Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ Văn - Đủ 3 bộ sách

Tải về

Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ Văn giúp thầy cô tham khảo, đóng góp những ý kiến đánh giá, nhận xét bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo sử dụng trong năm học 2022 - 2023. Thầy cô cần ghi rõ tên bài cần góp ý, trang, dòng, nội dung chỉnh sửa, lý do đề xuất cụ thể.

Phiếu góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ Văn chỉ mang tính chất tham khảo để các thầy cô lấy tư liệu góp ý SGK mới.

1. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ Văn sách Kết nối tri thức

PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA LỚP 7

MÔN: NGỮ VĂN

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC

(Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 4 – Giai điệu đất nước

92/ 1, 2

Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?

Vì sao khi nói về mùa xuân của đất nước, nhà thơ lại nhắc đến hai hình ảnh: “người cầm súng” và “người ra đồng”?

Đúng quy tắc trích dẫn từ ngữ hơn.

95/ 11, 12

Hình ảnh người dân Gò Me được tác giả khắc hoạ qua những chi tiết nào? Những chi tiết đó cho em cảm nhận gì về con người nơi đây?

Thêm từ “gợi” vào sau cụm từ “Những chi tiết đó…”

Rõ nghĩa hơn

Bài 5 – Màu sắc trăm miền

105/10, 11, 12

Trong bài học này, cũng như tùy bút, tản văn (kết hợp vơi một văn bản thông tin) sẽ mang đến cho em những cảm nhận thú vị về sắc màu cuộc sống trên quê hương xứ sở và trên thế giới rộng lớn bao la.

Cụm từ kết hợp vơi một văn bản thông tin không nên để trong dấu ngoặc đơn

Nó không phải là bộ phận chú thích. Cũng có thể bỏ cụm từ này vì nó không nhằm làm rõ nội dung ở vị ngữ.

108/29, 38

Từ “nhụy”

Đặt sai vị trí dấu “nặng”

Đúng cách bỏ dấu

111/dòng cuối

Từ “mướp đắng”

Có thể chú thích nghĩa vì nhiều địa phương không gọi là “mướp đắng”. VD: miền Nam gọi “khổ qua”

Chú thích nghĩa từ “mướp đắng”

2. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ Văn sách Chân trời sáng tạo

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung

hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên (Nghị luận văn học)

88/34, 35

Đìa

Chú giải cho rõ nghĩa

Cách chú giải trong sách không sát cách hiểu từ “đìa” của người miền Tây Nam Bộ

Bài 7 – Trí tuệ dân gian

30/ 7, 8

32/ 5, 6

36/ 26, 27

In trong Kho tàng tục ngữ người Việt, Nguyễn Xuân Kính....

Tục ngữ ca dao Việt Nam, Vũ Ngọc Phan,....

Chọn 1 trong 2 nguồn

Dài dòng, không phù hợp cho việc hướng dẫn học sinh cách ghi nguồn khi trích dẫn trong viết đoạn văn, bài văn.

3. Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 môn Ngữ Văn sách Cánh Diều

Tên bài

Trang/dòng

Nội dung hiện tại

Đề nghị chỉnh sửa

Lí do đề xuất

Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết

41/20

- 3. Xi-mông ở trong trạng thái nào khi bắt con bước?

- Điều chỉnh: 3. Xi-mông có tâm trạng ra sao khi đuổi bắt con bước?

Dùng từ “tâm trạng” gần gũi, dễ hiểu hơn từ “trạng thái”

Bài 4: Nghị luận văn học

95/ dòng 6,7 (từ dưới lên)

- Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc ... của em về các đặc điểm đã phân tích về chú Võ Tòng.

- Điều chỉnh: thay từ “về” bằng “qua”

- Tránh lặp từ và ý nghĩa phù hợp hơn.

Bài 7: Thơ

28/ 8

34/ 12,13

- Vung một sải..

- Nhưng chưa đủ mo cơm…

Chú thích các từ “sải, mo”

HS khó hiểu

Bài 9: Tùy bút và tản văn

53/ 8

55/ 4 (từ dưới lên)

58/ 3 ( từ dưới lên)

Tùy bút và tản văn đều là các thể loại của kí

Giang chẻ lạt, buộc mềm…

-… người thân đi tập kết ra Bắc

Từ “thể loại” thành “tiểu loại”

Chú thích từ giang, lạt

Chú thích từ tập kết

HS phân biệt được: kí là thể loại văn xuôi gồm các tiểu loại : du kí, hồi kí, bút kí, tản văn

HS khó hiểu

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 8.111
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm