Nói quá là gì? Ví dụ về nói quá
Tìm hiểu biện pháp tu từ nói quá
Nói quá là một biện pháp tu từ thường được sử dụng trong câu văn khi muốn nhấn mạnh một vấn đề nào đó. Dưới đây là định nghĩa nói quá là gì cũng như tác dụng của biện pháp nói quá, ví dụ về nói quá để các bạn đọc hiểu rõ hơn về cách sử dụng biện pháp tu từ nói quá sao cho phù hợp với ngữ cảnh câu văn.
1. Nói quá là gì? Định nghĩa nói quá
Nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc. Mục đích chính của nói quá là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt (Theo như SGK Ngữ Văn 8)
2. Tác dụng của biện pháp nói quá
Nói quá là một phép tu từ thường để nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho câu nói. Nói quá được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi… Không chỉ thế phép tu từ nói quá còn được dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca….
Phóng đại hay nói quá thường được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày. Ví dụ như: buồn nẫu ruột, giận sôi gan, mệt đứt hơi, đói rã họng. Còn trong các tác phẩm văn học thì phóng đại, nói quá đã trở thành một biện pháp tu từ được sử dụng. Với chức năng nhận thức, khắc sâu hơn bản chất của đối tượng, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh cho người đọc.
Nói quá không phải là việc nói sai, nói dối về một sự thật, sự việc nào đó. Mà nó chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Đôi khi, chúng ta có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác như so sánh vào để câu văn, câu nói để thêm phần sinh động.
Ví dụ như câu ca dao:
“ Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng “
Nói quá còn thường được gọi là ngoa dụ, phóng đại, thậm xưng, hoa trương. Sự kết hợp của cả hai phép tu từ phóng đại, nói quá và so sánh sẽ đem lại những hiệu quả cao hơn và bậc cảm xúc lớn hơn cho câu nói. Hai biện pháp tu từ này đều nhằm một mục đích là làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu kết hợp cả hai phép tu từ trong câu nói sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Ví dụ trong câu ca dao:
“Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau”
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết phóng đại là gì? Nói quá là gì? Qua một số từ ngữ phóng đại. Các từ ngữ phóng đại có thể là những từ ngữ mang sẵn ý nghĩa phóng đại như: cực kỳ, vô kể, vô hạn độ, tuyệt diệu, mất hồn….
3. Ví dụ về nói quá
“Bài toán này khó quá nghĩ nát óc không ra”. Thì “Nghĩ nát óc” là phép nói quá.
“Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành”. Thì “nghiêng nước nghiêng thành” là phép nói quá.
“Gần đến kì thi cuối kỳ nên Nam lo sốt vó”. Thì “lo sốt vó” là phép nói quá.
“Bị điểm kém nên Hà khóc như mưa”. Thì “khóc như mưa” là phép nói quá diễn tả việc khóc nhiều.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ bởi:
- Ngày:
Tham khảo thêm
Câu hỏi tu từ là gì? Ví dụ về câu hỏi tu từ Ví dụ về câu hỏi tu từ và tác dụng
Miêu tả là gì? Văn miêu tả là gì? Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả
Phương thức biểu đạt của hành chính công vụ là gì? Ví dụ về phương thức biểu đạt của hành chính công vụ
Top 11 bài kể về một kỉ niệm đáng nhớ ngắn gọn lớp 8 Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ ngắn gọn lớp 8
Top 8 Viết đoạn văn sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước Đoạn văn thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước
Cảm nhận về vẻ đẹp của Thúy Kiều Vẻ đẹp của Thúy Kiều qua các đoạn trích
So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế Lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Mới nhất trong tuần
-
Đề cương ôn thi học kì 1 tiếng Anh 8 i-Learn Smart World (có đáp án)
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 có đáp án
-
Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?
-
Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật lớp 8 ngắn gọn (10 mẫu)
-
Hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng gì tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta?

Lớp 8
-
Điểm giống nhau và khác nhau giữa bài Trong lời mẹ hát và Nhớ đồng
-
Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở khu vực Nam Á?
-
Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn Giới thiệu trường em
-
Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ Thu điếu
-
Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 8 Kết nối tri thức (4 đề) file word có đáp án