So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

So sánh phong trào Cần Vương và Yên Thế

Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế do Tôn Thất Thuyết và Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đều là những phong trào yêu nước, tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Hai cuộc khởi nghĩa này đã thu hút được sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân nhưng đều đi đến thất bại. Vậy điểm giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế là gì? Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các thông tin so sánh khởi nghĩa Yên Thế và những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương để bạn đọc hiểu rõ hơn về điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế.

Điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế

Điểm giống và khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế

Dưới đây là nội dung so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế có lập bảng so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về hình thức và tính chất của 2 cuộc khởi nghĩa này.

Sự giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Đều là phong trào yêu nước có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia.

Đều thất bại do thiếu sự lãnh đạo của các giai cấp tiên tiến và đường lối cách mạng đúng đắn.

Sự khác nhau giữa phong trào Cần Vương và Yên Thế

Phong trào Cần VươngKhởi nghĩa Yên Thế
Mục đích:Chống Pháp để giành lại độc lập đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiếnNhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, muốn xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân
Thời gian tồn tại:Được diễn ra từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt NamDiễn ra từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất
Lãnh đạo:Các sĩ phu văn thân yêu nướcNông dân.
Địa bàn hoạt động:Ở Bắc Kỳ và Trung KỳDiễn ra trên một địa phương nhỏ hẹp phía tây bắc tỉnh Bắc Giang
Lực lượng tham gia:Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dânNông dân
Phương thức đấu tranh:Khởi nghĩa vũ trangCũng là khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến
Tính chất:Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến.Phong trào nông dân mang tính tự phát

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
56 94.290
0 Bình luận
Sắp xếp theo