Kế hoạch bài dạy minh họa module 4 môn Khoa học Tiểu Học

Tải về

Kế hoạch bài dạy minh họa module 4 môn Khoa học Tiểu Học do Hoatieu.vn sưu tầm là mẫu giáo án bài giảng các thầy cô phải xây dựng và nộp theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác tập huấn module 4. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải về.

Nội dung module 4 đó là: “Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học/THCS/THPT”

Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Lịch sử - Địa lý Tiểu Học được Hoatieu.vn sưu tầm được và chia sẻ miễn phí tới các thầy cô nhằm hoàn thiện chương trình tập huấn đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức.

Giáo án minh họa môn Lịch sử - Địa lý module 4

Chủ đề: Con người và sức khỏe

Bài 4: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. (1 tiết)

I. Yêu cầu cần đạt:

1. Phẩm chất

- Trách nhiệm: tự giác tìm hiểu kiến thức về các chất dinh dưỡng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết được yêu cầu giáo viên đưa ra và vận dụng được vào đời sống.

b. Năng lực khoa học

- Kể được tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

3. Đồ dùng dạy học

a. Giáo viên

- Bài giảng điện tử, sách giáo khoa, bảng cài, bộ thẻ hình thức ăn.

b. Học sinh

- Sưu tầm tranh ảnh.

II. Hoạt động dạy học

Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm của HS

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút)

Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi được những hiểu biết của HS về các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

*PP: Trực quan, đàm thoại

*HT: Cá nhân

- GV tổ chức trò chơi “Cùng ăn buffet nào”: Trên màn hình có nhiều món ăn, GV yêu cầu HS tưởng tượng mình đang đi dự tiệc buffet, HS hãy chọn các món ăn mà mình muốn thưởng thức.

- GV giới thiệu bài: Thức ăn trong cuộc sống của chúng ta rất đa dạng. Vậy vì sao chúng ta cần ăn các thức ăn, trong thức ăn có các chất dinh dưỡng gì cần thiết đối với cơ thể ? Hãy cùng cô tìm hiểu qua bài học hôm nay: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

HS hứng thú tham gia vào tiết học

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Kể tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. (15 phút)

* Mục tiêu:

Học sinh kể tên được các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

*PP: trực quan, đàm thoại, động não, thảo luận nhóm.

* HT: cá nhân, nhóm, trò chơi.


LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn. ( 10 phút)

Mục tiêu: HS phân biệt được các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn.

PP: Trò chơi, Thảo luận nhóm


VẬN DỤNG KIẾN THỨC

( Ở lớp: Khoảng 5- 10 phút và thực hiện ở nhà)

Vận dụng kiến thức đã học về thức ăn và phân biệt các nhóm thức ăn.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, viết ra giấy những thức ăn, đồ uống mình thường dùng vào các bữa: sáng, trưa, tối.

- GV giới thiệu cho HS biết trong các thức ăn, đồ uống đó, có những thức ăn, đồ uống có nguồn gốc thực vật, có những thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật.

- GV tổ chức trò chơi: "Ai nhanh hơn”

+ GV phổ biến luật chơi: Học sinh quan sát tranh và phân loại các thức ăn vào 2 nhóm theo nguồn gốc thực vật và động vật.

+ HS tiến hành chơi.

+ HS trình bày và các nhóm nhận xét.

- GV chốt:

+ Các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc động vật: thịt gà, sữa bò tươi, cá, thịt lợn (thịt heo), tôm.

+ Các thức ăn, đồ uống có nguồn gốc thực vật: rau cải, đậu cô ve, bí đao, lạc (đậu phộng), nước cam, cơm.

- GV giới thiệu thêm: Đó là cách phân loại thức ăn theo nguồn gốc. Ngoài ra, người ta còn có thể phân loại thức ăn theo cách nào nữa?

- HS trả lời nhanh sau đó xem clip, thảo luận trong nhóm sau đó báo cáo kết quả trước lớp.

https://youtu.be/4yOMlpG8NgU (lấy 4p30 giây đầu)

- GV chốt: Người ta còn dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn.

Theo đó, người ta chia thành 4 nhóm chính:

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm

+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo

+Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng.

- Giáo viên cho HS chơi trò chơi: Phóng viên nhí.

- GV nêu luật chơi

- HS tham gia chơi và trình bày trước lớp

- GV nhận xét và giáo dục HS khi sử dụng thức ăn cần phải hợp lí.

- GV giáo dục HS: cần ăn nhiều loại thức ăn thuộc các nhóm chất khác nhau để cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp chúng ta phát triển khỏe mạnh về thể chất, trí tuệ.

- Gv yêu cầu HS trao đổi tranh đã sưu tầm trước ở nhà với các bạn trong nhóm. Sau đó HS phân loại theo các nhóm thức ăn mình đã được tìm hiểu qua bài học.

- GV mời đại diện một vài nhóm trình bày trước lớp.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt ý: Hs cần ăn nhiều loại thức ăn để có đầy đủ chất dinh dưỡng.

Kể được tên các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi-ta-min, chất khoáng.

Hoạt động 3: (6 phút)

* YCCĐ:

PC 1, 2

NLC 1, 2, 3

NLKH 3

*PP: trực quan, đàm thoại

- GV cho HS xem clip và trả lời yêu cầu: Hãy nêu vai trò của chất bột đường đối với cơ thể.

https://youtu.be/6_CEPqXQTqc

(14 giây đến 1 phút 5 giây)

- HS viết vào sổ tay khoa học những vai trò của chất bột đường

- GV chốt: Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.

* GDBVMT: Những thức ăn chứa nhiều chất bột đường (gạo, bắp, khoai, sắn,...) là nguồn lương thực chính của chúng ta. Chúng ta có được những thức an này là nhờ công trồng trọt, chăm sóc của những người nông dân, chúng ta nên trân trọng, không lãng phí thức ăn.

- Nêu được vai trò của chất bột đường đối với cơ thể.

HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI (4 phút)

* YCCĐ:Tổng hợp kiến thức đã học và khơi gợi sự hứng thú của học sinh ở bài học tiếp theo

*PP: trò chơi, trực quan, đàm thoại

- GV tổ chức trò chơi Ai nhanh, ai đúng:

+ GV lần lượt mở từng bông hoa để lấy câu hỏi.

+ HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- GV chốt và nhắc lại kiến thức trong bài:

+ Thức ăn có thể có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.

+ Trong thức ăn chứa các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Ngoài ra, nhiều thức ăn còn chứa chất xơ và nước.

+ Chất bột đường có trong một số thức ăn như gạo, ngô, khoai, bánh mì, chuối,…

+ Chất bột đường cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì nhiệt độ của cơ thể.

- Vậy các chất dinh dưỡng khác như chất đạm, chất béo thì có vai trò gì đối với cơ thể ? Chúng ta hãy tìm hiểu ở bài học sau: Vai trò của chất đạm và chất béo.

HS chủ động nắm kiến thức bài học và hứng thú vào tiết học tiếp theo.

Điều chỉnh sau tiết dạy: (nếu có)

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 4 môn Khoa học Tiểu Học mới nhất để giáo viên tham khảo nhằm hoàn thiện bài tập cuối khóa mô đun 4 một cách nhanh và hiệu quả nhất.

Mời các bạn tham khảo các tài liêu, giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu

Đánh giá bài viết
1 14.818
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm