Nề nếp hay Nền nếp, từ nào đúng chính tả?

Nề nếp hay Nền nếp, từ nào đúng chính tả? Nhiều người thường hay sử dụng cụm từ nề nếp học tập để chỉ tác phong, thái độ học của các bạn học sinh. Tuy nhiên cụm từ này đã được sử dụng đúng chưa? Nề nếp hay nền nếp mới là từ đúng chính tả? Nền nếp là gì? Nề nếp là gì? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.

1. Nề nếp hay Nền nếp, từ nào đúng chính tả?

Trong 2 từ nề nếp và nền nếp thì từ đúng chính tả là nền nếp. Tại sao nền nếp mới là từ đúng? Để biết câu trả lời, chúng ta hãy xét nghĩa của từ nền nếp và nề nếp:

- Nền nếp là gì?

Nền ếp:

  • Nền: Nền tảng, nền móng, cơ sở vững chắc
  • Nếp: Lối sống

=> Nền nếp là các lối sống đã được hình thành từ lâu của con người, thường mang ý nghĩa tích cực, khen.

- Nề nếp là gì?

Nề nếp

  • Nề: Nề hà, ngại ngần,... (thực tế từ nề có nhiều nghĩa khác như: thợ nề (thợ xây), phù nề...)
  • Nếp: Lối sống

=> Khi ghép lại chúng ta có nề nếp, không tạo thành ngữ nghĩa đúng.

=> Từ đúng chính tả phải là nền nếp

2. Nền nếp nghĩa là gì?

Nền nếp nghĩa là gì?

Như đã phân tích ở trên, nền nếp có nghĩa là lối sống, thói quen sống tốt được hình thành từ lâu đời, mang ý nghĩa khen.

Ví dụ:

  • A là một học sinh có nền nếp, tác phong rất tốt. Em ấy không bao giờ đi học muộn.
  • Hoặc trong tờ báo Hải quân Việt Nam có đoạn: Trạm ra đa 490 là đơn vị được Đảng ủy, chỉ huy Tiểu đoàn 151 lựa chọn làm điểm về công tác “Xây dựng nền nếp chính quy, quản lý kỷ luật”.

Các văn bản pháp luật chính quy đều sử dụng từ nền nếp chứ không hề sử dụng từ nề nếp. Do đó, thực chất nhiều người sử dụng từ nề nếp trong văn nói và viết trước giờ nghĩ là đúng thực chất đều sai cả vì từ ngữ "nề nếp" này không hề có nghĩa chính xác.

3. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn nền nếp - nề nếp

Nguyên nhân có sự nhầm lẫn nền nếp và nề nếp có thể xuất phát từ cách đọc, như chúng ta thấy, nề nếp dễ đọc hơn nền nếp và 2 từ này có cách phát âm na ná nhau. Người nghe dễ dàng nghe nhầm nền nếp thành nề nếp và cứ thế sử dụng, lâu dần thành thói quen và nghĩ rằng nề nếp là từ đúng.

4. Những cặp từ thường bị nhầm lẫn trong tiếng Việt

Bên cạnh nền nếp và nền nếp, những cặp từ sau đây cũng thường bị nhầm lẫn:

  • Nhận chức - nhậm chức => Từ đúng là nhậm chức (Giữ chức vụ, gánh vác chức vụ nào đó)
  • Giả thuyết - giả thiết
    => Cả 2 từ này đều đúng nhưng mỗi từ lại được sử dụng trong trường hợp khác nhau:

Giả thuyết: được sử dụng trong trường hợp muốn nêu luận điểm mới trong khoa học để giải thích một hiện tượng tự nhiên nào đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng.

Giả thiết: được dùng để chỉ điều cho trước trong một định lý hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lý hay để giải bài toán.

  • Chín mùi - chín muồi => Từ đúng là chín muồi (chín, độ phát triển đầy đủ nhất)
  • Tham quan - thăm quan => Từ đúng là tham quan (ngắm cảnh, quan sát)
  • Tựu trung - tựu chung => Từ đúng là tựu trung (Tóm tắt lại, nói chung là...)
  • Chuẩn đoán - chẩn đoán => Từ đúng là chẩn đoán (Bác sỹ xác định đó là bệnh gì)
  • Sáng lạng - xán lạn => Từ đúng là xán lạn (tươi sáng)
  • Huyên thuyên - luyên thuyên => Từ đúng là huyên thuyên (nói nhiều, đa số thường nói vớ vẩn)
  • Đều như vắt chanh - vắt tranh => Đúng là: Đều như vắt tranh

5. Nền nếp tiếng Anh là gì?

Nền nếp trong tiếng Anh là:

  • Order and discipline
  • Respectable /ri'spektəbl/
  • Decent ['di:snt]

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Nề nếp hay Nền nếp, từ nào đúng chính tả? Hy vọng nội dung bài viết đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích giúp các bạn hiểu rõ được nền nếp có nghĩa là gì? Nề nếp có nghia là gì và cách vận dụng cũng như lý do tại sao lại có sự nhầm lần như vậy.

Hoatieu.vn đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi Nề nếp hay Nền nếp, từ nào đúng chính tả? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

Đánh giá bài viết
10 27.483
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm