Kế hoạch bài dạy Chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo 2024-2025

Tải về

Giáo án chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo trong bài viết dưới đây là mẫu soạn giáo án môn Địa lí lớp 12 sách chuyên đề của bộ Chân trời sáng tạo. Kế hoạch bài dạy chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa mới lớp 12 môn Địa lí sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô trong công tác soạn giáo án cho năm học mới.

Giáo án chuyên đề 1 Địa lí 12 CTST

Chuyên đề 1. THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG

Thời gian thực hiện dự kiến: 10 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

– Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân, phân loại thiên tai.

– Trình bày được một số thiên tai và nơi thường xảy ra (bão, lũ lụt, hạn hán, các thiên tai khác); phân tích được nguyên nhân, hậu quả của mỗi loại và xác định được các biện pháp phòng, chống.

– Liên hệ, tìm hiểu được về một thiên tai cụ thể tại địa phương (hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp).

– Thu thập được tranh ảnh, số liệu, video clip,... để trưng bày một số chủ đề về thiên tai ở nước ta.

– Viết được đoạn văn ngắn tuyên truyền mọi người trong cộng đồng về thiên tai và các biện pháp phòng, chống.

2. Về năng lực

– Năng lực chung: giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, sử dụng công nghệ thông tin,…

– Năng lực địa lí: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí đã học.

3. Về phẩm chất

– Chăm chỉ:

+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

– Trách nhiệm:

+ HS tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng khách quan, công bằng đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

+ Chủ động, tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên và phòng, chống thiên tai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

– SGK Chuyên đề học tập Địa lí 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo.

– Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

– Hình ảnh, video về thiên tai ở Việt Nam.

– Phiếu học tập.

– Phiếu đánh giá các hoạt động.

2. Chuẩn bị của HS

– Atlat Địa lí Việt Nam.

– SGK Chuyên đề học tập Địa lí 12 – bộ sách Chân trời sáng tạo, vở ghi.

– Smartphone có kết nối internet.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu: Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV yêu cầu HS liệt kê các loại thiên tai mà em biết theo kĩ thuật “Tia chớp”.

– Bước 2: HS lắng nghe nhiệm vụ, suy nghĩ nhanh các loại thiên tai mà mình biết.

– Bước 3: GV mời ngẫu nhiên từng HS trả lời, mỗi bạn kể tên 1 loại thiên tai và không trùng lặp ý của những bạn đã nói trước. GV viết nhanh các thiên tai mà HS đã liệt kê lên bảng, lưu ý: GV không dừng lại đánh giá đúng sai sau mỗi lượt trả lời của HS.

– Bước 4: Sau 1 phút thu thập ý kiến, GV tổng hợp và nhận xét câu trả lời của HS. Sau đó, GV dẫn dắt vào bài học: “Hằng năm tại Việt Nam, thiên tai đã gây ra nhiều thiệt hại to lớn về người
và tài sản. Vậy những thiên tai thường xảy ra ở nước ta là gì? Chúng ta đã có những biện pháp nào để phòng, chống thiên tai? Tất cả sẽ được giải đáp sau khi các em học xong chuyên đề: Thiên tai và biện pháp phòng, chống.”

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 2.1: Tìm hiểu những vấn đề chung

a) Mục tiêu: Trình bày được quan niệm, đặc điểm, nguyên nhân, phân loại thiên tai.

b) Tổ chức thực hiện

– Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS/nhóm), sau đó giao nhiệm vụ cho HS đọc thông tin trong sách chuyên đề (SCĐ) và làm các phiếu học tập để tìm hiểu về những vấn đề
chung của thiên tai. GV phát cho các nhóm 4 phiếu học tập tương ứng với 4 chặng, quy định
thời gian hoàn thành mỗi phiếu trong vòng 3 phút (phụ lục 1). Khi hết thời gian ở từng chặng,
GV yêu cầu các nhóm đổi phiếu chấm chéo theo hướng dẫn của GV.

+ Chặng 1: Nhanh tay lẹ mắt (Tìm hiểu quan niệm về thiên tai).

+ Chặng 2: Hãy chọn ý đúng (Tìm hiểu đặc điểm của thiên tai).

+ Chặng 3: Giải mã nguyên nhân (Tìm hiểu nguyên nhân của thiên tai).

+ Chặng 4: Ong đi tìm tổ (Tìm hiểu phân loại thiên tai).

– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. GV quan sát, hỗ trợ thêm (nếu cần).

– Bước 3: Các nhóm đổi phiếu học tập cho nhau. HS quan sát lên màn hình chiếu để xem đáp
án và lắng nghe GV giảng giải. Sau đó, chấm điểm bài làm của nhóm bạn theo hướng dẫn.

– Bước 4: GV tổng kết điểm số ở 4 chặng, khuyến khích lấy điểm cho những nhóm làm tốt; đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các nhóm và chuẩn kiến thức.

..................

Giáo án chuyên đề 2 Địa lí 12 CTST

Xem trong file tải về.

Giáo án chuyên đề 3 Địa lí 12 CTST

Xem trong file tải về.

Để xem trọn bộ kế hoạch bài dạy 3 chuyên đề Địa lí 12 CTST, mời các bạn sử dụng file tải về của Hoatieu.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Giáo án bài giảng của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
1 456
Kế hoạch bài dạy Chuyên đề Địa lí 12 Chân trời sáng tạo 2024-2025
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm