Gian díu hay Dan díu, từ nào đúng chính tả?
Gian díu hay Dan díu, từ nào đúng chính tả? Đây dường như là những từ quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Thế nhưng nhiều người vẫn còn đang phân vân không biết từ nào mới đúng.
Gian díu hay dan díu mới đúng chính tả?
1. Gian díu hay Dan díu, từ nào đúng chính tả?
=> Từ đúng là dan díu
Theo wiktionary từ dan díu có nghĩa là: có quan hệ yêu đương với nhau, thường là không chính đáng, mối quan hệ ngoài luồng
Ví dụ: Có vợ rồi, còn dan díu với người khác.
2. Phân biệt d với gi
Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.
Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim...)
- Mẹo Dưỡng Dục :
Từ Hán Việt có dấu ngã hoặc dấu nặng thì viết d
Ví dụ : anh dũng, biểu diễn, dã man, dạ khúc, diện mạo, hiện diện ,…
- Mẹo Giảm Giá:
Từ Hán Việt có dấu sắc hoặc dấu hỏi thì viết gi
Ví dụ : giải thích, khai giảng, nhà giáo, tam giác, thính giả,….
- Mẹo Di Dân:
Từ Hán Việt không có dấu mà nguyên âm không phải là a thì viết là d
Ví dụ : di chuyển, du khách, duy tâm
Bên cạnh đó, một số chuyên gia còn đưa ra cách phân biệt như sau:
Một số tác giả đã đưa ra các mẹo luật để phân biệt trường hợp nào thì viết là “d” hay “gi” như Lê Trung Hoa (2005, Lỗi chính tả và cách khắc phục), Hoàng Anh (2010, Sổ tay chính tả)… Trong đó có mẹo luật như:
- Âm đầu “gi” không bao giờ kết hợp với âm đệm, tức là không đứng trước các vần oa, oă, uâ, uê, uy, nên khi gặp những vần nay thì viết “d” như doạ nạt, nổi dóa, hậu duệ, vô duyên, kiểm duyệt, duy trì…
- Một số từ có từ đồng nghĩa (không kể Hán Việt hay thuần Việt) thường chuyển đổi theo các “mẹo”:
- D thường chuyển đổi với L, Nh, Đ, D (Làm Nhà Đạo Diễn)
- GI thường chuyển đổi với C, Ch, S, Tr, Th, T, Gi (các Chiến Sĩ Trẻ Tiếc Thời Gian) (Lê Trung Hoa, sđd, tr57-58).
Tuy nhiên rất khó để phân biệt d/gi. Để dùng đúng d, gi đòi hỏi người viết phải thường xuyên luyện tập, ghi nhớ nghĩa của các từ.
3. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn d với gi
GS.TS Đoàn Thiện Thuật có nói: “Cách ghi D và GI khác nhau trong những từ cụ thể, không thể đúc rút thành quy luật chính tả được vì nó là vấn đề từ vựng học và có lí do lịch sử của nó. Những từ được ghi bằng D có lẽ vào thời kì chữ quốc ngữ được xây dựng có cách phát âm khác với những từ được ghi bằng GI ở bộ phận âm đầu. Những từ được ghi bằng GI như gia, giang, giáo… thường là những từ Hán Việt và theo cách phát âm cổ của chúng trước kia...”
Do chưa có quy tắc rõ ràng nên việc nhầm lẫn d, gi khá phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến cho sự nhầm lẫn này.
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Gian díu hay Dan díu, từ nào đúng chính tả? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Học tập
Phải chăng một tác phẩm sử thi ra đời ở một thời đại quá xa xôi không còn nhiều ý nghĩa đối với con người hiện đại?
Tóm tắt Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ngắn gọn, dễ nhớ
Thực hành tiếng Việt 7 tập 2 trang 83 KNTT
Đề thi giữa kì 1 tin học 10 Chân trời sáng tạo
Lập dàn ý cho bài văn kể lại câu chuyện Sự tích cây thì là
Văn tả con vật lớp 5 ngắn gọn