Dông gió hay Giông gió, từ nào đúng chính tả?
Dông gió hay Giông gió, từ nào đúng chính tả? D - Gi là cặp âm đầu thường bị nhầm lẫn trong tiếng Việt. Làm sao để phân biệt cặp từ này? Hoatieu.vn sẽ giải đáp cho các bạn cụ thể tại đây.
Dông gió hay Giông gió mới đúng?
Việc một từ hay một cụm từ có cùng ý nghĩa, cách hiểu giống nhau nhưng cách viết lại không giống nhau là một hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt, đặc biệt là với những từ có nguồn gốc dân gian hoặc trải qua quá trình biến đổi lâu dài, phát triển theo thời gian. Trong quá trình giao tiếp, các âm thanh có thể bị biến đổi nhẹ, dẫn đến sự khác biệt trong cách viết hay do ảnh hưởng bởi các phương ngữ địa phương, giọng điệu vùng miền,... Để giải đáp cho câu hỏi từ "giông" hay "dông", từ nào mới là từ chính xác và liệu có thể sử dụng cả hai cách viết này hay không, mời các bạn cùng tìm hiểu tại đây.
1. Dông gió hay Giông gió, từ nào đúng chính tả?
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì định nghĩa: “Dông - hay còn viết là giông - là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi...”
Tuy nhiên, Từ điển mở Wiktionary chỉ đưa ra định nghĩ danh từ “dông” – “chỉ hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra đặc biệt vào các tháng 6-7-8, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét”.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn chỉ sử dụng từ “dông” trong các bản tin của mình.
Phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa cầu, khi thông tin về kiến thức cũng viết “Kiến thức phổ thông về dông, sét” – “Cơn dông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thăng. Cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và có thể trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km...”
Theo phân tích trên trang thông tin tìm hiểu về từ nguyên (tunguyenhoc.blogspot.com), thì: Các từ điển xưa chỉ có “dông” với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa (Huỳnh Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377).
Một số từ điển hiện nay cũng coi “dông” là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999:548).
Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả “dông” và “giông”, xem như hai biến thể của cùng một từ (Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403).
2. Mưa giông hay Mưa dông?
Như đã phân tích ở trên, cả từ "dông" và '"giông" đều được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi về đâu mới thật sự là từ đúng chính tả, nhưng trên thực tế đều không có sự khác biệt về nghĩa giữa hai cách viết này.
Theo từ điển Tiếng Việt của Gs. Hoàng Phê (2006) và từ điển Tiếng Việt của Gs. Nguyễn Kim Thản (2005), cả từ “dông” và từ “giông” đều được chấp nhận và coi như hai biến thể của một từ). Điều này cho thấy Tiếng Việt có tính đa dạng và phong phú, cho phép có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một ý.
Cả hai cách viết đều được sử dụng trong các văn bản chính thức, bản tin dự báo thời tiết,...
Ví dụ:
- Hôm nay trời có mưa giông rất to.
- Cảnh báo hôm nay có mưa dông gió giật mạnh.
- Hiện tại, mưa giông đang làm ngập lụt nhiều khu vực, địa phương.
Như vậy, cụm từ “Mưa giông” hay “Mưa dông” đều đúng chính tả, không sai về mặt ngữ pháp. Bạn có thể chọn cách viết phù hợp với ngữ cảnh và phong cách viết của bản thân.
3. Phân biệt d và gi
Gi và d không cùng xuất hiện trong một từ láy.
Những từ láy vần, nếu tiếng thứ nhất có phụ âm đầu là l thì tiếng thứ hai có phụ âm đầu là d (lim dim...)
- Mẹo Dưỡng Dục :
Từ Hán Việt có dấu ngã hoặc dấu nặng thì viết d
Ví dụ : anh dũng, biểu diễn, dã man, dạ khúc, diện mạo, hiện diện ,…
- Mẹo Giảm Giá:
Từ Hán Việt có dấu sắc hoặc dấu hỏi thì viết gi
Ví dụ : giải thích, khai giảng, nhà giáo, tam giác, thính giả,….
- Mẹo Di Dân:
Từ Hán Việt không có dấu mà nguyên âm không phải là a thì viết là d
Ví dụ : di chuyển, du khách, duy tâm
4. Nguyên nhân sự không thống nhất trong cách viết d, gi
Đầu tiên, xét theo quan điểm lịch đại, có thể một trong hai từ là từ cổ, thường được sử dụng trước đây, nhưng theo thời gian cách viết phụ âm đầu có thay đổi, nên tồn tại cả hai cách viết, ví dụ như từ “dền” trong “rau dền/ giền”. Các tác giả từ điển ghi rõ trong phần giải thích rằng đây là những từ ngữ “cũ, ít dùng”, sơ bộ có thể thống kê được 27 mục từ như vậy.
Tiếp theo, có trường hợp do không hiểu rõ nghĩa gốc của từ ngữ mà tạo nên hai quan niệm khác nhau, dẫn đến hai cách viết khác nhau, như cuộc tranh luận cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ về tên gọi Thánh Dóng hay Thánh Gióng, Hội Dóng hay Hội Gióng.
Nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh, người có nhiều công trình nghiên cứu về Thánh Dóng thì cả quyết tên của cậu bé (là Thánh Gióng sau này) là Dóng, con ông Đùng bà Đà, chứ không phải như mọi người sau này suy diễn là vì cậu bé suốt ngày chỉ nằm trên thúng tre, treo trên cái gióng (cái quang gánh) nên có tên là Gióng. Và hiện nay vẫn cứ tồn tại cả hai cách viết.
Tra cứu các mục từ “gióng” trong từ điển tiếng Việt , ngoài các nghĩa trên ra, ta thấy thêm các từ “gióng” khác có những nghĩa khác nhau: “gióng” là đoạn giữa hai mắt của một số cây có thân thẳng; đốt, VD Gióng mía, gióng tre. “gióng” có nghĩa là thúc ngựa đi (ít dùng) VD gióng ngựa.
Mấy năm trước, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị và được Chính phủ chuẩn y trình lên UNESCO đưa Lễ hội Thánh Dóng vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Mặc dù vậy, trong Công văn 5299 ban hành ngày 4/8/2009 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, lại dùng chữ Thánh Gióng.
Cạnh đó, còn có lí do viết theo thói quen hình thành từ trước. Đọc lại một số tác phẩm của các tác giả của các thế kỉ trước, ta thấy cách viết của họ thiên về những từ có phụ âm đầu là GI, hiện nay không còn thông dụng mà phần lớn đã chuyển sang D nhiều hơn, như:
Hoa trôi bèo giạt đã đành (Truyện Kiều)
Giòng nước ngược (Tú Mỡ)
Giòng sông Thanh Thủy (Nhất Linh)
Hoặc cũng có trường hợp ngược lại:
Dông tố (Vũ Trọng Phụng)
Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Dông gió hay Giông gió, từ nào đúng chính tả? Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Trần Hương Giang
- Ngày:
- Tham vấn:Đinh Ngọc Tùng
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
-
Bộ đề kiểm tra cuối kì 1 Vật lý 10 Kết nối tri thức 2023-2024
-
Thiết kế một hoạt động giáo dục/dạy học nhằm xây dựng văn hoá nhà trường lành mạnh, thân thiện ở trường THCS, nơi thầy cô đang công tác
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 có đáp án (Cả 3 bộ sách)
-
Hãy viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ Tiếng gà trưa Cánh Diều
-
Mẫu vở luyện viết từ vựng lớp 3-4-5
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Học tập
(Mới nhất) Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội 2024
Đề cương ôn thi học kì 1 Lịch sử 8 Kết nối tri thức (có đáp án)
Phân tích các nhân tố tác động đến gia tăng dân số?
Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà GDCD 8
Liệt kê những nhân vật và sự kiện trong bài Quang Trung đại phá quân Thanh
Soạn bài Thiên trường vãn vọng lớp 8 ngắn nhất