(Cả năm) Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo 2024

Tải về

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - Mẫu Kế hoạch bài dạy môn Văn lớp 11 CTST được các thầy cô giáo biên soạn theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp các thầy cô tiết kiệm được thời gian và công sức khi soạn giáo án cho năm học mới. Sau đây là nội dung chi tiết giáo án môn Ngữ văn lớp 11 sách Chân trời sáng tạo file word, mời các thầy cô cùng tham khảo.

Lưu ý: Mẫu giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo được chia sẻ hoàn toàn miễn phí và chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ các thầy cô khi biên soạn giáo án cho riêng mình.

Hiện tại giáo án Ngữ văn lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo của Hoatieu đã đủ 9 bài học trong SGK Ngữ văn 11 CTST tập 1, tập 2. Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết.

Giáo án Văn 11 Chân trời sáng tạo file word

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 1

THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN

(TÙY BÚT, TẢN VĂN)

Thời gian thực hiện: 9 tiết

(Đọc: 4,5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 1 tiết, Viết: 2 tiết, Nói và nghe: 1 tiết, Ôn tập 0,5 tiết)

A. MỤC TIÊU CHUNG

1. Về kiến thức:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tuỳ bút, tản văn.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học.

- Giải thích được nghĩa của từ.

- Viết được bài thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

- Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ).

- Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

2. Về năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông quan hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua những hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.

3. Về phẩm chất: Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

PHẦN 1: ĐỌC

Tiết 1,2 - VĂN BẢN 1: AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?

Hoàng Phủ Ngọc Tường

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong tùy bút qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc; phát hiện được các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh được thể hiện qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn học, tính đa nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm văn học qua văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

2. Về năng lực:

Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức; nội dung của văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông?.

- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình của tùy bút.

- Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm.

3. Về phẩm chất:

- Biết yêu quý và có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Yêu quý, gắn bó với quê hương xứ sở.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.

2. Học liệu:

Đối với giáo viên

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

Đối với học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11.

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

...................................................

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 2

HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI

(Văn bản nghị luận)

Thời gian thực hiện: 12 tiết

(Đọc: 5.5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 01 tiết, Viết: 4 tiết, Nói và nghe: 1 tiết; Ôn tập: 0.5 tiết)

A. MỤC TIÊU CHUNG

1. Về kiến thức:

- Nhận biết và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được nhan đề của văn bản nghị luận.

- Xác định và giải thích được nghĩa của từ.

- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội.

- Chuẩn bị được hành trang và xác định được mục tiêu phấn đấu cho tương lai.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học: thông qua hoạt động chuẩn bị bài trước ở nhà, hoạt động luyện tập vận dụng.

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm.

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết phân tích và đánh giá được một số tác phẩm truyện.

2.2. Năng lực đặc thù

– Năng lực văn học:

+ Năng lực đọc – hiểu văn bản: Thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm của văn bản, HS biết cách phân tích những đặc trưng của thể loại văn bản.

+ Năng lực tạo lập văn bản: Biết cách vận dụng kiến thức để viết một bài văn.

– Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết lựa chọn ngôn ngữ khi viết một bài văn.

+ Trình bày kết quả học tập một cách tự tin, có sức thuyết phục.

3. Về phẩm chất:

– Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập.

– Có trách nhiệm với bản thân, với tập thể, đóng góp công sức của bản thân để hoàn thành mục tiêu học tập.

B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

- Máy chiếu, micro, bảng, phấn.

- SGK, SGV.

- Giấy A0, A4 để các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm và các mẫu Phiếu học tập.

C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Tổ chức

2. Kiếm tra bài cũ:

3. Bài mới:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã có những chuẩn bị cho tương lai của mình hãy chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới.

b.Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân quan sát bức ảnh khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai và thực hiện những yêu cầu.

c.Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d.Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

*Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh về khoa học viễn tưởng về thế giới tương lai và trả lời những câu hỏi sau:

· Bức tranh thể hiện những hình dung gì về thế giới tương lai?

· Theo em, thế giới tương lai sẽ có gì khác so với hiện tại?

· Mỗi cá nhân và toàn xã hội cần chuẩn bị những hành trang gì để thích nghi với thế giới tương lai đó?

*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

*Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

*Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:

- GV nhận xét, đánh giá.

+ Bức tranh thể hiện sự phát triển của thế giới trong tương lai, được thay thế bởi máy móc, công nghệ hiện đại, nhưng kéo theo hệ quả xấu cho môi trường sinh thái.

+ Theo em, thế giới tương lai sẽ hiện đại hơn, nhiều máy móc, công nghệ sẽ thay thế dần một số vị trí của con người.

+ Mỗi cá nhân và toàn xã hội cần chuẩn bị những hành trang về mặt tri thức và luôn sẵn sàng đối đầu với mọi thách thức.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nội dung 1. TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN

1. Mục tiêu:

- Nhận diện và phân tích được lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận.

- Xác định và phân tích được nhan đề của văn bản nghị luận.

- Xác định và giải thích được nghĩa của từ.

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực đặc thù: Đọc, viết.

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào các văn bản đọc ở các tiết học sau.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

.....................

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 3

KHAO KHÁT ĐOÀN TỤ

(TRUYỆN THƠ)

Thời gian thực hiện: 11 tiết

(Đọc: 5,5 tiết, Thực hành tiếng Việt: 01 tiết, Viết: 02 tiết, Nói và nghe: 02 tiết, Ôn tập: 0,5 tiết)

A. MỤC TIÊU CHUNG

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,…

- Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; nhận xét được những chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung truyện thơ.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản truyện thơ.

- Phân tích được đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.

- Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.

- Biết giới thiệu một tác phẩm văn học (truyện thơ), nghệ thuật (bài hát) theo lựa chọn cá nhân.

- Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình; biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

2. Về năng lực:

- Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc, viết, nói và nghe; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động làm việc nhóm, chia sẻ, góp ý cho bài viết, bài nói của bạn.

- Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và văn học thông qua các nhiệm vụ học tập cụ thể về đọc, viết, nói, nghe.

3. Về phẩm chất:

- Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.

B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

PHẦN 1: ĐỌC

ĐỌC VĂN BẢN 1: LỜI TIỄN DẶN (2,5 tiết)

(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm như: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôn ngữ,…

- Phân tích được nỗi xót thương của chàng trai, nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái và khát vọng hạnh phúc, tình yêu chung thủy của đôi trai gái.

- Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản (sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, cách diễn tả tâm trạng nhân vật).

2. Năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

3. Phẩm chất: Biết yêu thương và trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- KHBD, SGK, SGV, SBT

- PHT

- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, video...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

ĐỌC VĂN BẢN 1: LỜI TIỄN DẶN(2,5 tiết)

(Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái)

1. Tổ chức

2. Kiếm tra bài cũ:

3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của Gv và Hs

Dự kiến sản phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Câu hỏi: Em đã học về truyện thơ Nôm ở lớp 9. Theo em, khi đọc một truyện thơ, chúng ta cần chú ý điều gì?

GV cho HS xem video clip bài “Thanh âm miền núi”.Tác giả Double 2T theo đường link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=wvCRry_VIxw&t=732s

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nghe GV yêu cầu, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Dân tộc Thái luôn tự hào cho rằng: “Hát Tiễn dặn lên, gà ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, chàng trai đi cày quên cày,.. Tại sao truyện thơ này lại làm say mê lòng người như vậy? Để tìm được câu trả lời chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu đoạn trích Lời tiễn dặn.

- HS chia sẻ những điều cần chú ý khi đọc một truyện thơ

+ Những yếu tố về hình thức: Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ; cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)

+ Những yếu tố về nội dung: Yếu tố miêu tả; Yếu tố tự sự; Ngôn ngữ thơ…

- HS nghe và xem video clip “Thanh âm miền núi”.

...............

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 4

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 5

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 6

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 7

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 8

Xem trong file tải về.

Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Bài 9

Xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục Dành cho giáo viên của Hoatieu.

Đánh giá bài viết
2 3.457
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm