Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?

Khởi nghĩa Yên Thế là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân tại vùng Yên Thế dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám. Vậy vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân? Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì? Sau đây là một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Yên Thế sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi này.

1. Tại sao nói khởi nghĩa Yên Thế là cuộc khởi nghĩa nông dân?

Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ năm 1884 đến năm 1913, cuộc khởi nghĩa do Đề Nắm và Đề Thám lãnh đạo. Hai người đều xuất thân từ nông dân, muốn đánh đuổi đế quốc bảo vệ quyền lợi và cuộc sống ở Yên Thế. Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa chủ yếu là nông dân tại Yên Thế.

2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)

1. Nguyên nhân:

- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nhân dân Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.

- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh.

2. Diễn biến:

- 1884 - 1892: nhiều toán nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Nắm.

- 1893 - 1908: Nghĩa quân vừa xây dựng lực lượng vừa chiến đấu dưới sự chỉ huy của Đề Thám.

- 1909 - 1913: Pháp tập trung lực lượng tấn công Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn. Ngày 10 - 2 - 1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

3. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa:

- Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo còn nhiều hạn chế.

- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp.

3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại?

Dù địa bàn hoạt động của khởi nghĩa trải rộng hơn các khởi nghĩ cùng thời nhưng vẫn không đủ đáp ứng để trở thành cuộc kháng chiến đủ để đánh bại thực dân Pháp và triều đình Nguyễn.

Những nhà lãnh đạo vẫn chưa có tầm nhìn rộng hơn, do thành phần nghĩa quân là các nông dân nên mối lo chủ yếu của họ là cơm ăn áo mặc, chưa phải là giải phóng toàn bộ dân tộc.

Nghĩa quân dễ tan rã, phụ thộc quá nhiều vào người chỉ huy.

Lực lượng, vũ khí chênh lệch quá nhiều so với địch

Chưa có sự liên kết chặt chẽ với các phong trào khác, vẫn mang tính rời rạc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 7.427
0 Bình luận
Sắp xếp theo