Thuật hứng 15 đọc hiểu

Chùm thơ “Thuật hứng” được viết ra trong thời kỳ Nguyễn Trãi về sống ở Côn Sơn. Bài Thuật hứng 15 là bài thơ số 15 nằm trong chùm thơ 25 bài Thuật hứng của Nguyễn Trãi. Thuật hứng số 15 là một bức tranh ảm đạm về cuộc sống của Nguyễn Trãi khi lui về ở ẩn sau khi đã chứng kiến sự thối nát của triều chính. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc đề đọc hiểu Thuật hứng số 15 có đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề đọc hiểu Thuật hứng 15

Thuật hứng bài 15 đọc hiểu

I. ĐỌC HIỂU 

Đọc văn bản:

Ngại ở nhân gian lưới trần

Thì nằm thôn dã mãi yên thân.

Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử

Viên hạc(1) đà quen bạn dật dân.

Hái cúc ương lan hương bén áo(2)

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn(3).

Đàn cầm suối trong tai dội(4)

Còn một non xanh là cố nhân.

(Thuật hứng 15, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 415 – 416)

Chú thích:

(1) viên hạc: con vượn và con hạc

(2) hương bén áo: hương của hoa như lưu trên trên áo

(3) tuyết xâm khăn: tuyết vương vít trên khăn

(4) Đàn cầm trong suối đã tai dội: tiếng suối chảy nghe như tiếng đàn dội bên tai

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.

Câu 2. Nhà thơ đã xem những đối tượng nào là bạn, là cố nhân?

Câu 3. Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:

Hái cúc ương lan hương bén áo

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn.

Câu 4. Cuộc sống nơi thôn dã được nhà thơ miêu tả như thế nào?

Câu 5. Giải nghĩa và đặt câu với từ “cố nhân”

Câu 6. Bài thơ thể hiện những vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?

Câu 7. Em có nhận xét như thế nào về việc sử dụng ngôn ngữ và thể thơ của Nguyễn Trãi?

Câu 8. Từ việc đọc hiểu nội dung của bài thơ trên, em hãy đề xuất một số giải pháp đề bảo vệ thiên nhiên.

Đáp án

1

Thể thơ: Thất ngôn xen lục ngôn

2

Những đối tượng nhà thơ xem là bạn: viên hạc, non xanh

3

Biện pháp tu từ:

Đối: số tiếng, đối ý

Liệt kê những thú vui tao nhã của nhà thơ: hái cúc, ương lan, tìm mai

4

Cuộc sống nơi thôn dã: bình yên, giản dị, gần gũi, chan hòa với thiên nhiên

5

Nghĩa của từ “cố nhân”: bạn cũ, người quen biết cũ có quen biết trước hoặc kết bạn từ lâu.

Đặt câu: Hôm nay, cô ấy được gặp lại cố nhân

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

6

Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên, gắn bó với cảnh sắc quê nhà

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

7

- Về thể thơ: nhà thơ đã vận dụng sáng tạo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật trong bài thơ chữ Nôm bằng cách xen lẫn những câu thơ lục ngôn.

- Về ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, bình dị. Đây là sự sáng tạo phá vỡ tính quy phạm của thơ trung đại.

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

8

Đề xuất một số giải pháp bảo vệ thiên nhiên

- Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người chung tay bảo vệ môi trường

- Không thực hiện những việc gây hại cho thiên nhiên: đốt rừng, xả rác, sử dụng hóa chất, săn bắt, giết hại động vật ….

* Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

Đề đọc hiểu Thuật hứng 15 có đáp án - đề 1

THUẬT HỨNG BÀI 15

Ngại ở nhân gian lưới trần,

Thì nằm thôn dã miễn yên thân.

Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử,

Viên hạc đà quen bạn dật dân.

Hái cúc ương lan hương bén áo,

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn.

Đàn cầm suối trong tai dội,

Còn một non xanh là cố nhân.

Câu 1. Tác giả của bài thơ là ai?

Câu 2. Nêu thể thơ của bài thơ trên?

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Câu 4. Nội dung chính của bài thơ là gì?

Trả lời

Câu 1.

Tác giả của bài thơ trên là: Nguyễn Trãi.

Câu 2.

Thể thơ của bài thơ: Đường luật biến thể.

Câu 3.

Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là: Phương thức biểu cảm.

Câu 4.

Nội dung chính của bài thơ nói về tình cảm của tác giả với cuộc sống đơn giản và thanh tịnh nơi miền quê. Tác giả cho rằng, sống trong cuộc sống ồn ào, bận rộn là điều khó chịu, vì thế ông thích ở trong miền quê thanh bình, yên ả. Tác giả cảm thấy hài lòng với sự giản dị của đời sống nơi thôn quê, nơi mà cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp và trong lành. Ông trồng trúc và mai trong sân nhà và được sống hòa mình cùng với thiên nhiên. Cảm giác hạnh phúc của tác giả còn được thể hiện qua việc hái cúc, hái lan, tìm mai đạp nguyệt tuyết, cùng với việc nghe nhạc và ngắm cảnh, khiến tác giả cảm thấy rất yên bình. Cuối cùng, tác giả miêu tả một núi xanh tươi trong cảnh vật miền quê, tượng trưng cho sự giản đơn và tươi đẹp của cuộc sống ở nơi thôn quê này.

Đề đọc hiểu Thuật hứng 15 có đáp án - đề 2

Ngại ở nhân gian lưới trần,

Thì nằm thôn dã miễn yên thân.

Trúc mai chẳng phụ lòng quân tử,

Viên hạc đà quen bạn dật dân.

Hái cúc ương lan hương bén áo,

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn.

Đàn cầm suối trong tai dội,

Còn một non xanh là cố nhân.

(Thuật hứng 15, Nguyễn Trãi toàn tập, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr. 415-416)

Chú thích: Viên hạc: con vượn và con hạc; Hương bén áo: hương của cúc, lan như lưu trên áo; Tuyết xâm khăn: tuyết vương vít trên khăn; Đàn cầm suối trong tai dội: tiếng suối chảy như tiếng đàn dội bên tai;

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Nguyễn Trãi coi những đối tượng nào là bạn, là cố nhân?

Câu 3. Chỉ ra điểm khác biệt về thể thơ của bài thơ trên so với thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 4. Cuộc sống của Nguyễn Trãi nơi thôn dã là cuộc sống như thế nào?

Câu 5. Tác dụng của phép đối trong hai câu:

Hái cúc ương lan hương bén áo,

Tìm mai đạp nguyệt tuyết xâm khăn.

Câu 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.

Gợi ý 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của văn bản: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 2. Nguyễn Trãi coi những đối tượng là bạn, là cố nhân: Viên hạc, non xanh.

Câu 3. Điểm khác biệt về thể thơ của bài thơ trên so với thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

- Gương báu khuyên răn 43 được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn nên có điểm khác với các bài thơ thất ngôn bát cú quen thuộc của thơ Đường luật: Có sự đan xen giữa các câu 6 chữ và các câu 7 chữ.

- Tác dụng: Tạo điểm nhấn "đột sáng" cho bài thơ; nhấn mạnh sự cô đọng trong cảm xúc, suy tư của tác giả; khiến bài thơ mang âm hưởng dân tộc (rất nhiều câu tục ngữ Việt Nam có sáu chữ; câu lục sau này cũng là thành phần cấu tạo nên câu thơ lục bát) ; thể hiện ý thức của Nguyễn Trãi trong việc Việt hóa thơ Đường, tạo nên thể thơ cho dân tộc.

Câu 4. Cuộc sống của Nguyễn Trãi nơi thôn dã là cuộc sống bình yên; giản dị, thanh bạch; gần gũi, chan hòa với thiên nhiên.

Câu 5.

- Phép đối trong hai câu:

Hái cúc >< Tìm mai; ương lan >< đạp nguyệt; hương bén áo >< tuyết xâm khăn.

- Tác dụng: Tô đậm vẻ đẹp của thiên nhiên; nhấn mạnh vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: Yêu thiên nhiên, gắn bó với cảnh sắc quê nhà..

Tạo sự cân xứng, hài hòa cho lời thơ.

Câu 6. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi trong bài thơ trên.

- Một con người có tâm hồn thanh cao mà cũng bình dị, đời thường: Từ bỏ chốn quan trường, trở về nơi thôn quê, vui với cuộc sống bình yên bên trúc mai, viên hạc, lan, cúc..

- Một con người có tình yêu thiên nhiên, chan hòa cùng cảnh vật thiên nhiên.

- Thẳm sâu trong tâm hồn Nguyễn Trãi là tình yêu đất nước, nhân dân thầm kín mà mãnh liệt.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 10 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
27 52.993
Thuật hứng 15 đọc hiểu
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng