Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?

Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để? Giải bài Lịch sử 8. Câu hỏi này thuộc nội dung chương trình học Sách giáo khoa Lịch sử lớp 8 mà các em học sinh cần nắm vững. Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn tham khảo đáp án gợi ý dưới đây của HoaTieu.vn nhé.

Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?
Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?

1. Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?

Câu hỏi: Tại sao nói cách mạng tư sản Anh không triệt để?

  • A. Quyền lợi của nhân dân không được áp ứng
  • B. Do 2 giai cấp tư sản và quý tộc mới lãnh đạo.
  • C. Mới chỉ dừng lại ở mức mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
  • D. Đưa nước Anh trở thành nước cộng hòa.

Đáp án: Chọn A là đáp án đúng.

Giải thích: Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản không triệt để do: Sau khi lật đổ chế độ phong kiến, người lên nắm quyền chính là quý tộc mới, quý tộc mới chính là địa chủ, đại diện cho chủ nghĩa phong kiến nên:

  • Chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • Giai cấp tư sản không dám duy trì nền cộng hoà mà phải liên minh với thế lực phong kiến, thiết lập nên nhà nước quân chủ lập hiến -> sau cách mạng nhân dân không nhận được gì, ngôi vua vẫn tồn tại.

Đây là cuộc cách mạng chỉ mang lại thắng lợi, lợi ích của giai cấp tư sản và quý tộc mới, mà không mang đến cho người lao động như nông dân, thợ thủ công ,… bất cứ quyền lợi nào. Sau đó những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi tiếp tục diễn ra.

Do đó đáp án A là đáp án chính xác nhất.

2. Cách mạng tư sản Anh

Cách mạng tư sản Anh
Hình ảnh minh họa: Cách mạng tư sản Anh

Cuộc CMTS Anh giữa thế kỷ XVII là một cuộc tấn công vào thành trì của xã hội cũ để xây dựng chế độ xã hội mới’ lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, mở đường cho CNTB phát triển. CMTS Anh là cuộc cách mạng tư sản thứ 2 trên thế giới sau CM Hà lan nhưng là cuộc CM đầu tiên có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hình thành CNTB trên phạm vi toàn châu Âu và thế giới.

2.1. Nguyên nhân cách mạng tư sản Anh

Đầu thế kỷ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công đã chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội. Tư sản Anh giàu lên nhanh chóng nhờ sự phát triển của ngoại thương, chủ yếu là buôn bán len dạ và buôn nô lệ da đen.

Công nghiệp len dạ phát triển làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều địa chủ vốn là quý tộc đã chuyển huwongs kinh doanh theo lối TBCN đuổi tá điền đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy long cung cấp cho thị trường. Bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa trở thành tầng lớp quý tộc mới.

Chế độ PK với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và giáo hội Anh ngày càng cản trở sự kinh doanh và làm giàu của của tư sản và quý tộc mới. Sác –lơ I đặt ra nhiều thứ thuế, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến làm cho đời sống nhân dân hết sức cơ cực.

Đặc điểm tình hình trên đã làm cho mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới và các thế lực phong kiến bảo thù ngày càng them gay gắt. Đây chính là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ CMTS Anh.

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cách mạng tư sản anh xoay quanh vấn đề tài chính khi Sác-lơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế để có tiền chi viện cho cuộc đàn áp những cuộc nổi dậy của người Xcot-len ở miền Bắc. Quý tộc mới và tư sản đã không phê duyệt các khoàn thuế do vua đặt ra, kịch liệt phản đối chính sách bạo ngược của nhà vua. Bị thất bại, Sác lơ I chạy lên vùng núi phía Bắc Luân đôn, tập hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.

2.2. Diễn biến cách mạng tư sản Anh

Tháng 8/1642, Sác- lơ I tuyên chiến với Quốc Hội. Cuộc nội chiến bắt đầu.

Từ 1642 – 1648 là khoảng thời gian xảy ra cuộc nội chiến giữa Quốc Hội và nhà Vua.

Ban đầu, quân đội quốc Hội bị đánh bại vì lực lượng của nhà vua được trang bị tốt và thiện chiến.

Tuy nhiên, được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân, Ôlivơ Crôm – oen đã tiến hành cải cách quân đội. Ông tổ chức 1 đội quân gồm chủ yếu là nông dân,có kỷ luật, có tính chiến đấu cao, được gọi là “đội quân sườn sắt” Từ đây, quân đội của Quốc hội bắt đầu chiếm ưu thế. Năm 1648, quân đội của Crôm - oen đã đánh bại quân đội của Sác – lơ .Cuộc nội chiến kết thúc. Sác lơ I bị kết án tử hình.

Đầu năm 1649, do áp lực của quần chúng nhân dân, Sác – lơ I bị xử tử. Anh trở thành nước cộng hòa do Ô livơ C.rôm - oen đứng đầu. CM đạt tới đỉnh cao.

Mặc dù cách mạng đạt tới đỉnh cao nhưng mọi quyền hành đều thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân và binh lính không được hưởng quyền lợi gì nên tiếp tục đấu tranh đòi tự do.

Năm 1953, để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và TS Anh đã đưa C.rôm –oen lên làm Bảo hộ công. Chế độ độc tài quân sự được thiết lập.

Năm 1658. C.rôm - oen qua đời, nước Anh rơi vào tình trạng ko ổn định về chính trị. Quý tộc mới và tư sản lo sợ nhân dân nổi dậy đấu tranh nên chủ trương thỏa hiệp với lực lượng PK cũ để lập lại chế độ quân chủ.

Năm 1688, QH đã tiến hành chính biến đưa Vin hem – Ô ran giơ (Quốc trưởng Hà Lan và là con rể vua Anh) lên ngôi vua. Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.

2.3. Kết quả, ý nghĩa cách mạng tư sản Anh

CMTS Anh đã lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển mạnh mẽ hơn. Đây là cuộc CMTS có ý nghĩa trọng đại trong thời kỳ quá độ từ chế độ PK sang chế độ TBCN.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
16 19.698
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm