Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm Giang dàn ý

Viết bài văn nghị luận phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Giang Bảo Ninh

Giang là một trong số những tác phẩm đặc sắc viết về đề tài cuộc sống và con người trong chiến tranh của Bảo Ninh. Truyện kể về chính những kí ức của tác giả khi tham gia vào quân đội. Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ nhưng rất tình cảm giữa các nhân vật Giang, bố của Giang và nhân vật tôi. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm Giang sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm.

Viết bài văn nghị luận phân tích nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Giang Bảo Ninh

Dàn ý phân tích truyện ngắn Giang của Bảo Ninh

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Bảo Ninh, truyện ngắn Giang: Bảo Ninh là một trong những cây bút có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt với dòng văn học viết về chiến tranh thời hậu chiến. Một trong những truyện ngắn tiêu biểu ấy là truyện ngắn Giang viết về một cuộc gặp gỡ tình cờ của người lính tân binh giữa chiến tranh ác liệt.

- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá: Thông qua lối kể chuyện tự nhiên, nhẹ nhàng, nhà văn đã đem đến cho người đọc những thông điệp đẹp đẽ về tình người.

b. Thân bài

2. Thân bài:

2.1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn:

Truyện kể về cuộc gặp gỡ chóng vánh của nhân vật “tôi” với cô thiếu nữ tên Giang và bố cô đã để lại cho "tôi" - anh lính tân binh những kí ức sâu đậm. Theo dòng hồi tưởng, "tôi" nhớ về hồi mình còn là lính tân binh của tiểu đoàn 5. Trong một lần quay trở về đơn vị, đi đến Lương Sơn, anh nhảy xuống xe và không may trượt chân ngã. Khi đang đến bên giếng rửa mặt mũi chân tay, anh gặp Giang và được cô xâu dép, rửa chân hộ. Sau đó, Giang mời anh về nhà rồi dọn cơm, mời nước rất chu đáo. Chính lúc này, bố Giang trở về. Để cứu nguy cho anh tân binh, Giang đã nói dối và giới thiệu bố đó là bạn của mình. Ông vui mừng, dặn dò cậu về cho đúng giờ rồi để lại chiếc xe đạp cho hai đứa đi. Cơm nước xong xuôi, "tôi" chở Giang về nơi mình đóng quân. Cả hai vừa đi vừa trò chuyện rất thân tình rồi chia tay trong bịn rịn. Hai ngày sau, "tôi" gặp lại bố Giang - viên trung tá mà mình đã gặp mấy ngày trước. Khác với vẻ hồ nghi, nghiêm nghị khi trước, ông rất vui mừng và nói rằng Giang vẫn nhớ đến anh. Lúc vội vã, ông chỉ kịp hẹn anh dịp khác để đưa tấm ảnh mà Giang nhờ ông chuyển hộ. Tuy nhiên, ông đã hy sinh trong khi lâm trận. Nhân vật “tôi” không gặp lại được Giang, nhưng anh vẫn luôn nhớ về cô. Mảng kí ức này vẫn luôn hằn sâu trong trí nhớ của anh lính ngày nào.

2.2. Nêu chủ đề của truyện ngắn

Thông qua những cuộc gặp tình cờ, ấm áp tình người trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, truyện đã ca ngợi vẻ đẹp của tình người ấm áp, nhân hậu, nghĩa tình; giá trị của những khoảnh khắc rung động đầu đời sau một cuộc gặp gỡ. Giữa những khắc nghiệt của bom đạn, chiến tranh thì tình người giản dị, hồn nhiên mà ngát lành, trong ngần đó đã phần nào giúp con người vượt qua sự sợ hãi, điềm tĩnh vượt lên mọi mất mát, đau thương; để rồi mãi về sau trở thành mảnh kí ức không thể nào quên của người lính.

3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

*Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất:

- Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất. Điểm nhìn quan trọng nhất là điểm nhìn của nhân vật tôi (anh lính tân binh). Việc lựa chọn điểm nhìn này đã giúp người đọc theo dõi câu chuyện với góc nhìn của người trong cuộc. Chính vì vậy, chúng ta có cơ hội cảm nhận rõ nét, chân thực, toàn vẹn những cuộc gặp gỡ trong chiến tranh để lại nhiều dư vị, cảm xúc sâu sắc trong lòng người.

- Cách kể như vậy có tác dụng gợi lên trong độc giả những suy nghĩ về tình người hồn hậu, ấm áp, yêu thương trong hoàn cảnh chiến tranh; những mất mát, đau thương mà cuộc chiến để lại cho con người; cả những rung động dẫu chỉ thoảng qua nhưng lãng mạn, khó quên của hai nhân vật Giang và tôi.

*Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: Cách xây dựng nhân vật qua ngoại hình, lời nói, hành động và nội tâm phức tạp:

- Nhân vật Giang hiện lên qua các chi tiết miêu tả, qua nhiều điểm nhìn từ các nhân vật trong truyện. Có thể thấy Giang là một cô gái có đời sống nội tâm phong phú, giàu rung động, giàu yêu thương, nhân hậu; một cô gái chu đáo, đảm đang nhưng sống cô đơn, chịu nhiều mất mát do chiến tranh.

- Nhân vật tôi – người kể chuyện hiện lên là anh lính tân binh hóm hỉnh, nhanh nhẹn, cũng khá nhạy cảm, dễ rung động trước tình người. So với nhân vật Giang thì nhân vật “tôi” được tác giả đi sâu khai thác thế giới nội tâm. Trước cử chỉ ân cần, chu đáo, tinh tế và khéo léo của Giang múc nước rửa chân cho anh, “tôi” chỉ biết đứng sững người để cảm nhận cái “ân tình hồn nhiên” ấy. Khi trò chuyện với bố của Giang tại nhà cô, anh tân binh không còn vẻ đùa vui, tếu táo mà tỏ ra nghiêm túc, có chút gì đó e ngại khi đối mặt với bố Giang vốn đang là một chỉ huy đầy nghiêm nghị. Trên đường trở về đơn vị, chở Giang trên chiếc xe đạp mượn của bố cô, lại là lần đầu đèo con gái, “tôi” không tránh khỏi nỗi hồi hộp, bối rối. Tuy nhiên, những rung động với người con gái đã khiến anh tân binh dường như quên hết mệt mỏi, đạp xe mải miết mà không thấy mệt. Rồi chia tay, anh cứ nhìn theo mãi bóng dáng của Giang và nuối tiếc vì không nói được điều gì, không kịp ngỏ một lời nào với cô... Cuộc sống nơi chiến trường ác liệt vẫn tạo cơ hội cho “tôi” được gặp lại bố của Giang một lần nữa, tuy nhiên đó là lần gặp cuối cùng, bởi sau đó ông đã hy sinh ngoài mặt trận. Cuối truyện là 2 đoạn văn sử dụng ngôn ngữ trữ tình ngoại đề, vừa là lời tôi nói với tôi, vừa là lời tôi nói với độc giả để chuyển tải tư tưởng một cách trực tiếp. Nhân vật “tôi” bộc lộ những suy ngẫm về những mất mát, đau thương của chiến tranh, vừa nhấn mạnh cảm xúc lưu luyến, không bao giờ quên cuộc gặp gỡ với Giang dù 30 năm đã trôi qua và thời gian muốn xoá nhoà mọi thứ.

* Một số đặc điểm nghệ thuật khác của truyện ngắn:

- Ngôn ngữ gần gũi với giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng; sử dụng ngôn ngữ trữ tình ngoại đề ở hai đoạn văn cuối tác phẩm, vừa là lời tôi nói với tôi, vừa là lời tôi nói với độc giả để chuyển tải tư tưởng một cách trực tiếp giàu tính triết lí.

- Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ, giàu cảm xúc.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của truyện ngắn.

- Cảm nhận chung về đặc sắc của truyện ngắn Giang.

- Nêu cảm nghĩ, tác động của tác phẩm với bản thân: Qua truyện ngắn, người đoc rút ra cho mình thông điệp cần biết trân trọng tình người, trân quý kỉ niệm và kí ức một thời.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 38
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm