Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?

Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? Đây là một câu hỏi rất hay, mời các bạn cùng tham khảo câu trả lời trong bài.

Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có rất nhiều cuộc phong trào đấu tranh đòi lại độc lập tự do của các tầng lớp trong xã hội. Trong đó, phong trào công nhân là một trong những phong trào tiêu biểu, luôn không ngừng thay đổi và phát triển. Vậy sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? Cùng tìm hiểu nhé.

1. Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?

A. Năm 1920: tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập

B. Năm 1925: cuộc bãi công Ba Son

C. Năm 1929: sự ra đời ba tổ chức cộng sản

D. Năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Lời giải:

Đáp án đúng: D

Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác là sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Chỉ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời - Đội tiên phong của giai cấp công nhân thì phong trào công nhân Việt Nam mới hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác. Từ đây, công nhân đã trở thành giai cấp lãnh đạo Cách mạng Việt Nam, đấu tranh vì mục tiêu chính trị - giành độc lập dân tộc. Sự kiện đã đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã chuyển từ tự phát lên tự giác hoàn toàn.

Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?

2. Hoàn cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

2.1. Hoàn cảnh trong nước

- Chính sách thống trị của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi.

Cụ thể:

+ Về Kinh tế: Thực dân Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ để thực hiện chính sách bóc lột tàn bạo. Do đó mà đời sống của người dân vô cùng khổ cực và tăm tối.

  • Chúng cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền, ra sức vơ vét tài nguyên.
  • Xác định nhiều hình thức thuế khóa nặng nề, vô lý. Chúng dồn nhân dân ta vào phục vụ sản xuất, khai thác và bóc lột sức lao động.
  • Xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

+ Về Chính trị:

  • Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân, quản lý và quyết định các chính sách quản lý nước ta. Chúng tước bỏ quyền lực đối nội, đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, đó là một chính sách chuyên chế điển hình. Do đó mà nước ta không có sự lãnh đạo, quản lý từ lực lượng trong nước.
  • Chúng đàn áp đẫm máu các phong trào và hành động yêu nước của người dân. Tất cả các cuộc đấu tranh mang tính nhỏ lẻ đều nhanh chóng bị dập tắt. Mọi quyền tự do của con người, của cá nhân đều bị cấm.
  • Chúng chia rẽ ba nước Đông Dương. Chia Việt Nam thành ba kỳ, gồm có Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng.

+ Về Văn hóa:

  • Thực dân Pháp tiến hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
  • Chúng bưng bít, ngăn cản ảnh hưởng của văn hóa tiến bộ trên Thế giới.
  • Khuyến khích văn hóa độc hại, xuyên tạc lịch sử, giá trị văn hóa Việt Nam.
  • Dung tính, duy trì các hủ tục lạc hậu.

- Các cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân:

Các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược diễn ra mạnh mẽ nhưng nhỏ lẻ. Do đó đều bị thất bại, bị dập tắt nhanh chóng, gây thiệt hại lớn về tính mạnh. Xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng về đường lối cách mạng.

+ Phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến:

Nhiều phong trào nổ ra, trong đó:

  • Phong trào Cần Vương đã chấm dứt với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1896);
  • Phong trào nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài 30 năm cũng không giành được thắng lợi.

+ Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản:

  • Các phong trào do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc.
  • Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị tất bại,…

Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.

1.2. Hoàn cảnh thế giới

- Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Các nước tư bản đế quốc thực hiện đồng thời các chế độ áp bức:

  • Vừa tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước.
  • Vừa xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.

Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày càng gay gắt. Khi các quyền lợi và sự tự do, dân chủ bị kìm chặt, đến giới hạn chịu đựng của người dân. Những cuộc phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa. Từ đó mang đến nhận thức dân tộc sâu sắc và kinh nghiệm đấu tranh.

- Quốc tế Cộng sản ra đời:

Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản vào tháng 03/1919 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Mang đến nhận thức và bài học quý báu cho nhân dân lao động, người dân bị áp bức.

Đối với Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có vai trò quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ủng hộ về tinh thần, mang đến sức mạnh đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Cách mạng Tháng Mười Nga dành thắng lợi:

Cách mạng Tháng Mười Nga dành được thắng lợi vào năm 1917. Chủ nghĩa Mác-Lênin từ lý luận đã trở thành hiện thực. Qua đó mở ra một thời đại mới, thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc. Càng thúc đẩy tinh thần, tăng cường sức mạnh cho dân tộc ta.

3. Nguyên do phong trào công nhân Việt Nam trở thành một phong trào tự giác

Phong trào công nhân ngày càng lên cao đòi hỏi tổ chức lãnh đạo cũng phải cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của cách mạng. Vì vậy, dẫn đến sự ra đời ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (7/1929) và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929).

Tuy nhiên sự ra đời của ba tổ chức cộng sản không tránh khỏi sự phân tán về lực lượng và tổ chức, không thể thống nhất về tư tưởng và hành động. Trách nhiệm lịch sử là phải thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào Cộng sản ở Việt Nam.

Từ ngày 6/1 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã họp ở bán đảo Cửu Long thuộc Hồng Kông (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác? và các thông tin liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 11 mảng Học tập nhé.

Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.

Đánh giá bài viết
1 3.531
0 Bình luận
Sắp xếp theo