạy học tối thiểu:

- Nhóm trẻ 24-36 tháng: Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ...; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

- Lớp MG 3-4 tuổi: Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ...; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

- Lớp MG 4-5 tuổi: Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

- Lớp MG 5-6 tuổi: Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

* Thiết bị đồ chơi ngoài trời:

Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

* Máy tính:

Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

* Phần mềm tin học:

Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

* Máy chiếu:

Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

* Thiết bị âm thanh:

Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

* Thiết bị khác:

- Đồ chơi tự làm: Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

- Thiết bị khác: Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

* Thiết bị thể dục thể thao:

Tổng số: ... bộ. Trong đó: Sử dụng tốt: ...; Hư hỏng khắc phục sữa chữa được: ...; Hư hỏng không sữa chữa được: ....; Nhu cầu mua sắm: ... bộ; Kinh phí: ....

2. Công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn:

- Thông tư số 02/2010/TT- BGD&ĐT ngày 11/2/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non.

- Quyết định 3141/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2010 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật đồ dùng đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho GD mầm non.

- Công văn số 4529/BGD&ĐT-CSVCTBDH ngày 30/7/2010 của BGD&ĐT và hướng dẫn mua sắm, tự làm, sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo dục mầm non năm học 2010-2011.

- Thông tư số 16/2011/TT-BGD&ĐT ngày 13/4/2011 của BGD&ĐT qui định về trang bị quản lý, sử dụng đồ chơi trẻ em trong nhà trường.

- Công văn 314/GD&ĐT ngày 9/4/2007 của Sở GD&ĐT Quảng Trị về hướng dẫn quản lý tài sản trường học.

- Hướng dẫn số 996/GD&ĐT-KHTC ngày 16/8//2011 của Sở Giáo dục & đào tạo Quảng Trị về việc hướng dẫn bảo quản tốt và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học.

- Kế hoạch số 1330/KHTC ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Sở Giáo dục & đào tạo Quảng Trị về việc triển khai kế hoạch thực hiện điểm nhấn năm học 2011-2012.

- Phòng GD đã có 02 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi tại các cơ sở Giáo dục mầm non.

- Hàng năm, Phòng GD lập dự toán hỗ trợ các đơn vị mua sắm trang thiết bị từ nguồn ngân sách huyện. Từ năm 2011 đến 2017 tổng 56 bộ, kinh phí 3.520 tỷ.

- Tham mưu với Phòng lao động thương binh xã hội hỗ trợ thiết bị cho các đơn vị miền núi, vùng khó khăn 200 triệu đồng/năm học/2 đơn vị.

- Chỉ đạo các đơn vị lập kế hoạch bổ sung mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tư sữa đồ dùng, đồ chơi xuống cấp, thanh lý các đồ dùng, đồ chơi hư hỏng.

- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng các quy định nội bộ về bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học, thường xuyên kiểm tra, rà soát, đối chiếu thiết bị dạy học hiện có với danh mục dạy học tối thiểu do Bộ GD quy định.

- Vận động Hội cha mẹ, học sinh hỗ trợ, mua sắm một số thiết bị và đồ dùng, đồ chơi.

- Phòng GD đã phát động phong trào thi đua làm đồ dùng, đồ chơi hàng năm với số lượng trên 10.000 cái.

- Chỉ đạo các đơn vị hàng năm kiểm tra việc mua sắm, tự làm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi theo kỳ và cuối năm. Đưa vào tiêu chí xếp loại thi đua hàng tháng, hàng kỳ đối với cá nhân, lớp.

- Phòng GD kiểm tra việc mua sắm, tự làm, sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi qua kiểm tra đột xuất, kiểm tra thường xuyên. Có biện pháp chỉ đạo, hỗ trợ cho các đơn vị chưa làm tốt công tác sử dụng đồ dùng, đồ chơi.

3. Đánh giá tình hình sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi:

- Phòng Giáo dục chỉ đạo 100% đơn vị xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi.

- Phòng GD tổ chức 3 lớp tập huấn với sô lượng 165 giáo viên về cách làm, khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi.

- Các đơn vị đã triển khai đại trà tập huấn cho 100% giáo viên về cách làm, khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi với 75 lượt.

- Một số đơn vị chưa có phòng thiết bị riêng biệt, thiết bị được sắp xếp tại các nhóm, lớp gọn gàng, ngăn nắp, khoa học dễ nhìn, dễ thấy, dễ lấy thuận lợi cho việc sử dụng của giáo viên cũng như trẻ. Thường xuyên tiến hành vệ sinh, sửa chữa để nâng cao hiệu quả và thời gian sử dụng của trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong nhà trường.

- Các trang thiết bị dạy học được cập nhật sổ sách đầy đủ, thường xuyên đúng quy định. Những thiết bị khác ở phòng âm nhạc, trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học giáo viên đã cập nhật kịp thời vào sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học đúngtheo yêu cầu.

- Hàng năm, các đơn vị thành lập hội đồng kiểm kê tài sản, thiết bị, đồ dùng đồ chơi, lập biên bảntheo quy định.

- Giáo viên biết tận dụng các nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu địa phương dể kiếm để làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề. Giáo viên biết khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong các hoạt động.

- Các đơn vị đã phối hợp với cha mẹ trẻ và các đoàn thể như đoàn thanh niên, hộ phụ nữ để huy động nguyên vật liệu, làm đồ dùng, đồ chơi trong lớp, hỗ trợ các trang thiết bị ngoài trời, các thiết bị thể dục như thang leo, cổng chui, óng chui, ghế thể dục, cầu khỉ.....

- Các thiết bị được thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng như máy vi tính, đàn. Các thiết bị đồ dùng, đồ chơi trong lớp, thiết bị thể dục thể thao được bảo trì, tu bổ hàng năm.

- Các thiết bị đồ dùng, đồ chơi rất cần thiết đối trong việc thực hiện Chương trình GDMN.

4. Đánh giá chung và các giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

- Phòng Giáo dục đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm túc việc sử dụng các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tại các cơ sở giáo dục mầm non.

- Chỉ đạo có hiệu quả việc lập kế hoạch mua sắm bổ sung đồ dùng, thiết bị và tu bổ, bảo quản thiết bị hàng năm.

Tuy nhiên, một số thiết bị chưa đồng bộ, dể hư hỏng. Một số đơn vị chưa có phòng thiết bị nên công tác bảo quản còn gặp khó khăn.

Một số điểm trưởng lẻ chưa có tường rào nên thiết bị, đồ dùng, đồ chơi không an toàn, dể hư hỏng.

* Giải pháp khắc phục:

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị xây dựng phòng thiết bị để bảo quản thiết bị, đồ dùng, đồ chơi. Tham mưu xây tường rào tại các điểm trường lẻ.

- Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị hàng năm để bổ sung trang thiết bị còn thiếu, hư hỏng.

- Tu bổ, sữa chữa thiết bị xuống cấp theo định kỳ, hàng năm. Xử lý mối mọt, tránh ẩm ướt, có phương án phòng cháy khi hỏa hoạn xãy ra.

- Tăng cường công tác bảo vệ, quản lý tài sản.

5. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị.

5.1. Bài học kinh nghiệm:

- Chủ động trong công tác tham mưu và thực hiện tham mưu đúng, kịp thời nhằm tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành liên quan.

- Sự chỉ đạo và cụ thể hóa công tác thiết bị của cán bộ quản lí giáo dục; sự tham gia tích cực, tự giác của đội ngũ giáo viên và sự phối kết hợp chặt chẻ của phụ huynh là điều kiện để hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đề ra.

- Sự phối hợp chặt chẻ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhằm huy động các lực lượng xã hội, tạo được sự đồng thuận cao.

- Tăng cường công tác kiểm tra rút kinh nghiệm, giải quyết kịp thời dứt điểm những vướng mắc.

5.2. Kiến nghị :

* Đối với địa phương:

- Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cơ sở Giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể hỗ trợ trang thiết bị, làm đồ dùng, đồ chơi tại các cơ sở GDMN.

* Đối với tỉnh:

Hỗ trợ nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho các lớp dưới 5 tuổi và đồ chơi ngoài trời./.

Nơi nhận:KT/TRƯỞNG PHÒNG
- Phòng.... ;PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
- Lưu VT; MN.(Ký, ghi rõ họ tên)

6. Mẫu báo cáo thực trạng sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phòng học bộ môn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

(Kèm theo Công văn số 6088/BGDĐT-CSVC ngày 26/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

UBND TỈNH ...CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: /BC-UBNDĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
....., ngày ....... tháng .... năm 20

BÁO CÁO

Thực trạng cơ sở vật chất và thực hiện quy hoạch lại mạng lưới các điểm trường lẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

A. Rà soát thực trạng và nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông

1. Quy mô trường, lớp

- Khái quát quy mô trường, lớp, giáo viên, học sinh, cán bộ theo các cấp học;

- Thống kế số liệu và đánh giá thực trạng, khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học (đáp ứng học 2 buổi/ngày, phòng học bộ môn, các phòng phục vụ học tập, thiết bị dạy học tối thiểu...);

- Tổng hợp số liệu của từng cấp học theo các biểu số 9, 10, 11, 12, 13 ,14, 15, 16 kèm theo.

2. Nhu cầu đầu tư

- Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học (trong đó chia theo các mục tiêu; Kiên cố hóa; Xây dựng, mua sắm bổ sung; Cải tạo sẳ chữa); xác định các mục tiêu, hạng mục ưu tiên thực hiện, khối lượng các loại trang thiết bị mua sắm theo kế hoạch. Đặc biệt chú trọng yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị trường học đảm bảo điều kiện tối thiểu để thực hiện chương trình giáo dục và định hướng xây dựng trường chuẩn quốc gia;

- Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư của các gai đoạn 2017 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025 và theo từng nguồn vốn: Ngân sách địa phương, ngân sách trung ương hỗ trợ và huy động khác; khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư, cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục;

3. Phương hướng, giải pháp thực hiện;

4. Đề xuất và kiến nghị;

B. Thực hiện quy hoạch lại mạng lưới các điểm trường lẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông

I. Khái quát mạng lưới trường học trước khi có chủ trương quy hoạch lại

- Khái quát quy mô trường, lớp, giáo viên, học sinh, cán bộ, nhân viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học… tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông:

+ Quy mô trường, lớp: Số trường, điểm trường, số học sinh, số lớp, số phòng học, phòng chức năng, và các hạng mục công trình khác, thiết bị dạy học tại các trường/điểm trường, khoảng cách xa nhất/gần nhất từ điểm trường lẻ đến điểm trường chính,…;

+ Quy mô đội ngũ: Số Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Giáo viên (số dạy tại trường chính/số dạy tại các điểm trường/số dạy cả trường chính và điểm trường), cán bộ nhân viên (kế toán, văn thư, Thư viện , thiết bị, y tế, nấu ăn, bảo vệ,…). Trong đó số lượng biên chế/hợp đồng làm việc và hợp đồng lao động các loại ...;

+ Khả năng đáp ứng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học…;

(Thống kê chi tiết theo Biểu số 17 đính kèm)

- Các chính sách của Tỉnh: Các nguồn lực cho giáo dục; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất;mua sắm trang thiết bị dạy học; thực hiện bán trú, nội trú; xã hội hóa; đóng góp của phụ huynh và các chính sách khác…;

- Đánh giá ưu điểm, nhược điểm và những bất cập của mạng lưới trường học đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh;

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục, tạo sự công bằng trong việc tiếp cận giáo dục giữa các địa phương/vùng miền trong Tỉnh.

II. Chủ trương quy hoạch lại của Tỉnh

- Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có những chủ trương gì về việc quy hoạch lại mạng lưới trường, lớp học (Thể hiện trong các văn bản chỉ đạo nào: Nghị quyết; Quyết định;….);

- Cụ thể hóa các chủ trương bằng các Chương trình, đề án, các chính sách cụ thể;

- Nguồn lực tài chính để thực hiện các chương trình, đề án: Ngân sách từ Trung ương, ngân sách Tỉnh, ngân sách của các Quận/huyện, Xã/Phường, công tác xã hội hóa…Tổng nguồn lực tài chính là bao nhiêu (phân theo các nguồn nêu trên);

III. Tổ chức triển khai thực hiện và kết quả đạt được:

1. Tổ chức thực hiện:

- Phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện: Phân công nhiệm vụ cho các sở, ngành, chính quyền địa phương các cấp; các tổ chức chính trị, xã hội… (Nhiệm vụ của từng đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện như thế nào);

- Vai trò của đơn vị chủ trì ( Sở Giáo dục và Đào tạo,…)

2. Kết quả thực hiện:

- Khái quát kết quả sau khi tiến hành quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở tỉnh, bao gồm các nội dung cơ bản;

- Tổng hợp số liệu thống kê sau khi tiến hành quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở tỉnh.

(Thống kê chi tiết theo Biểu số 18 đính kèm).

3. Đánh giá kết quả thực hiện

3.1. Những kết quả đạt được (Nêu những nội dung nổi bật thu được sau khi thực hiện chủ trương quy hoạch lại mạng lưới của tỉnh), trong đó tập trung một số nội dung cơ bản sau :

Đánh giá tác động của việc quy hoạchmạng lưới các cơ sở giáo dục, trong đó thực hiện việc giảm số điểm trường lẻ của tỉnh, phân tích những kết quả đạt được và hạn chế của việc thực hiện quy hoạchđối với các mặt:

- Đối với học sinh: Việc cải thiện chất lượng học tập; việc huy động học sinh đến trường (do trường chính xa nhà, phụ huynh ngại đưa đón học sinh; hạ tầng giao thông cho việc đi lại khó khăn…); các chính sách đảm bảo các điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh (phòng học, phòng lưu trú, bếp, phòng ăn…);

- Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ: Tăng/Giảm số lượng cán bộ quản lý, giáo viên do dồn điểm trường, bổ sung cán bộ làm công tác quản sinh, phương án giải quyết đối với số lượng dư do thực hiện quy hoạch;

- Đối với việc nhu cầu đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư: Phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng thêm các phòng học, phòng phục vụ học tập, phòng làm việc, các khối phòng phục vụ sinh hoạt tại các điểm trường chính,…;

- Mở rộng quỹ đất cho các cơ sở giáo dục; phương án sử dụng lại các điểm trường lẻ sau khi dồn dịch về trường chính;

- Hiệu quả thực sự của các công việc đã làm.

3.2. Những giải pháp đã áp dụng mang lại hiệu quả, phù hợp với địa phương

3.3. Những hạn chế vướng mắc trong quá trình thực hiện:

- Về cơ chế chính sách;

- Về điều kiện tự nhiên, xã hội (Phân bố dân cư (học sinh); Sự vào cuộc của các sở, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ công chức, nhân viên trong ngành; Sự ủng hộ của phụ huynh học sinh...);

- Điều kiện kinh tế, tài chính;

- Những hạn chế khác...

IV. Bài học kinh nghiệm và kiến nghị

1. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc triển khai thực hiện quy hoạch lại:

- Bài học về những thành công?

- Bài học về những hạn chế, bất cập?

- Những vấn đề cần cân nhắc thêm theo các vùng miền khác nhau?

2. Kiến nghị, đề xuất:

- Với Chính phủ;

- Với Bộ GD&ĐT;

Khác..

Nơi nhận:CHỦ TỊCH
-(Ký, họ tên và đóng dấu)
-

7. Mẫu báo cáo tình hình sử dụng thiết bị dạy học trong trường tiểu học

UBND HUYỆN...........................

TRƯỜNG TIỂU HỌC............................

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 Số: .../ BC-TH... ..........., ngày... tháng... năm.....

BÁO CÁO

TỔNG KẾT THIẾT BỊ TRƯỜNG HỌC

NĂM HỌC: 20...-20...

Căn cứ vào kế hoạch số .../GDĐT ngày ...tháng ...năm 20... của Trường Tiểu học........................... về kế hoạch hoạt động thư viện năm học 20... – 20...;

Căn cứ kết quả thực hiện công tác thư viện ở cuối năm, Trường Tiểu học........................... báo cáo tổng kết công tác thiết bị năm học 20... – 20... gồm những nội dung như sau:

I. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC THIẾT BỊ

1. Mặt mạnh:

- Được sự quan tâm giúp đỡ thường xuyên của Ban lãnh đạo Phòng GD&ĐT Huyện..............................., Ban giám hiệu nhà trường và sự công tác nhiệt tình của Giáo viên.

- Các giáo viên thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học có trong kho thiết nhà trường trong các tiết dạy

- Học sinh có ý thức trong việc sử dụng đồ dùng học tập. Nhân viên được phân công luôn có ý thức cao trong việc bảo quản và sửa chữa các thiết bị hư hỏng kịp thời.

2. Hạn chế:

- Chưa bổ sung các thiết bị dùng chung theo thông tư 05/2019/ của BGDDT cho khối 1 nên bước đầu còn gặp khó khăn về việc phân bổ thiết bị dạy học cho giáo viên các lớp 1 cũng như giáo viên chuyên trách.

- Nguồn kinh phí còn hạn chế.

- Số thiết bị đồ dùng dạy học đã được sử dụng lâu năm nên chất lượng đồ dùng không được cao, nhiều thiết bị đồ dùng bị mất hoặc hư hỏng khong sử dụng được.

- Thiết bị dạy học của các môn học số lượng hạn chế nên khó khăn trong việc phân bổ dùng dạy cho khối.

II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THIẾT BỊ

1. Hồ sơ sổ sách:

- BGH đã xác nhận tài sản thiết bị trong sổ quản lý thiết bị.

- Lập sổ theo dõi việc mượn, trả thiết bị dạy học của giáo viên trong từng tiết học

- Thường xuyên kiểm tra sổ sử dụng đồ dùng dạy học tại lớp của giáo viên theo hàng tháng.

- Lập sổ quản lý thiết bị dạy học phòng máy chiếu và bảng tương tác.

- Ghi chép sổ sách hàng ngày.

- Có kế hoạch làm việc cụ thể theo Tuần, Tháng, Năm.

2. Hoạt động thiết bị:

- Cho học sinh các khối xem phim hàng tuần theo thời khóa biểu. Tiến hành kiểm kê thiết bị đầu năm 20...-20.... Lập sổ theo qui định (sổ mượn thiết bị dạy học, sổ giao thiết bị tại lớp, sổ quản lý thiết bị dạy học, sổ theo dõi bảng tương tác, sổ theo dõi xem phim ....). Lập kế hoạch hoạt động năm, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, kế hoạch thi đồ dùng dạy học....). Vệ sinh phòng thiết bị, cho mượn và bảo quản thiết bị dạy học. Nhắc giáo viên mượn đồ dùng và ký sổ mượn trả đầy đủ (có ...giáo viên mượn hàng ngày và ...giáo viên mượn đồ dùng quản lý tại lớp)

- Bảo quản thiết bị cần thiết bổ sung. Tăng cường công tác PCCC phòng thiết bị. Thường xuyên báo cáo và thống kê thiết bị tối thiểu dùng cho khối lớp 2.

- Để đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục 2018 ở lớp Một, nhà trường đã tiến hành rà soát các thiết bị, đồ dùng dạy học theo Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1. Bên cạnh những thiết bị đã có, nhà trường trang bị thêm một số thiết bị để giáo viên thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy trên lớp: lắp đặt thêm 01 đường truyền wifi, trang bị cho mỗi lớp 01 tivi có kết nối wifi và USB, 02 bộ máy tính, loa, ngoài ra còn trang bị thêm màn chiếu, bảng tương tác,… để giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.

- Các thiết bị dạy học phục vụ cho mục tiêu dạy học của từng môn, phù hợp với mục tiêu học và các đối tượng học sinh. Giáo viên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tránh hình thức hay lạm dụng gây phản tác dụng, làm giảm hiệu quả của quá trình dạy học; Trong quá trình sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được thực hành, thao tác trên các thiết bị dạy học, phát huy sự sáng tạo của học sinh, khai thác hết công năng của các thiết bị dạy học sẵn có và tự làm.

- Ngoài những thiết bị, đồ dùng dạy học sẵn có, giáo viên còn làm thêm các đồ dùng dạy học như: Bảng dạy âm –vần, bảng số, thẻ cảm xúc, thẻ đúng/sai,… giúp cho giờ dạy trên lớp nhẹ nhàng, hiệu quả.

3. Công tác phối hợp:

- Phối hợp với giáo viên hoàn thành sổ sử dụng thiết bị tại lớp, phối hợp với giáo viên tổ chức hội thi làm đồ dùng dạy học, phối hợp với giáo viên ổn định cho học sinh xem phim.

4. Quản lí tài sản thiết bị:

- Quản lý tất cả các thiết bị hiện có tại trường. Báo cáo với BGH khi có thiết bị hư hỏng

III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

- Đề nghị trang cấp các thiết bị tối thiểu dùng chung cho khối lớp 1 và 2 cho năm học 20...-20... kịp thời để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học tại lớp.

- Hiện tại thiết bị sử dụng lâu năm, chưa được bổ sung mới đề nghị BGH nhà trường bổ sung một số thiết bị cần thiết cho phòng thiết bị được hoạt động tốt hơn cho những năm học tiếp theo.

Trên đây là báo cáo tổng kết của bộ phận thiết bị Trường Tiểu học Bình khánh năm học 20...-20..../.

Nơi nhận: 

- Phòng GD-ĐT 

- BGH, TBTV

- Lưu: VT-TBTV

HIỆU TRƯỞNG

(Đã ký)

8. Cách viết báo cáo tổng kết công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học

Báo cáo tổng kết công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học là văn bản hành chính cần thiết trong nhà trường, được trình lên người đứng đầu đơn vị hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của nhà trường. Do đóm cách viết báo cáo tổng kết công tác quản lý sử dụng thiết bị dạy học phải được trình bày theo đúng thể thức văn bản hành chính. Bao gồm:

  • Đầu đủ tiêu ngữ, quốc hiệu, tên đơn vị nhà trường...
  • Giới thiệu về báo cáo: là những văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở để thực hiện báo cáo.
  • Đánh giá về thực trạng thiết bị dạy học của nhà trường: bao gồm thuận lợi và khó khăn, có thể nêu chi tiết số lượng các loại thiết bị hiện có.
  • Đánh giá quá trình sử dụng: Cụ thể thực trạng sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường => Hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học.
  • Đánh giá quá trình quản lý: Về việc ghi sổ các thiết bị được mượn sử dụng; những thiết bị bị hỏng, mất cần bổ sung...
  • Một số ý kiến, đề xuất để cải thiện quá trình quản lý, sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường.

9. Mẫu báo cáo sơ kết tình hình sử dụng thiết bị dạy học cuối học kỳ

PHÒNG GD & ĐT..................................

TRƯỜNG THCS..................................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..............., ngày... tháng... năm.....

BÁO CÁO 

SƠ KẾT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC

HỌC KỲ I NĂM HỌC 20... - 20...

1. Khái quát chung

a. Thuận lợi:

- Được sự quan tâm chỉ đạo, văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục huyện, nhà trường đã trang bị được một số thiết bị đồ dùng dạy học hỗ trợ công tác giảng dạy theo hướng đổi mới cho các môn học

- Giáo viên tích cực trong việc sử dụng thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Nhà trường chủ động trong việc mua sắm, bổ sung thiết bị dạy học thường xuyên ngay từ đầu năm học nên việc triển khai sử dụng thiết bị dạy học cho các em HS luôn đảm bảo yêu cầu.

b. Khó khăn:

- Số thiết bị đồ dùng dạy học đã được sử dụng lâu năm nên chất lượng đồ dùng không được cao.

- Thiết bị dạy học ở cơ sở 2 còn thiếu, phải luân chuyển thiết bị giữa 2 cơ sở.

c. Một số thành công điển hình triển khai công tác Thiết bị trường học:

- 100 % Giáo viên sử dụng thiết bị - đồ dùng khi lên lớp, tất cả giáo viên đều mượn và trả về đúng vị trí .

- Tổng số lượt sử dụng đồ dùng: ............lượt.

- Có .../... giáo viên dạy giáo án điện tử đạt ............%.

- Có ........ sản phẩm dự thi hội thi đồ dùng dạy học cấp trường.

3. Công tác tổ chức quán triệt và xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thiết bị trường học của Phòng GDĐT

- Xây dựng được kế hoạch hoạt động thiết bị trong năm học 20...-20...

- Thành lập tổ công tác thiết bị.

- Bộ phận thiết bị luôn có kế hoạch hoạt động cụ thể trong tháng.

- Hỗ trợ giáo viên chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp.

- Hàng tháng có báo cáo hoạt động về cho BGH trường.

- Thường xuyên sửa chữa thiết bị hư hỏng nhẹ.

- Lên lịch bảo quản, sắp xếp dụng cụ sau khi sử dụng theo từng tháng, để thiết bị, bảo quản đúng nơi quy định, thường xuyên vệ sinh phòng thiết bị.

4. Công tác mua sắm sách, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho dạy học và quản lý: 

- Số máy móc, thiết bị được trang bị từ các nguồn khác:

+ Trường trang bị .......tivi ..........inch lắp trực tiếp trên phòng học phục vụ tốt cho công tác ứng dụng CNNT trong giảng dạy.

+ Được cấp mới phòng bộ môn ngoại ngữ do Sở Giáo dục cấp.

5. Những hoạt động cụ thể đã triển khai

5.1 Công tác quản lý, chỉ đạo

- Ban giám hiệu đã xác nhận tài sản thiết bị trong sổ quản lý thiết bị.

- Sổ tài sản thiết bị đã phản ánh được số lượng thiết bị thực có.

- BGH thường xuyên kiểm tra dự giờ tình hình hình sử dụng thiết bị của giáo viên.

+ Thời gian làm việc trong tuần của cán bộ thiết bị: vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 trong tuần.

+ Nhân viên thiết bị đã tham mưu với lãnh đạo nhà trường về việc lên kế hoạch dự trù kinh phí, sửa chữa mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng dạy học.

+ Nhân viên thiết bị theo dõi số thiết bị hư hỏng để kịp thời sửa chữa cũng như mua bổ sung trong năm học nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu học tập của học sinh.

+ Lập sổ theo dõi việc mượn - trả thiết bị dạy học của giáo viên.

+ Việc ghi chép hồ sơ sổ sách hàng ngày, đôn đốc nhắc nhở giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học vào các bài dạy luôn được ban lãnh đạo nhà trường quan tâm góp phần nâng cao ý thức trong việc sử dụng và bảo quản thiết bị của mỗi GV.

5.2 Công tác khai thác sử dụng

- Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thiết bị dạy học khi lên lớp đối với những bài yêu cầu phải có đồ dùng thực hành. Sau khi sử dụng phải trả lại theo đúng qui định của nhà trường đề ra.

- Cung cấp tương đối đầy đủ trang thiết bị dạy học cho các bộ môn giúp các GV có điều kiện thuận lợi trong giảng dạy.

- Đa số giáo viên đều ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đạt: ..............%.

- Hoàn thành tốt công tác kiểm kê do nhà trường tổ chức.

- Thực hiện tốt các loại hồ sơ sổ sách có trong thiết bị: Sổ sử dụng thiết bị giáo dục, Sổ tiêu hao, sổ tài sản,... và cập nhật số liệu đầy theo từng loại sổ.

- Thường xuyên vệ sinh, kiểm tra trình trạng các loại thiết bị có trong nhà trường. Có sửa chữa nhỏ một số thiết bị hư hỏng nhẹ.

5.3 Công tác điều chuyển TBDH dôi dư

- Không có thiết bị dạy học dôi dư để thực hiện công tác điều chuyển.

6. Công tác tập huấn, bồi dưỡng

- Không có.

7. Đánh giá chung

- Xây dựng được kế hoạch năm học, xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị hàng tuần.

- Lên lịch sử dụng đồ dùng dạy học hàng tuần.

- Hỗ trợ giáo chuẩn bị đồ dùng thiết bị trước khi lên lớp.

- Hỗ trợ kỹ thuật cho giáo viên dạy Ứng dụng CNTT.

- Theo dõi tình hình sử dụng đồ dùng của giáo viên.

- Báo cáo hoạt động thiết bị hàng tháng về cho BGH.

- Thực hiện tốt các loại hồ sơ sổ sách thiết bị.

- Thực hiện bổ sung thiết bị cho các môn học.

- Bảo quản và sửa chữa nhỏ một số thiết bị hỏng( máy vi tinh, màn hình tivi, hệ thống điện của lớp học, hệ thống quạt...).

- Thực hiện một số công việc khác do BGH trường đề ra.

- Tồn tại, yếu kém:

+ Chưa bảo quản chuyên sâu vào từng loại thiết bị của từng môn do hạn chế về kiến thức của từng bộ môn, do thiếu phương tiện bảo quản.

+ Phòng thiết bị còn hạn chế về diện tích, tất cả các thiết bị của các môn học đều tập trung vào 1 phòng nên việc sắp xếp, bố trí chưa được khoa học.

+ Thiết bị dạy học ở cơ sở 2 còn thiếu nhiều, giáo viên phải luân chuyển thương xuyên thiết bị giữa 2 cơ sở.

+ Việc sửa chữa thiết bị (máy tính còn chậm).

8. Định hướng khắc phục hạn chế và một số nhiệm vụ trọng tâm

- Bổ sung thêm thiết bị cơ sở 2.

- Nghiên cứu, trao đổi với giáo viên từng bộ môn để bảo quản riêng từng loại thiết bị của các môn học.

9. Đề xuất, kiến nghị với Phòng GDĐT

- Xây dựng các phòng học bộ môn còn lại.

- Mở các lớp bồi dưỡng về công tác bảo quản thiết bị.

Duyệt BGH

(Ký tên)

Cán bộ thiết bị

(Ký tên)

Trên đây là một số mẫu báo cáo thường được sử dụng nhất hiện nay mà Hoatieu.vn đã tổng hợp và chia sẻ tới các bạn đọc. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm các mẫu khác tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé. 

Đánh giá bài viết
1 51.045
Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.
0 Bình luận
Sắp xếp theo