Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3 (4 mẫu)

Tải về

Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3 được HoaTieu.vn sưu tầm và đăng tải trong bài viết là mẫu Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo định hướng STEM các môn Toán, Tin học, Công nghệ, TNXH lớp 3.

Các mẫu SKKN STEM lớp 3 sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích giúp thầy cô tham khảo để áp dụng STEM trong quá trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy tính tích cực của học sinh. Mời các bạn bạn tải file word mẫu Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3 tại đây.

Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3
Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3

1. Sáng kiến kinh nghiệm dạy học theo định hướng STEM môn Toán lớp 3

Tên sáng kiến: Giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình GDPT 2018

Phần I. MỞ ĐẦU:

1. Mục đích của sáng kiến.

Mục tiêu chung của chương trình giáo dục 2018 nhằm giúp học sinh hoàn thiện về phẩm chất, năng lực của người học. Mục tiêu chung của chương trình đã chỉ rõ: Thông qua hoạt động dạy học giúp học sinh hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Để đạt được mục tiêu giáo dục trong bối cảnh mới, việc đổi mới phương pháp dạy học có vai trò quyết định. Đổi mới phương pháp dạy học được xem là chìa khoá cho sự thành công của công tác dạy học nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học và nâng cao chất lượng dạy học.

Từ thực tiễn dạy học tại trường Tiểu học Tri Phương trong những năm qua tôi nhận thấy các em chưa hình thành thói quen tự chủ, tự học trong học tập. Đa số học sinh còn thụ động trong học tập, không có hứng thú học tập, việc tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập cần có sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của giáo viên. Các em thường bắt chước làm theo những bài tập mẫu, những hoạt động học tập theo khuôn mẫu của sách giáo khoa hoặc hướng dẫn của giáo viên. Các em chưa chủ động trong học tập trước ở nhà, trong tìm hiểu kiến thức mới hay nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề nâng cao, mở rộng.

Qua thời gian tìm hiểu và được tập huấn về STEM tôi nhận thấy:

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM cũng xuất phát từ vấn đề nảy sinh trong thực tiễn được xây dựng thành các chủ đề/bài học STEM, thông qua việc giáo viên tổ chức các hoạt động học sẽ giúp học sinh tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề mà chủ đề/bài học STEM nêu ra.

Giáo dục theo mô hình STEM không đồng nghĩa với việc đào tạo học sinh trở thành những nhà toán học hay kỹ sư mà là phát triển các kỹ năng cần có cho học sinh để học sinh có thể làm việc và phát triển trong thế giới công nghiệp hiện đại ngày nay. Mô hình STEM phải đảm bảo tích hợp, lồng ghép hài hòa giữa 04 nhóm kỹ năng: Kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng toán học.

Ngoài những kỹ năng trên, mô hình giáo dục STEM còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết giúp học sinh phát triển tốt trong thời đại công nghiệp 4.0 như: kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp, v.v.

Mô hình giáo dục STEM là một mô hình dạy học mở. Ở đó giúp các em được tích cực hoá hoạt động học tập của mình. Các em được trao đổi, thảo luận, xây dựng kế hoạch thực hiện cùng bạn để tạo ra sản phẩm học tập. Từ đó giúp các em có hứng thú hơn trong học tập, tự do khám phá kiến thức và giải quyết vấn đề sáng tạo. Với mô hình giáo dục STEM sẽ giúp các em:

+ Đảm bảo giáo dục toàn diện

Giáo dục truyền thống tập trung vào các môn học thông thường như Toán, Khoa học… Nhưng giáo dục STEM thì tập trung vào tích luỹ kiến thức về lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật cho học sinh một cách tích hợp. Do đó, các em có thể thấy được mối liên quan giữa các môn học STEM là gì, cũng như cách ứng dụng các kiến thức này vào giải quyết vấn đề thực tế.

+ Xây dựng hứng thú cho trẻ về các môn học STEM

Giáo dục STEM hướng tới sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong đời sống. Vì thế, học sinh khi được tự hoạt động và trải nghiệm thì các em mới biết được ý nghĩa của tri thức với cuộc sống. Từ đó, các em sẽ có hứng thú và nhớ được lâu hơn các kiến thức đã học.

+ Giáo dục STEM giúp phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh

Để hoàn thành được dự án, học sinh phải hợp tác với nhau, chủ động tìm kiếm và nghiên cứu kiến thức. Các hoạt động này sẽ giúp cho trẻ em làm quen với nghiên cứu khoa học.

+ Kết nối trường học với cộng đồng

Để giáo dục STEM đạt hiệu quả, việc đầu tiên đó chính là trường học phải liên kết với các cơ sở khác xung quanh. Ví dụ ở đây là các cơ sở giáo dục nghề

nghiệp, đại học tại địa phương. Việc này sẽ khai thác tối đa các nguồn lực về

con người, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học STEM. Các hoạt động này sẽ giúp tăng tính liên kết giữa các tổ chức lại với nhau.

+ Giúp trẻ em định hướng được nghề nghiệp

Trong quá trình học STEM, học sinh sẽ được trải nghiệm và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Quá trình này sẽ giúp các em đánh giá được sự phù hợp về năng khiếu, sở thích của mình đối với từng lĩnh vực. Sau đó, học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Việc thực hiện tốt giáo dục STEM sẽ giúp thu hút học sinh theo học, lựa chọn các ngành nghề thuộc lĩnh vực STEM, từ đó đáp ứng được nhu cầu cao về nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Từ những lý do trên, trong năm học 2023 - 2024 tôi đã tiến hành áp dụng vào thực tiễn dạy học và thực hiện đề tài: “Sử dụng phương pháp giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 3 nhằm phát triển năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018”.

2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến:

- Sáng kiến với các giải pháp mà cá nhân tôi trình bày khác so với giải pháp trong quá trình dạy là: HS sử dụng những vật liệu thông dụng tái chế và làm ra các sản phẩm để vận dụng vào bài học như: móc reo quần áo, cốc nhựa 1 lần, cốc ăn mì tôm, khúc gỗ, .. làm ra cân thăng bằng; hay bìa vở, tấm bìa trong suốt làm ra dụng cụ tìm một phần mấy, giấy thủ công làm ra các bức tranh có sử dụng hình vuông, chữ nhật hình tròn và một phần mấy, bìa cát tông, ống hút làm ra mô hình đồng hồ để học giờ…..

- Tôi lồng ghép làm sản phẩm STEM vào một phần trong bài học toán là phần luyện tập hoặc phần ứng dụng. Khi đó học sinh nắm chắc kiến thức và ứng dụng bài học vào làm sản phẩm, học mà chơi, chơi mà học.

- Sáng kiến được áp dụng lần đầu tại nhà trường vào đầu năm học 20... - 20... đến hết học kỳ I năm học 20... - 20... Khi áp dụng sáng kiến vào thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh tích cực chủ động trong hoạt động học, thích tìm tòi,

nghiên cứu để hoàn thành sản phẩm của mình. Luôn đam mê nghiên cứu để sản phẩm có ứng dụng tốt nhất.

Xem tiếp trong file tải về.

2. SKKN Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học THXN lớp 3

Tên sáng kiến: Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn Tự nhiên và xã hội lớp 3

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Nền giáo dục hiện đại ngày nay đề cao việc phát triển toàn diện năng lực của học sinh, chứ không chỉ tập trung vào kiến thức. Do đó, việc đổi mới và phối hợp các phương pháp dạy học đang là một xu thế tất yếu. Đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, thông qua các hoạt động trải nghiệm, thảo luận, làm việc nhóm, ... Việc đổi mới phương pháp dạy học cũng giúp học sinh phát triển các kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác. Môn Tự nhiên & xã hội là một môn học và cũng rất cần sự đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

Đổi mới phương pháp dạy học môn tự nhiên xã hội là một việc làm cần thiết và cấp bách. Việc đổi mới sẽ giúp nâng cao hiệu quả học tập, phát triển năng lực của học sinh và đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Sơ đồ tư duy là một công cụ học tập vô cùng hữu ích, giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, tăng cường khả năng ghi nhớ và tư duy logic. Với hình ảnh trực quan sinh động, sơ đồ tư duy giúp biến những thông tin phức tạp thành những cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, từ đó khơi gợi hứng thú và khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.

Giáo dục STEM với nhiệm vụ cung cấp kiến thức và kỹ năng cho học sinh trong thế kỷ 21 sẽ là mô hình giáo dục diện rộng trong tương lai. Hoạt động STEM giúp học sinh liên kết các kiến thức Khoa học, Toán học để tạo ra sản phẩm Công nghệ giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua quy trình Kỹ thuật. Phương pháp giáo dục này biến những kiến thức tưởng chừng khô khan, khó hiểu thành cụ thể, dễ dàng ghi nhớ và thu hút khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

Tại bậc Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 3 là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về các sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và các mối quan hệ của con người. Do đó, môn học này rất phù hợp để xây dựng giảng dạy theo định hướng giáo dục STEM, giúp học sinh vừa học kiến thức mới vừa phát huy tính sáng tạo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

Xuất phát từ các lí do trên, tôi lựa chọn sáng kiến: “Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với giáo dục STEM nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học môn tự nhiên và xã hội lớp 3để nghiên cứu và thực hiện ở trường Tiểu học ......, huyện ...... trong năm học 20... - 20....

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.

1.1. Thuận lợi

- Trường Tiểu học ...... có đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo và sẵn sàng tiếp cận phương pháp giảng dạy mới.

- Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ để triển khai giáo dục STEM.

- Phụ huynh học sinh quan tâm và ủng hộ việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

1.2. Khó khăn

1.2.1. Về phía giáo viên:

Dạy học sơ đồ tư duy và giáo dục STEM cho học sinh đều là những kĩ thuật và phương pháp dạy học còn mới trong trường Tiểu học nên đòi hỏi đầu tư thời gian và công sức để thiết kế bài giảng và hoạt động học tập phù hợp nên nhiều giáo viên còn ngại thay đổi.

Khó khăn về tài liệu: Dạy học theo sơ đồ tư duy và STEM rất ít tài liệu tham khảo chính thống nên phần nhiều giáo viên đều phải tự nghiên cứu và thực hiện.

1.2.2. Về phía học sinh:

Trong năm học 20... - 20..., khối lớp 3 trường Tiểu học ...... có … em được biên chế vào 4 lớp trung bình trên … học sinh/lớp. Do sĩ số học sinh trong lớp đông nên rất khó khăn khi tổ chức dạy học sơ đồ tư duy và giáo dục STEM.

Sơ đồ tư duy và các hoạt động STEM là những công cụ hữu ích để học tập, nhưng không phải tất cả học sinh đều có thể dễ dàng sử dụng chúng. Nhiều học sinh có thể gặp khó khăn với các kỹ năng tư duy trừu tượng, sáng tạo hoặc giải quyết vấn đề cần thiết cho việc sử dụng hiệu quả những công cụ này.

1.2.3. Về cơ sở vật chất:

Nhà trường còn thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy STEM. Các phòng học STEM chưa được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho các hoạt động trải nghiệm thực tế.

Để có những đánh giá khách quan nhất về mức độ hiệu quả của sáng kiến, tôi tiến hành khảo sát về chất lượng cũng như mức độ hứng thú đối với môn Tự nhiên & Xã hội của 2 lớp 3 (lớp 3A2 làm lớp thực nghiệm và lớp 3A3 làm lớp đối chứng) và thu được kết quả như sau:

..............

Xem tiếp trong file tải về.

3. Sáng kiến kinh nghiệm STEM môn Công nghệ lớp 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu.

Chúng ta đang sống trong thế kỉ XXI, thế kỷ của sự bùng nổ công nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật, xã hội đứng trước những thách thức mang tính toàn cầu, đặc biệt là giáo dục. Mục tiêu của giáo dục không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn có nhiều mục tiêu khác như: Phát triển các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống và công việc, bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tự giác và quản lý thời gian; Gắn kết với văn hóa và giá trị cộng đồng, giúp học sinh nhận thức và tôn trọng sự khác biệt giá trị của các nền văn hoá; Xây dựng tình cảm thông và tự chịu trách nhiệm, giúp học sinh trở thành những công dân tốt; Phát triển tư duy sáng tạo và năng động, giúp học sinh trở thành nhà phát minh và sáng tạo; Nâng cao khả năng suy tính và tìm kiếm thông tin, giúp học sinh trở thành người có khả năng tự học và tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả...để khám phá và chinh phục những tri thức mới, những kiến thức mới, những phương pháp mới và những vấn đề mới. Chính vì vậy, vai trò của giáo dục ngày càng quan trọng trong việc phát triển đất nước được các quốc gia trên toàn thế giới quan tâm và đầu tư. Sự quan tâm và đầu tư vào giáo dục được coi là một biện pháp hữu hiệu để phát triển nền kinh tế, xây dựng một cộng đồng văn minh và bền vững.

Giáo dục còn giúp người học cải thiện trình độ chính trị, xã hội và kỹ năng sống, giúp họ trở thành người có khả năng quản lý tài chính và xây dựng một cuộc sống tự do và bền vững.

Với tầm quan trọng của giáo dục, các nước đang cố gắng tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho học sinh và cống hiến để giáo dục trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của xã hội.

Giáo dục Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển đó. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải có sự đổi mới trong dạy học để phù hợp với thời đại mới. Giáo viên phải tìm hiểu và sử dụng các công cụ công nghệ mới để giảng dạy, tạo ra môi trường học tập thú vị và giúp học sinh cải thiện kỹ năng tư duy và giao tiếp.

Học sinh cũng cần thay đổi cách học của mình, tập trung vào việc tìm hiểu và áp dụng kiến thức, chứ không chỉ là học về kiến thức. Cần phải có khả năng tìm hiểu và sử dụng công nghệ để học tập và nâng cao kỹ năng của mình.

Để hiện thực những mục tiêu đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những đổi mới về nội dung chương trình. Điều này đã được thể hiện ngay trong “Chương trình giáo dục phổ thông 2018”. Trong chương trình này, giáo dục STEM được xác định và đề cập phù hợp với định hướng giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra.

Việc sử dụng giáo dụng STEM trong dạy học công nghệ giúp người học làm chủ kiến thức và giúp người học phát triển các kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm kiếm và sử dụng thông tin, làm việc và giao tiếp cởi mở, khả năng tư duy logic, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý thông tin, ra quyết định. Nó cũng giúp người học nắm bắt các kiến thức công nghệ một cách sâu hơn và hiểu rõ hơn về các ứng dụng của công nghệ trong cuộc sống và đặc biệt là biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật đã học được vào thực tế cuộc sống, đồng thời nắm bắt được những xu hướng mới nhất trong đời sống công nghệ và định hướng cho sự nghiệp trong tương lai theo đúng 4 trụ cột là triết lý giáo dục của UNESCO (Học để biết - Học để làm - Học để phát huy bản thân - Học để chung sống).

Chính vì vậy, những học sinh học theo cách tiếp cận giáo dục STEM đều có những ưu thế nổi bật như: Kỹ năng tư duy logic và sáng tạo hơn; Kỹ năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề tốt hơn; Kỹ năng sử dụng công nghệ để giải quyết vấn đề và nâng cao hiệu suất làm việc cao hơn; Nâng cao khả năng tự tin, tự học và tự giải quyết vấn đề, giúp học sinh tự tin hơn trong cuộc sống và công việc.

Vì lẽ đó, giáo dục STEM đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai đưa vào trong các trường học và xuyên suốt từ cấp Tiểu học đến cấp Trung học phổ thông.

Thời gian vừa qua tôi vận dụng giáo dục STEM vào dạy học phân môn Công nghệ lớp 3 đã mang lại hiệu quả khả quan nên tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm “Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Công nghệ lớp 3 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018” để đồng nghiệp và các bạn tham khảo.

2. Tên sáng kiến.

“Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Công nghệ lớp 3 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018”

3. Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Nguyễn Đức Định

- Địa chỉ tác giả của sáng kiến: Trường Tiểu học Kim Xá – Huyện Vĩnh Tường – Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Số điện thoại: ...............

- Email................

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

Nguyễn Đức Định – Giáo viên trường Tiểu học Kim Xá - Huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Áp dụng trong giảng dạy môn Công nghệ lớp 3A4 - Trường Tiểu học Kim Xá – Vĩnh Tường.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.

Tháng 09 năm 2022

7. Mô tả bản chất của sáng kiến.

- Trước hết chúng ta hiểu STEM là gì?

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), ngineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học)

- Giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM là một phương pháp dạy học liên môn, nhằm giúp học sinh được tiếp cận và hiểu rõ về những môn học này. Trong giáo dục STEM, mục đích chính là giúp học sinh phát triển tư duy lý thuyết và kỹ năng thực tiễn, đồng thời tạo ra một môi trường học tập sáng tạo và tích cực. Giáo dục STEM cũng giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức về công nghệ, kỹ thuật và toán học, giúp họ trở thành những người có thể sử dụng kiến thức đó để giải quyết vấn đề và phát triển những giải pháp sáng tạo.

>>> Xem tiếp tại đây: Sáng kiến Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Công nghệ lớp 3 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

4. Sáng kiến kinh nghiệm STEM môn Tin học lớp 3

Hiện nay, khi chương trình Giáo dục phổ thông 2018 chính thức được áp dụng, thì yêu cầu đặt ra là phải có một môi trường, một phương pháp giáo dục phù hợp giúp phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh. Đặc biệt, đối với môn tin học lớp 3 thì yêu cầu đó còn đòi hỏi cao hơn. Tuy nhiên, việc học tin học của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vĩnh Trung 4 đang gặp một số vấn đề khó khăn để tiếp cận phương pháp giáo dục mới như: Phòng tin học còn thiếu đồ dùng, thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và thực hành; Học sinh chưa có tính chủ động trong giờ học; Đa số học sinh thuộc ấp khó khăn, nên chưa trang bị đủ thiết bị, đồ dùng học tập tại nhà, …

BÁO CÁO TÓM TẮT

Đề nghị công nhận sáng kiến cấp huyện năm học 20...-20...

I. Sơ lược lý lịch:

- Họ và tên: ...............

- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên dạy Tin học, trường TH .......

II. Nội dung:

1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp áp dụng phương pháp giáo dục STEM vào dạy học môn tin học lớp 3 ở trường TH .............”.

2. Cơ quan, đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường TH .......

3. Thời điểm áp dụng: Năm học 20...-20....

4. Mô tả sáng kiến:

- Nội dung:

Hiện nay, khi chương trình Giáo dục phổ thông 2018 chính thức được áp dụng, thì yêu cầu đặt ra là phải có một môi trường, một phương pháp giáo dục phù hợp giúp phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh. Đặc biệt, đối với môn tin học lớp 3 thì yêu cầu đó còn đòi hỏi cao hơn. Tuy nhiên, việc học tin học của học sinh lớp 3 trường Tiểu học Vĩnh Trung 4 đang gặp một số vấn đề khó khăn để tiếp cận phương pháp giáo dục mới như: Phòng tin học còn thiếu đồ dùng, thiết bị đáp ứng nhu cầu dạy và thực hành; Học sinh chưa có tính chủ động trong giờ học; Đa số học sinh thuộc ấp khó khăn, nên chưa trang bị đủ thiết bị, đồ dùng học tập tại nhà, …

Đầu năm học 20...-20... , tôi đã có nắm lại kết quả và các năng lực đặc thù của học sinh lớp 3 khi học bộ môn tin học, bản thân nhận thấy kết quả là còn thấp so với yêu cầu đặt ra khi thực hiện chương trình giáo dục mới . Kết quả như sau:...

Xem tiếp trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Sáng kiến kinh nghiệm của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 34
Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3 (4 mẫu)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Tài liệu dành riêng cho Tài khoản sử dụng gói Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm STEM lớp 3 (4 mẫu)