Tài liệu ôn tập nghiệp vụ chuyên ngành thiết bị dạy và học
Tài liệu ôn thi nghiệp vụ chuyên ngành thiết bị dạy học
Tài liệu ôn tập nghiệp vụ chuyên ngành thiết bị dạy và học được hoatieu.vn sưu tầm và đăng tải, là tài liệu ôn thi công chức, viên chức hữu ích dành cho các bạn.
Phần I. Những vấn đề chung về sử dụng thiết bị dạy và học
1. Vai trò của thiết bị dạy và học trong đổi mới PPGD
1.1. Mối quan hệ của TBDH với các yếu tố của quá trình dạy học
Chúng ta thấy nếu xét về phương diện nhận thức thì thiết bị dạy và học vừa là “trực quan sinh động”, vừa là “phương tiện” để nhận thức và đôi khi còn là “đối tượng” chứa nội dung cần nhận thức.
Nghiên cứu về vai trò của thiết bị dạy và học, người ta còn dựa trên vai trò của các giác quan trong quá trình nhận thức và đã chỉ ra rằng:
- Tỉ lệ kiến thức thu nhận được qua các giác quan theo tỉ lệ: 1% qua nếm, 1,5% qua sờ; 3,5% qua ngửi, 11% qua nghe, 83% qua nhìn.
- Tỉ lệ kiến thức nhớ được khi học: 20% qua những gì mà ta nghe được; 30% qua những gì mà ta nhìn được; 50% qua những gì mà ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì mà ta nói được; 90% qua những gì mà ta nói và làm được.
- Người ta cũng tổng kết: tôi nghe – tôi quên; tôi nhìn – tôi nhớ; tôi làm – tôi hiểu.
Những số liệu trên cho thấy, để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quá trình nghe – nhìn và thực hành. Muốn vậy, phải có phương tiện (thiết bị, công cụ) để tác động và hỗ trợ.
1.2. Một số vai trò của thiết bị dạy và học
- Cung cấp kiến thức cho HS một cách chắc chắn, chính xác và trực quan; do đó hấp dẫn và kích thích được hứng thú học tập của HS.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm HS lĩnh hội đủ nội dung học tập.
- Gia tăng cường độ lao động của cả GV và HS; do đó nâng cao hiệu quả dạy học.
- Thể hiện được những yếu tố trong thực tế khó hoặc không quan sát, tiếp cận được.
1.3. Các giá trị giáo dục của thiết bị dạy và học
- Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, do đó giúp HS học tập có hiệu quả.
- Giúp HS tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và môi trường sống.
- Giúp khắc phục những hạn chế của lớp học bằng cách biến cái không thể tiếp cận được thành cái có thể tiếp cận được. Điều này thực sự đúng khi thực hiện phim ảnh mô phỏng và các phương tiện tương tự.
- Cung cấp kiến thức chung, qua đó HS có thể phát triển các hoạt động học tập khác nhau.
- Giúp phát triển mối quan tâm về các lĩnh vực học tập và khuyến khích HS tham gia chủ động vào quá trình học tập.
1.4. Yêu cầu đối với thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích thực trạng các thiết bị dạy và học ở trường phổ thông, người ta đã bổ sung các tiêu chí đánh giá đối với các thiết bị dạy học cụ thể đó là:
- Phù hợp với nội dung chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới;
- Dễ sử dụng, tốn ít thời gian trên lớp;
- Kích thước, màu sắc phù hợp;
- Đảm bảo an toàn trong vận chuyển, bảo quản, sử dụng;
- Có tài liệu hướng dẫn cụ thể bằng tiếng việt.
1.5. Yêu cầu về mặt sư phạm khi sử dụng thiết bị dạy và học
Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc sử dụng thiết bị dạy và học, những sai sót thường gặp trong sử dụng thiết bị dạy và học, người ta cũng rút ra những kết luận sư phạm sau:
1.5.1. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với người học
Phải sử dụng kết hợp nhiều loại thiết bị dạy và học một cách có hệ thống để vừa thực hiện được các đặc trưng của đối tượng nhận thức vừa phù hợp với các phong cách học tập khác nhau của người học.
Cách học (phong cách học) là cách tác động của chủ thể đến đối tượng học hay cách thực hiện hoạt động học; là cách thức thông thường một người nhận và xử lý thông tin, đưa ra quyết định và tạo ra các giá trị. Phong cách của người đọc thể hiện qua hành vi của người đó.
Cách học (hay phong cách học) là tập hợp các yếu tố về mặt sinh lí, tính cách, tình cảm và nhận thức; là những chỉ số tương đối ổn định chỉ rõ một người học cảm nhận, tác động và ứng đáp lại môi trường học tập.
Đương nhiên, không có cách học duy nhất cho mọi người, mọi nội dung (đối tương/ môn học). Do đó, cần:
+ Hướng dẫn một cách có chủ ý về các cách đáp ứng nhu cầu học đa dạng (lời nói/ ngôn ngữ; logic/ toán học; nhìn/ không gian; thân thể/vận động; nhạc/ nghe; giữa các cá nhân với nhau/ trong mỗi người); nghĩa là phải sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau. Trong đó đặc biệt chú ý kết hợp các dạng hoạt động nghe, nhìn và làm. Có những phương pháp (hình thức) dạy học có thể kết hợp được. Chẳng hạn, dạy theo dự án. Những dự án học tập thường đòi hỏi người học phải tiếp cận đề tài bằng đa dạng kĩ năng: khẩu ngữ, trực quan và xúc cảm. Nó cũng tạo điều kiện cho sinh viên tham gia đóng góp, sử dụng phong cách học tập theo thiên hướng của mình và trải nghiệm các phong cách học tập khác. Người học có phong cách năng hoạt có thể tham gia một cách có hiệu quả thông qua sự chủ động và nhiệt tình nêu ra các ý tưởng của mình; người học có thiên hướng thực tế sẽ giúp kết hợp các bằng chứng về những kinh nghiệm/ kiến thức trước đó để hợp nhất chúng vào trong dự án.
1.5.2. Sử dụng thiết bị dạy và học phù hợp với nội dung học tập
Khi lựa chọn các thiết bị dạy và học, phải nghiên cứu kĩ năng đặc điểm nội dung học tập, ưu (nhược) điểm của từng loại phương tiện để thực hiện cho đồng bộ. Muốn vậy, khi thiết kế bài dạy (soạn giáo án), cần phải:
- Đề ra kết quả mong đợi (mục tiêu bài học) cho người học để dễ kiểm soát trực tiếp.
- Thiết kế các hoạt động dạy và học phù hợp với kiến thức đã có, với động lực và mức độ quan tâm của HS bằng cách lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học để liên hệ giữa trình độ của HS với mức độ nội dung mà các em kì vọng phải đạt được.
- Thường xuyên điều chỉnh kế hoạch này trên cơ sở thông tin phản hồi từ phía người học.
- Cần chú trọng tới những nội dung mang tính khái niệm, nguyện lí chung hơn là những nội dung mang tính cụ thể, vụn vặt.
1.5.3. Dùng thiết bị dạy và học để tổ chức hoạt động học tập cho HS
Dùng thiết bị dạy và học chủ yếu là để tổ chức các hoạt động học tập của HS chứ không đơn thuần chỉ để trình chiếu thông tin hoặc minh hoạ bài dạy.
Các nghiên cứu về cấu trúc tâm lí của hoạt động đã khẳng định rằng, mỗi hoạt động cụ thể bao giờ cũng có động cơ thúc đẩy hoạt động ấy. Hoạt động gồm các hành động, mỗi hành động đều nhằm tới một mục đích nào đó. Hành động lại bao gồm các động tác, tác (tổ hợp của các cử động riềng rẽ) và nó phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện để đạt tới mục đích định trước. Các thành phần của hoạt động trí óc được gọi là thao tác (chẳng hạn phân tích, tổng hợp, so sánh,...); còn các thành phần của hoạt động vật chất, biểu hiện bên ngoài thường được gọi là động tác (ví dụ: cầm, nắm, . . . ).
Như vậy, cách học ở mức độ cụ thể chính là cách tác động của chủ thể đến đối tượng học (tức nội dung học), nó sẽ phụ thuộc vào điều kiện, phương tiện học cụ thể. Khi tổ chức các hoạt động học tập cần chú ý:
- Các hoạt động học tập cần khơi dậy tính tò mò đối với người học (GV cần khuyến khích người học đặt các câu hỏi tại sao, như thế nào và điều gì sẽ xảy ra nếu?).
- Các hoạt động học tập phải thiết thực và phù hợp với mức độ phát triển về xã hội và trình độ của HS.
- Các hoạt động học tập phải được liên hệ với những kinh nghiệm sống hàng ngày của HS (theo đó các em sẽ hiểu được ý nghĩa của việc học).
- HS cần đạt được sự thành công và được tôn trọng nếu ta muốn các em có được thái độ tích cực đối với việc học tập.
- Cần xem xét kiến thức, kĩ năng và thái độ mà HS có được trong chính môi trường lớp học.
- Cần tính đến bối cảnh ngôn ngữ và văn hoá đa dạng của HS.
1.5.4. Một số khó khăn chung trong việc sử dụng thiết bị dạy và học.
Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng thiết bị dạy và học ở trường học là thiết bị dạy và học thiếu, không đồng bộ; bố trí lớp học và thời khoá biểu không thuận tiện cho việc sử dụng, khai thác, bảo quản thiết bị dạy và học; chưa có quy định bắt buộc về việc sử dụng thiết bị dạy và học.... Khắc phục khó khăn trên, về nguyên tắc là phải xây dựng được các phòng học bộ môn (phòng học riêng cho từng bộ môn hoặc liên môn, tại đó hệ thống phương tiện nghe nhìn đã được lấp đặt cố định, hệ thống thiết bị dạy học được chuẩn bị sẵn sàng cùng với hệ thống bàn ghế phù hợp với đặc trưng bộ môn).
Xem tiếp trong file tải về
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Bùi Văn Hòa
- Ngày:
Tài liệu ôn tập nghiệp vụ chuyên ngành thiết bị dạy và học
1,5 MB 16/09/2017 3:33:00 CHTài liệu ôn tập nghiệp vụ chuyên ngành thiết bị dạy và học (tệp PDF)
10/01/2018 10:57:51 CH
Gợi ý cho bạn
-
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 5 môn Lịch sử Địa Lí
-
Powerpoint làm quen đón học sinh đầu năm học 2024-2025
-
Bản nhận xét đánh giá sách giáo khoa mới môn Khoa học lớp 5 năm 2024-2025
-
Bản đăng ký tu dưỡng theo Hồ Chí Minh 2025
-
Kế hoạch lựa chọn sách giáo khoa mới 2023-2024 mới nhất
-
Sách giáo khoa lớp 8 Kết nối tri thức tất cả các môn 2023
-
Danh mục sách giáo khoa mới lớp 11 năm 2025
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 5 môn Khoa học (3 bộ sách)
-
Thông tin tuyển sinh lớp 10 trường Lương Thế Vinh năm 2024 - 2025
-
5 Mẫu kế hoạch quyên góp sách năm học 2024-2025
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Dành cho giáo viên
Cách đánh vần tiếng Việt 2022
Tài liệu giới thiệu sách giáo khoa Mỹ thuật lớp 2 bộ Chân trời sáng tạo
Thế nào là đánh giá thường xuyên
Vai trò của giáo viên trong công tác phòng ngừa nguy cơ mất an toàn trường học
Rung chuông vàng về chủ đề 22-12
Biên bản chọn sách giáo khoa lớp 11 môn Tin học (Cả 3 bộ sách)