Báo cáo lý thuyết chuyên đề các môn lớp 2

Tải về

Lý thuyết chuyên đề các môn lớp 2 được HoaTieu.vn chia sẻ sau đây là tài liệu Báo cáo lý thuyết chuyên đề Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, HĐTN, TNXH lớp 2. Nội dung Báo cáo chuyên đề nêu rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt, quy trình dạy học các môn lớp 2 theo chương trình GDPT mới 2018. Mời thầy cô cùng tham khảo để nắm rõ Lý thuyết chuyên đề các môn lớp 2 nhằm  triển khai chương trình giảng dạy năm học mới thuận tiện, dễ dàng hơn.

1. Lý thuyết chuyên đề Toán lớp 2

BÁO CÁO LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN 2

Môn Toán là một trong những bộ môn quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Toán góp phần không nhỏ trong quá trình hình thành, phát triển phẩm chất và các năng lực toán học của học sinh, đó là: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

. Thuận lợi trong việc thực hiện dạy học môn Toán lớp 2

- Lãnh đạo trường quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại cho lớp 4 nhằm đảm bảo mỗi lớp được trang bị ti vi, đáp ứng việc ứng dụng công nghệ thông tin và khai thác nguồn ngữ liệu số trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh.

- Đội ngũ giáo viên phân công dạy các lớp 2 là các cô giáo có nhiều kinh nghiệm, tận tâm, yêu thương học sinh và được tập huấn về chương trình và sách giáo khoa mới.

- Cấu trúc sách giáo khoa môn Toán lớp 2 mang tính kế thừa và phát triển giúp giáo viên dễ dàng tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp và phân hoá; đặc biệt cách biên soạn theo hướng mở tạo điều kiện cho các em học sinh được trải nghiệm cuộc sống.

- Giáo viên được chủ động trong việc thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân phù hợp với năng lực học sinh.

Khó khăn trong việc dạy học môn Toán lớp 2

. Đối với giáo viên

- Thời gian chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm thực hiện dạy học theo CT mới còn ít.

- Một số GV còn lúng túng khi thực hiện dạy học theo hướng “mở” của CT.

- Khi thực hiện chương trình, bộ sách giáo khoa lớp 2 mới và thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT, nhiều phụ huynh còn chưa rõ, chưa phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm trong việc dạy học và giáo dục học sinh.

.Đối với học sinh:

- Học sinh nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo

- Học sinh không năm vững mối quan hệ giũa các đơn vị đo đại lượng

- Học sinh không hiểu bản chất của phép tính trên các số đo đại lượng.

- HS mắc sai lầm khi thực hiện các phép tính số học hoặc các phép tính trên số đo đại lượng. Kỹ năng ước lượng của học sinh không tốt

Về nội dung:

Được thiết kế theo chủ đề, mỗi chủ đề có thể gồm nhiều tiết. Cách tiếp cạnh này sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt hơn trong giảng dạy tùy theo thực tế của lớp học. Cấu trúc mỗi bài thường có 4 phần: Phần Khám phá giúp học sinh tìm hiểu kiến thức mới; phần Hoạt động giúp học sinh thực hành kiến thức ở mức độ đon giản; phần Trò chơi giúp học sinh thực hành, củng cố kiến thức; phần Luyện tập giúp học sinh ôn tập, vận dụng mở rộng kiến thức thông qua hệ thống các bài tập cơ bản và nâng cao

Mỗi nội dung, hệ thống các bài tập, ví dụ minh họa được thiết kế theo định hướng phát triển năng lực, xuất phát từ trực quan, gắn với thực tiễn, mức độ phân hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu của tất cả các đối tượng học sinh.

Tuyến nhân vật xuyên suốt giúp HS cảm thấy gần gũi và tương tác tích cực.

Các nội dung được lồng ghép nhiều hoạt động, trò chơi giúp học sinh trải nghiệm và giúp giáo viên tổ chức hoạt động dạy học đa dạng, linh hoạt trong đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Nhiều nội dung lịch sử, địa lý, văn học, khoa học và công nghệ được lồng ghép tích hợp giúp HS cảm thấy gần gũi với toán học và tăng thêm hiểu biết, vốn sống cho HS.

Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học vẫn là điểm nhấn chủ yếu nhất trong đổi mới chương trình môn Toán.

- Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học, gồm: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kỉ thuật dạy học tích cực,... Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm. Sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với môn Toán. Ngoài ra, giáo viên có thể sáng tạo ra các đồ dùng dạy học khác, phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh của lớp mình.

- Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả. Khuyến khích sử dụng các phương tiện nghe nhìn, phương tiện dạy học hiện đại hỗ trợ quá trình dạy học đồng thời coi trọng việc sử dụng các phương tiện truyền thống.

- Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học theo tiến trình tổ chức cho HS hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện. Tiến trình đó bao gồm các bước chủ yếu: Trải nghiệm, khám phá rút ra bài học - Thực hành, luyện tập -Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Bên cạnh đó tổ chức cho HS được tham gia một số hoạt động thực hành ứng dụng các KT toán học vào thực tiễn và các hoạt động ngoài giờ học chính khóa liên quan đến kiến thức ôn tập, củng cố các kiến thức cơ bản.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà sử dụng các hình thức tổ chức dạy học thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, …mỗi hình thức có chức năng riêng nhưng cần liên kết chặt chẽ với nhau hướng đến mục tiêu phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh, tránh rập khuôn, máy móc. Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn.

QUY TRÌNH DẠY HỌC MÔN TOÁN 2 CTST

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Kiến thức

2. Năng lực, phẩm chất

2.1. Năng lực chung

2.2. Năng lực đặc thù

2.3. Phẩm chất

II. Đồ dùng dạy học:

1. Giáo viên

2. Học sinh

* ƯD CNTT

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

DẠY HỌC BÀI MỚI - DẠNG BÀI 1 TIẾT

1. Khởi động: (2-3’)

- Chơi trò chơi (thực hành với đồ vật thật; chia sẻ các tình huống gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày dẫn dắt để tiếp cận kiến thức mới)

- Giới thiệu bài

2. Hình thành kiến thức (13-15’)

- Học sinh làm việc với Sách giáo khoa.

- Học sinh làm việc với vật thật, đồ dùng ... để rút ra kiến thức

- Học sinh chia sẻ

- Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức.

3. Thực hành, luyện tập (8 – 10’)

Bài ....:

- HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn phân tích mẫu (nếu có)

- GV giao nhiệm vụ HS làm bài cá nhân (làm bài cá nhân vào VBT, phiếu HT, thảo luận nhóm,...) – GV quan sát, kiểm tra HS làm bài.

- HS báo cáo kết quả chia sẻ, hoặc GV chữa bài (GV có thể sử dụng nhiều hình thức: soi bài, cá nhân trình bày, đại diện nhóm chia sẻ, trò chơi, ....)

-> GV chốt KT (cần ghi rõ câu hỏi chốt kiến thức hoặc nội dung kiến thức cần chốt của bài tập đó)

- Nhận xét, đánh giá của GV.

4. Vận dụng (4 – 6’)

Bài ...:

- HS đọc yêu cầu

- GV giao nhiệm vụ HS làm bài cá nhân – GV quan sát, kiểm tra HS làm bài.

- HS báo cáo kết quả chia sẻ, hoặc GV chữa bài

- Yêu cầu HS nêu thêm tình huống vận dụng thực tế.

- Nhận xét, đánh giá.

5. Củng cố, dặn dò (1-2’)

>>> Xem tiếp trong file tải về.

2. Lý thuyết chuyên đề Tiếng Việt lớp 2

Báo cáo ý thuyết chuyên đề Tập đọc lớp 2

LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC LỚP 2

SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

I.MỤC TIÊU :

-Kiến thức:

+Bài mới: HS Đọc trơn bài đọc, ngắt nghỉ đúng chỗ có dấu câu, đúng logich ngữ nghĩa, nêu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc, biết liên hệ bản thân.

+Bài ôn tập Giữa học kì : Luyện tập lại các truyện/bài đọc /bài thơ/bài văn miêu tả đã học từ đầu học kì: nhớ lại tên bài đọc dựa vào hình ảnh/cụm từ gợi ý; đọc thành tiếng/đọc thuộc lòng một đoạn trong bài , trao đổi với bạn về nội dung em thích.

+Bài ôn tập cuối học kì: Luyện tập đọc lưu loát, đọc hiểu

-Phẩm chất: Bồi dưỡng ở HS lòng yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

-Năng lực:

+Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tự chủ và tự học

+Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, toán học, khoa học, thẫm mĩ, thể chất

II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kĩ thuật đọc

- Đọc đúng các tiếng (bao gồm cả một số tiếng có vần khó, ít dùng).

- Đọc đúng và rõ ràng các đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, văn bản thông tin ngắn.

- Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu.

- Tốc độ đọc khoảng 60 – 70 tiếng trong 1 phút.

- Biết đọc thầm.

- Nhận biết được thông tin trên trang bìa sách: tranh minh họa, tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản.

- Điền được thông tin trong phiếu đọc sách.

2. Đọc hiểu

2.1 Văn bản văn học

a. Đọc hiểu nội dung

-Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

- Hiểu điều tác giả muốn nói qua văn bản đơn giản dựa vào gợi ý

b.Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được địa điểm, thời gian, các sự việc chính của câu chuyện.

- Nhận biết được hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua ngôn ngữ và hình ảnh.

-Nhận biết được vần trong thơ.

c. Liên hệ, so sánh, kết nối

-Nêu được nhân vật yêu thích nhất và giải thích được vì sao.

d.Đọc mở rộng

- Trong một năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

- Thuộc lòng ít nhất 6 đoạn thơ, bài thơ hoặc đoạn văn đã học; mỗi đoạn thơ, bài thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 45 chữ.

2.2 Văn bản thông tin

a. Đọc hiểu nội dung

- Biết nêu và Trả lời được câu hỏi về các chi tiết nổi bật của văn bản như: Ai? Cái gì? Làm gì? Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao?

- Dựa vào gợi ý, trả lời được: Văn bản có những thông tin nào đáng chú ý dựa vào gợi ý.

b. Đọc hiểu hình thức

- Nhận biết được một số loại văn bản thông tin đơn giản, thông dụng qua đặc điểm của văn bản: mục lục sách, danh sách học sinh, thời khóa biểu, văn bản giới thiệu loài vật, đồ vật hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện một hoạt động.

- Nhận biết được trình tự các sự việc, hiện tượng nêu trong văn bản.

c. Liên hệ, so sánh, kết nối:
-Nêu được các thông tin bổ ích đối với bản thân từ văn bản
-Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản thể hiện qua nhan đề, hình ảnh minh họa và chú thích hình ảnh.
d.Đọc mở rộng

- Trong một năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản văn học có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.

III. QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 2 CTST:

1. Khởi động

2. Luyện đọc thành tiếng

3. Luyện đọc hiểu

4. Luyện đọc lại

5. Luyện đọc mở rộng

Hình thức tiến hành: Cả lớp

Quy trình tiến hành:

1.Khởi động:

. Ôn định nề nếp, trật tự.
. Giới thiệu nội dung chủ đề / bài học
- Gv gợi mở bằng video / tranh minh hoạ / trò chơi.
-Gv đưa ra các câu hỏi để làm rõ nội dung chủ đề / bài học. (hđ nhóm)

. Gv giới thiệu vào nội dung bài học. (bằng video / tranh minh hoạ / trò chơi).

2. Luyện đọc thành tiếng: (đọc lưu loát)

Hình thức tiến hành: cá nhân – nhóm – cả lớp

Thời gian: khoảng 10 – 12 phút (Thời gian tuỳ vào nd bài / đặc điểm lớp).

Quy trình tiến hành:

Bước 1 : Gv đọc mẫu kết hợp đặt câu hỏi kích thích sự hứng thú, tập trung theo dõi của HS.

Bước 2 : GV hướng dẫn HS đọc một số từ khó đọc, cách ngắt nghỉ theo dấu câu/cụm từ có nghĩa, cách ngắt nhịp (đối với văn bản thơ)

Bước 3: GV tổ chức cho HS đọc thành tiếng theo nhóm nhỏ và trước lớp , đọc luân phiên theo đoạn/bài (không đọc nối tiếp câu).

3. Luyện đọc hiểu
Hình thức tiến hành: cá nhân- nhóm – cả lớp
Thời gian: khoảng 10 – 12 phút (Thời gian tuỳ vào nội dung bài và đặc điểm lớp).
Nội dung : Câu hỏi trong SHS và câu hỏi mở rộng tích hợp
Quy trình tiến hành:

-HS giải thích và nghe GV giải thích nghĩa của một số từ ngữ khó

-HS đọc thầm lại bài đọc và thảo luận theo cặp/nhóm nhỏ để trả lời câu hỏi trong SHS.

-HS nêu nội dung bài đọc, liên hệ bản thân.-> GV rút ra nội dung bài đọc.

4. Luyện đọc lại

Hình thức tiến hành: cá nhân – nhóm – cả lớp

Thời gian: khoảng 10 – 12 phút (Thời gian tuỳ vào nd bài / đặc điểm lớp).

Quy trình tiến hành:

-HS nêu cách hiểu của mình về nội dung bài.Từ đó, bước đầu xác định được giọng đọc và một số từ ngữ cần nhấn giọng.

-HS nghe GV đọc lại đoạn cần luyện đọc thêm (GV đã chọn và ghi bảng phụ)

-HS luyện đọc trong nhóm, trước lớp đoạn luyện đọc thêm

-HS khá, giỏi đọc cả bài

5. Luyện đọc mở rộng:

Bước 1: GV tổ chức cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập, thực hiện BT theo nhóm nhỏ

Bước 2: GV tổ chức cho HS xác định và thực hiện yêu cầu viết vào Phiếu đọc sách .HS tự đánh giá, chữ lỗi

Bước 3: GV tổ chức cho HS nhắc lại nội dung vừa được nghe từ bạn . HS nghe GV hướng dẫn chuẩn bị cho tiết sau.

-GV có thể linh hoạt chọn lựa thời điểm tổ chức hoạt động Đọc mở rộng sao cho phù hợp với thực tế địa phương và đối tượng HS.

>>> Xem tiếp trong file tải về.

Báo cáo ý thuyết chuyên đề Luyện từ và câu lớp 2

BÁO CÁO LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

(LUYỆN TỪ VÀ CÂU)

Môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ cung cấp, mở rộng vốn từ và rèn luyện cho học sinh cách sử dụng ngôn ngữ. Trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Luyện từ và câu chiếm thời lượng khá lớn. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn... song song tồn tại với các môn học khác. Điều đó thể hiện việc cung cấp vốn từ cho học sinh là rất cần thiết và nó có thể mang tính chất cấp bách nhằm “đầu tư” cho học sinh có cơ sở hình thành ngôn ngữ cho hoạt động giao tiếp cũng như chiếm lĩnh nguồn tri thức mới trong các môn học khác. Tầm quan trọng đó đã được rèn giũa, luyện tập nhuần nhuyễn trong quá trình giải quyết các dạng bài tập trong môn Luyện từ và câu lớp 2.

Với học sinh lớp 2, phân môn Luyện từ và câu bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu cho học sinh. Qua đó học sinh dần dần được tiếp cận với vốn từ ngữ trong sáng của Tiếng Việt, hình thành thói quen sử dụng từ, đặt câu trong giao tiếp thông thường và là bước đệm quan trọng tạo vốn từ, vốn diễn đạt để các em bước vào cuộc sống và soi vào thế giới tâm hồn của chính mình một cách tự tin.

Việc giải quyết các dạng bài tập Luyện từ và câu lớp 2 có hiệu quả đặt ra cho các Gáo viên Tiểu học một vấn đề không phải đơn giản. Qua thực tế dạy giáo viên đã gặp phải không ít những khó khăn. Việc hướng dẫn làm các bài tập Luyện từ và câu mang tính chất máy móc, không mở rộng cho học sinh nắm sâu kiến thức của bài. Về phía học sinh, làm các bài tập chỉ biết làm mà không hiểu tại sao làm như vậy, học sinh không có hứng thú trong việc giải quyết kiến thức

Phương pháp dạy học trong Tiếng Việt 2 tuân thủ định hướng đổi mới phương pháp dạy học của chương trình môn Ngữ văn nói riêng và Chương trình GDPT 2018 nói chung: là đa dạng hóa các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học. Các bài học trong mỗi tuần sẽ giúp học sinh có được những hiểu biết sâu sắc hơn về tiếng Việt và phát triển hiệu quả các kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe. Theo định hướng dạy học phát triển năng lực, học sinh được phát huy vai trò chủ động tích cực trong tất cả các hoạt động: làm việc cá nhân, tham gia trao đổi, thảo luận nhóm hoặc trình bày, trao đổi ý kiến trước lớp… qua đó, các em phát triển ngôn ngữ, tư duy một cách có hiệu quả.

Để phù hợp với chương trình sách giáo khoa và thực tiễn giáo dục hiện nay, theo tôi cần tìm và lựa chọn ra cách dạy phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất mang lại kết quả tốt nhất cho học sinh. Tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm dạy câu trong phân môn Luyện từ và câu đối với lớp 2

1. Yêu cầu giáo viên trước khi dạy các bài tập luyện từ và câu.

Đối với giáo viên để bài giảng thành công phải có sự chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp:

+ Nắm chắc mục đích yêu cầu của từng bài dạy.

+ Lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp, đặc trưng của phân môn để học sinh dễ tiếp thu và có hứng thú học tập.

+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu đúng.

+ Hình thành thói quen nói và viết thành câu.

+ Mỗi bài soạn phải đạt được mục tiêu. Cung cấp được đầy đủ kiến thức của nội dung bài học và giáo dục được tình cảm thông qua bài học đó.

2. Các hình thức dạy về câu.

Ở lớp 2, Luyện từ và câu không có bài học hay phần bài dạy lý thuyết về từ và câu mà chỉ có một dạng bài học gồm các kiến thức sơ giản về từ và câu tiếng Việt thông qua thực hành và giúp học sinh thực hành dùng từ và đặt câu trong nói và viết . Các bài tập thực hành về kĩ năng đặt câu như:

- Đặt câu theo mẫu

- Xác định mẫu câu.

- Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi.

- Đặt câu hỏi có cụm từ để hỏi.

- Nối từ ngữ thành câu.

Trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức các hoạt động của người học. Mỗi học sinh đều được hoạt động, được tự bộc lộ mình và được phát triển.

a) Hướng dẫn học sinh làm bài tập về câu.

Học sinh lần lượt làm quen với các kiểu câu trần thuật đơn cơ bản qua các bài tập thực hành: “Ai - làm gì?”; “Ai - thế nào?” ; “Ai - là gì?” và các bộ phận trả lời cho câu hỏi: “ là gì?” , “làm gì?”, “khi nào?” , “ ở đâu?” ...

*VD Dạy câu kiểu:

- Ai (cái gì, con gì) - là gì?

Mục đích:

- Biết đặt câu theo mẫu.

- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu.

- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu.

Bài tập 1:

GV đưa câu: Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A.

Cho HS đọc câu. Nhận xét thông qua sự gợi mở của GV(trả lời câu hỏi)

GV: Câu giới thiệu ai?

HS : Bạn Vân Anh

Khi HS trả lời GV đưa vào khung như dưới đây:

Ai

- Bạn Vân Anh

.

GV : Bạn Vân Anh được giới thiệu thế nào?

HS : ... là học sinh lớp 2A

GV: Bạn Vân Anh là gì?

GV đưa tiếp câu trả lời của HS vào khung

>>> Xem tiếp trong file tải về.

Báo cáo ý thuyết chuyên đề Chính tả lớp 2

BÁO CÁO LÝ THUYẾT CHUYÊN ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2

(CHÍNH TẢ)

Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng nghe, viết,đọc. Qua chữ viết đúng, đẹp GV bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sựtrong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt cho HS

Phân môn Chính tả trong nhà trường có nhiệm vụ giúp HS nắm vững các quy tắc chính tảvà hình thành kĩ năng chính tả. Ngoài ra, nó còn rèn cho học sinh một số phẩm chất như tính cẩnthận, óc thẩm mĩ.

Ngoài việc nắm vững vị trí, nhiệm vụ, tính chất, nội dung, chương trình, phương phápgiảng dạy phù hợp, GV còn phải nắm vững các nguyên tắc dạy chính tả Tiếng Việt.Dạy chính tả theo khu vực phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng khu vực, từng vùng miền để hình thành nội dung giảng dạy khi xác định được trọng điểmchính tả cần dạy cho HS ở từng khu vực, từng địa phương.

Qua nhiều năm giảng dạy ở khối 2 dạy chính tả theo địa phương phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng lớp để hình thành nội dung giảng dạy. Như vậy, trước khi dạy, GV cần tiến hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của HS từ đó lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp với đối tượng HS lớp mình dạy.

Khi dạy học sinh phân môn Chính tả, nhằm rèn luyện cho học sinh (HS) đọc, nghe, viết, kĩ năng viết chiếm ưu thế nhiều hơn, HS cần rèn kĩ năng nghe, viết trong đó kĩ năng viết là cơ bản và khó hơn. Học sinh cần phân biệt một số bộ phận trong tiếng để viết thành tiếng, từ, câu và viết hoàn chỉnh một đoạn chính tả. Nhằm cũng cố lại phương pháp dạy phân môn Chính tả lớp 2 và có sự thống nhất cơ bản về phương pháp dạy học ở phân môn này đạt hiệu quả cao.

1. Mục tiêu :

*Giúp học sinh:

- Nắm vững luật chính tả.

- Rèn kĩ năng nghe và viết chính tả.Trong giờ chính tả, nhiệm vụ của HS là viết đoạn văn, khổ thơ (nhìn – viết; nghe – viết) và làm bài tập chính tả, qua đó rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.Các bài chính tả nhiều khi cũng cung cấp cho HS vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng kiến thức khác nhau trong đời sống hằng ngày của các em.

- Viết đúng mẫu chữ, viết đúng chính tả, viết nhanh các kiểu chữ thường, kiểu chữ hoa cỡ nhỏ rõ ràng và đều nét; mắc không quá 5 lỗi / bài viết.

- Đạt tốc độ viết 4- 5 chữ/phút (khoảng 50 chữ/15 phút).

- Kết hợp luyện tập chính tả với rèn luyện cách phát âm, rèn luyện kĩ năng nghe – đọc, sử dụng ngôn ngữ, củng cố nghĩa từ, trau dồivề ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần hình thành một số thao tác tư duy cho HS (nhận xét, so sánh, củng cố,…) rèn tính trung thực cho HS.

- Bồi dưỡng cho HS một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, nhanh, đẹp, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm,…

* Giúp giáo viên:

- Xác định được tầm quan trọng của phương pháp dạy môn Chính tả.

- Vận dụng được nhiều phương pháp mới trong giảng dạy.

- Lựa chọn kỹ thuật và hình thức dạy học cho phù hợp.

2. THỰC TRẠNG:

* Thuận lợi:

a. Đối với giáo viên:

- Được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục và nhà trường.
- Được tập huấn chương trình thay sách giáo khoa và tập huấn sử dụng đồ dùng dạy học. GV nắm vững các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
- Có đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học…

b. Đối với học sinh:

- Các em có đầy đủ Sách giáo khoa và vở bài tập.

- 100% học sinh học 2 buổi/ngày nên có thời gian rèn luyện, thực hành.
- Được sự quan tâm của Ban Giám Hệu nhà trường, cha mẹ học sinh.

* Khó khăn:

- Giáo viên chưa thoát ly được SGK nên khi hướng dẫn các em còn gặp khuôn.

- Giáo viên chưa cung cấp cho học sinh đầy đủ quy trình của các bước khi dạy phân môn này chỉ dạy theo kiểu qua loa có bài là được.

3. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

3.1. Nội dung:

- Luyện viết đúng âm, vần khó, viết đúng các tên riêng (bao gồm cả tên riêng nước ngoài), các bài chính tả ngắn có nội dung gần gũi với học sinh.

3.2. Các hình thức luyện tập:

- Chính tả đoạn, bài (có độ dài khoảng 50 chữ).

+Tập chép (nhìn – viết) áp dụng gần hết ở học kì I

+ Nghe – viết: (hình thức luyện tập chủ yếu).

- Chính tả âm – vần:

Luyện tập các từ có âm, vần dễ sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Các bài tập chính tả âm, vần.

>>> Xem tiếp trong file tải về.

3. Lý thuyết chuyên đề Đạo đức lớp 2

Lý thuyết chuyên đề Đạo đức lớp 2

Xem chi tiết trong file tải về.

4. Lý thuyết chuyên đề Hoạt động trải nghiệm lớp 2

Lý thuyết chuyên đề Hoạt động trải nghiệm lớp 2

Xem chi tiết trong file tải về.

5. Lý thuyết chuyên đề Tự nhiên xã hội lớp 2

Lý thuyết chuyên đề Tự nhiên xã hội lớp 2

Xem chi tiết trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Dành cho giáo viên của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
4 157
Báo cáo lý thuyết chuyên đề các môn lớp 2
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm