Tựu trung hay tựu chung, từ nào đúng chính tả?

Tựu trung hay tựu chung, từ nào đúng chính tả? Do phát âm sai cách nên những từ ngữ tiếng Việt bị đọc sai đi so với từ gốc, lâu dần chúng ta sẽ nghĩ rằng đó là từ đúng. Vậy tựu chung và tựu trung từ nào mới là từ đúng, từ nào là từ sai? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Tựu trung hay tựu chung, từ nào đúng chính tả?

Trong cặp từ tựu trung, tựu chung, từ đúng là tựu trung

2. Tựu trung nghĩa là gì?

Tựu trung có nghĩa là tề tựu ở giữa, nêu ra cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến. Chính vì vậy nó phải là tựu trung chứ không phải tựu chung. Từ "trung" ở đây chính là để chỉ ở giữa.

=> Tựu trung là kết từ nhằm biểu thị điều sắp nêu ra là những cái chính, những thứ chung nhất trong những gì đã để cập tới trước đó.

Chúng ta thường sử dụng từ này để kết thúc vấn đề của mình, tựu trung được sử dụng như các cụm từ "nói chung là", "tóm lại là",...

Tựu trung nghĩa là gì?

Ví dụ:

  • Cuộc nói chuyện của chúng tôi rất dài nhưng tựu trung lại là về việc nấu nướng cho bữa tối
  • Tựu trung lại bài viết của tôi muốn gửi đến mọi người vẻ đẹp duyên dáng, phong phú của tiếng Việt

3. Lí do có sự nhầm lẫn tựu trung - tựu chung

Một số người nhầm lẫn tựu trung - tựu chung có thể do một số lí do sau:

  • Do phát âm: Người miền Bắc thường phát âm tr thành ch, lâu ngày họ nghĩ rằng tựu chung mới là từ đúng
  • Tựu chung dễ đọc hơn tựu trung

4. Một số cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt

Bên cạnh tựu trung - tựu chung, sau đây là một số cặp từ dễ bị sử dụng nhầm trong tiếng Việt:

Rốt cục - rốt cuộc => Từ đúng là rốt cuộc

Kết cục - kết cuộc => Từ đúng là kết cục

Đọc giả - Độc giả => Từ đúng là độc giả

  • Nhận chức - nhậm chức => Từ đúng là nhậm chức (Giữ chức vụ, gánh vác chức vụ nào đó)
  • Giả thuyết - giả thiết
    => Cả 2 từ này đều đúng nhưng mỗi từ lại được sử dụng trong trường hợp khác nhau:

Giả thuyết: được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Giả thiết: được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

  • Chín mùi - chín muồi => Từ đúng là chín muồi (chín, độ phát triển đầy đủ nhất)
  • Tham quan - thăm quan => Từ đúng là tham quan (ngắm cảnh, quan sát)
  • Tựu trung - tựu chung => Từ đúng là tựu trung (Tóm tắt lại, nói chung là...)
  • Chuẩn đoán - chẩn đoán => Từ đúng là chẩn đoán (Bác sỹ xác định đó là bệnh gì)
  • Huyên thuyên - luyên thuyên => Từ đúng là huyên thuyên (nói nhiều, đa số thường nói vớ vẩn)
  • Đều như vắt chanh - vắt tranh => Đúng là: Đều như vắt tranh

Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc tìm từ đúng trong cặp từ tựu trung - tựu chung.

Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
4 5.417
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi