So sánh nguyên phân và giảm phân
So sánh nguyên phân và giảm phân. Đều là các hình thức phân bào, nguyên phân và giảm phân có những điểm gì giống và khác nhau. Để so sánh được nguyên phân và giảm phân, trước hết chúng ta phải hiểu nguyên phân là gì, giảm phân là gì.
Bảng so sánh nguyên phân - giảm phân chi tiết nhất
1. Nguyên phân
1.1. Nguyên phân là gì?
Nguyên phân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, quá trình này giúp tạo ra hai tế bào có có bộ máy di truyền trong tế bào giống với tế bào mẹ ban đầu. Nguyên phân xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai ( tế bào sinh tinh và sinh trứng không có khả năng này).
1.2. Quá trình nguyên phân
Quá trình nguyên phân được thực hiện như sau:
- Kì đầu: quá trình này các NST kép co xoắn, màng nhân sẽ xảy ra hiện tượng tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện.
- Kì giữa: NST kép sẽ có tình trạng co xoắn cực đại, dàn thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo, thoi phân bào dính vào 2 phía của NST tại tâm động.
- Kì sau: crômatit sẽ diễn ra hiện tượng tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: các NST dần dãn xoắn, màng nhân xuất hiện. Lúc này thì tế bào chất sẽ phân chia tạo thành 2 tế bào con.
1.3. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân
- Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân chính là cơ chế sinh sản.
- Đối với sinh vật nhân thực đa bào: quá trình sẽ làm tăng số lượng tế bào và giúp cơ thể sinh trưởng phát triển, giúp cơ thể tái sinh các mô hay các tế bào bị tổn thương.
2. Giảm phân
2.1. Giảm phân là gì?
Giảm phân quá trình từ tế bào phân chia để tạo ra giao tử (tinh trùng và trứng ) Sau khi qua giam phân thì đc 4 tế bào con có 1 nửa bộ NST của tế bào mẹ, tức là n (vì n (từ trứng) + n(từ tinh trùng) =2n (bộ NST bình thường) Giảm phân là quá trình tạo ra tế bào con có 1 nửa bộ NST để làm giao tử.
2.2. Quá trình giảm phân
Quá trình giảm phân được thực hiện như sau:
- Kì trung gian: các nst lúc này ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên 1 nst sẽ giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép
- Kì đầu: các nst kép bắt đầu tự co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Trong thời gian này có thể xảy ra quá trình trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng (cơ sở của hiện tượng hoán vị gen)
- Kì giữa: các nst kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành hai hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
- Kì sau: các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tở hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào
- Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào
- Màng nhân và nhân con đã xuất hiện, tế bào phân chia tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể kép đơn bội nhưng khác nhau về nguồn gốc.
2.3. Ý nghĩa của quá trình giảm phân
Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra rất nhiều biến dị tổ hợp. Sự đa dạng di truyền trong các thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính (phần lớn là do các biến dị tổ hợp) chính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện trong môi trường mới.
3. So sánh nguyên phân và giảm phân
3.1 Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân
Quá trình giảm phân và nguyên phân đều có những điểm chung sau:
- Đều là hình thức phân bào.
- Đều có một lần nhân đôi ADN.
- Đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- NST đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,...
- Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.
- Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.
- Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân.
3.2 Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
Bên cạnh những điểm tương đồng, nguyên phân và giảm phân được phân biệt nhau nhờ vào những đặc điểm sau đây:
Nguyên phân | Giảm phân |
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. | Xảy ra ở tế bào sinh dục chín. |
Có một lần phân bào. | Có hai lần phân bào. |
Kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo. | Kì đầu I có sự bắt cặp và trao đổi chéo. |
Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. | Kì giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo. |
Kì sau mỗi NST kép tách thành hai NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào. | Kì sau I, mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển về 2 cực của tế bào. |
Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con. | Kết quả từ một tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con. |
Số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên. | Số lượng NST trong tế bào con giảm đi một nữa. |
Duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ. | Tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi và tiến hóa. |
Ý nghĩa của nguyên phân cho thấy quá trình hình thành và phát triển của các tế bào sinh dưỡng. Nó là kết quả để duy trì bộ nhiễm sắc thể của loài trong hệ sinh thái. | Ý nghĩa của giảm phân cho thấy quá trình tạo tế bào sinh sản, sinh ra biến dị tổ hợp, tạo sự phong phú của loài, thích nghi với môi trường sống và tiến hóa. |
4. Vai trò của nguyên phân và giảm phân
Nguyên phân và giảm phân đều là các quá trình có ý nghĩa với sự sống của sinh vật, sự đa dạng di truyền, chọn lọc tự nhiên, giúp cho các sinh vật có thể thích nghi với môi trường sống có nhiều sự thay đổi.
Hoa Tiêu vừa giúp bạn đọc so sánh được 2 quá trình: Nguyên phân và giảm phân. Qua đó chúng ta có thể thấy điểm khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân khá rõ rệt. Trong kỳ trước giảm phân I, các nhiễm sắc thể sẽ bắt cặp rồi di chuyển về cực. Nhờ vậy mà mỗi tế bào con trong giảm phân sẽ chỉ nhân 1 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng. Tương tự như trong nguyên phân thì khi tâm động bắt đầu chia thì mỗi tế bào con chỉ nhận 1 chromatid. Mặc dù hai giai đoạn có sự khác nhau nhưng cơ chế thực hiện khá giống nhau.
Nguyên phân và giảm phân có vai trò quan trọng đối với sự sống, di truyền, sinh sản của sinh vật, nếu có sự bất thường ở các giai đoạn nguyên phân, giảm phân có thể dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc. Nghiên cứu nguyên phân, giảm phân giúp con người hiểu về các cơ chế phân bào, từ đó có thể tăng khả năng thích nghi với môi trường và phần nào loại bỏ những điều bất thường trong các quá trình này.
Trên đây là lời giải cho bài So sánh nguyên phân và giảm phân cùng các định nghĩa chi tiết về nguyên phân, giảm phân. Sau khi hiểu rõ nguyên phân, giảm phân là gì thì bạn đọc cũng có thể nắm được điểm giống và khác nhau của quá trình nguyên phân, giảm phân. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 10 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để trao đổi và thảo luận học tập nhé.
Các bài viết liên quan:
- Chia sẻ:Minh Ngọc
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Trọng Lê ThanhThích · Phản hồi · 0 · 17/04/23
Gợi ý cho bạn
-
Em hãy viết bài tuyên truyền về vị trí, vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị Việt Nam
-
Em hãy nêu ý nghĩa của pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân
-
Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm Giang dàn ý
-
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 Kết nối tri thức 2024 có đáp án
-
Mô tả cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài thơ Mùa xuân chín
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Lớp 10
Đề thi Văn học kỳ 2 lớp 10 có đáp án
Soạn văn Dục Thúy sơn (Núi Dục Thúy)
Cảnh nào được miêu tả trong truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp?
Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh trực tuyến? Giải pháp khắc phục
Em thích nhất câu thơ, hình ảnh nào trong bài Mùa hoa mận
Soạn bài Nghệ thuật truyền thống của người Việt ngắn gọn