Đề thi học kì 1 môn Sinh học 11 có đáp án mới nhất
Hoatieu xin chia sẻ bộ Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh có đáp án trong bài viết dưới đây. Đây là bộ đề kiểm tra sinh học 11 học kì 1 được Hoatieu tổng hợp có kèm theo đáp án chi tiết.
Với những đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh có đáp án này sẽ giúp các bạn học sinh sẽ có thêm những tài liệu ôn thi cuối kì môn Sinh học lớp 11 để củng cố kiến thức và đạt kết quả tốt nhất.
Bộ đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Sinh lớp 11
1. Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh - Đề số 1
1.1. Trắc nghiệm đề thi Sinh học 11 học kì 1
Câu 1: Tăng hệ số kinh tế của cây trồng bằng biện pháp
A. cung cấp nước đầy đủ.
B. bón phân.
C. chọn giống và bón phân.
D. tăng diện tích lá.
Câu 2: Thực vật nào sau đây có sự cộng sinh với vi khuẩn cố định nitơ ?
A. Bèo hoa dâu và rêu.
B. Bèo hoa dâu và cây bộ Đậu.
C. Phong lan và cây bộ Đậu.
D. Cây bộ Đậu và dương xỉ.
Câu 3: Hệ sắc tố quang hợp được phân bố ở đâu ?
A. Trên bề mặt của màng tilacôit.
B. Chất nền strôma.
C. Màng trong của lục lạp.
D. Xoang tilacôit.
Câu 4: Yếu tố nào sau đây trong tự nhiên có tác dụng ôxi hóa N2 của không khí thành nitrat ?
A. Các tia bức xạ mặt trời.
B. Sự tăng nhiệt của không khí.
C. Lượng CO2 thải ra nhiều do hô hấp của sinh vật và quá trình đốt cháy.
D. Sự phóng điện trong cơn giông.
Câu 5: Hình thức tiêu hóa nào sau đây là của sinh vật chưa có cơ quan tiêu hóa ?
A. Tiêu hóa ngoại bào bằng hệ tiêu hóa.
B. Tiêu hóa nội bào bằng không bào tiêu hóa.
C. Tiêu hóa nội bào và ngoại bào đồng thời.
D. Tiêu hóa nội bào ở các tế bào thành túi tiêu hóa.
Câu 6: Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn khác động vật ăn thịt là
A. Không có quá trình tiêu hóa cơ học ở miệng.
B. Có ruột tịt phát triển.
C. Dạ dày không có tuyến tiết dịch vị.
D. Ở ruột non, tiêu hóa hóa học mạnh hơn tiêu hóa cơ học.
Câu 7: Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật ăn thực vật được thể hiện ở
A. khoang miệng, thực quản.
B. thực quản, dạ dày.
C. khoang miệng, dạ dày.
D. khoang miệng, dạ cỏ.
Câu 8: Các tia sáng nào sau đây kích thích sự tổng hợp các axit amin, prôtêin?
A. Tia xanh tím.
B. Tia đỏ.
C. Tia vàng.
D. Tia cam.
Câu 9: Điều nào sau đây không phải là vai trò của quang hợp?
A. Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật.
B. Điều hòa không khí, giải phóng O2 và hấp thụ CO2.
C. Quang năng chuyển thành hóa năng là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
D. Tạo chất vô cơ, chất hữu cơ, tích lũy năng lượng.
Câu 10: Câu có nội dung đúng sau đây là
A. Trong các nhân tố môi trường thì nhiệt độ là nhân tố cơ bản nhất của quang hợp.
B. Cùng một cường độ chiếu sáng, tia đỏ có hiệu quả quang hợp cao hơn tia xanh tím.
C. Quang hợp ở cây xanh bắt đầu tăng khi nhiệt độ môi trường ở vào khoảng 25oC – 35oC.
D. Nguyên liệu trực tiếp cung cấp H+ cho phản ứng sáng trong quang hợp là NADPH.
Câu 11: Phát biểu có nội dung đúng sau đây là
A. Nguyên liệu của quang hợp là nước và khí cacbônic.
B. Quang hợp là phân giải chất hữu cơ nhờ năng lượng ánh sáng.
C. Trong quang hợp, cây xanh tổng hợp chất hữu cơ từ khí ôxi.
D. Một trong các sản phẩm của quang hợp là khí cacbônic.
Câu 12: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng ?
A. Có phiến lá mỏng.
B. Các khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng.
C. Có diện tích bề mặt lá lớn.
D. Có cuống lá.
Câu 13: Điểm bão hòa ánh sáng là
A. Cường độ ánh sáng tối đa để quang hợp đạt mức thấp nhất.
B. Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp đạt mức thấp nhất.
C. Cường độ ánh sáng tối đa để quang hợp đạt mức cao nhất.
D. Cường độ ánh sáng tối thiểu để quang hợp đạt mức cao nhất.
Câu 14: Vào buổi sáng sớm và buổi chiều, ánh sáng chứa nhiều
A. tia đỏ.
B. tia vàng.
C. tia tím.
D. tia xanh.
Câu 15: Nguyên tố nitơ được cây hấp thụ dưới dạng
A. N2
B. NH3
C. NO3- và NH4+
D. NO3-
Câu 16: Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất xảy ra theo chuỗi phản ứng nào ?
A. Chất hữu cơ → NH4+ → NH3 → NO3-.
B. NH4+ → Chất hữu cơ → NO3-.
C. Chất hữu cơ → NH4+ → NO3- → NO2-.
D. Chất hữu cơ → NH4+ → NO3-.
Câu 17: Cho phương trình tổng quát sau đây:
CO2 + H2O + năng lượng ánh sáng sắc tố C6H12O6 + O2
Quá trình liên quan đến phản ứng trên xảy ra ở:
A. Khí khổng.
B. Lục lạp.
C. Mạng lưới nội chất.
D. Tế bào nhu mô của lá.
Câu 18: Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là
A. tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn hơn.
B. có enzim tiêu hóa.
C. tiêu hóa các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
D. có lỗ thông để lấy thức ăn.
Câu 19: Năng suất cây trồng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nhịp điệu sinh trưởng của bộ máy quang hợp.
B. Khả năng quang hợp của giống cây trồng.
C. Khả năng tích lũy chất khô vào cơ quan kinh tế.
D. Thời gian sinh trưởng của cây dài hay ngắn.
Câu 20: Diệp lục hấp thụ được 6 màu trong quang phổ, nhưng nhiều nhất là ở các bức xạ
A. Đỏ và lục.
B. Đỏ và xanh tím.
C. Đỏ và lam.
D. Lam, xanh tím.
Câu 21: Tiêu hóa là quá trình
A. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
B. làm thay đổi thức ăn thành chất hữu cơ.
C. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
D. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
Câu 22: Nơi hấp thụ chủ yếu các chất dinh dưỡng (sản phẩm của quá trình tiêu hóa) là
A. ở miệng.
B. ở răng.
C. ở dạ dày.
D. ở ruột.
Câu 23: Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng?
A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng.
B. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng.
C. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng.
D. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng.
Câu 24: Năng suất kinh tế là:
A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
1.2. Phần tự luận đề thi sinh học 11 học kì 1
Câu 25: Phân biệt các con đường hô hấp ở thực vật bằng cách điền vào bảng dưới đây.
1.3. Đáp án đề thi học kì 1 sinh 11
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
D | B | A | D | B |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
B | C | A | D | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
A | C | C | A | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | B | A | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | |
C | D | A | D |
Câu 25.
Tiêu chí | Phân giải hiếu khí | Phân giải kị khí |
Điều kiện | Có oxi | Không có oxi |
Các giai đoạn | Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền electron hô hấp | Đường phân Lên men |
Năng lượng (ATP) | Nhiều, 1 phân tử glucoz tạo ra 38ATP | Ít , 1 phân tử glucoz tạo ra 2ATP |
2. Đề kiểm tra cuối kỳ môn Sinh học 11 - Đề số 2
2.1. Trắc nghiệm đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh
Câu 1. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?
A. Điều hoà nhiệt độ của không khí.
B. Tích luỹ năng lượng.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Tạo chất hữu cơ.
Câu 2. Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là:
A. Rượu êtylic + CO2.
B. Rượu êtylic + CO2 + Năng lượng.
C. Rượu êtylic + Năng lượng.
D. Axit lactic + CO2 + Năng lượng.
Câu 3. Máu chảy nhanh hay chậm trong mạch phụ thuộc vào :
A. Chênh lệch về nồng độ chất tan.
B. Huyết áp tại nơi đó.
C. Khoảng cách xa hay gần tim.
D. Tiết diện mạch máu và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn.
Câu 4. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?
A. Quá trình khử CO2
B. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.
C. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).
D. Quá trình quang phân li nước.
Câu 5. Manh tràng rất phát triển ở nhóm động vật nào sau đây ?
A. dê, cừu
B. trâu, bò
C. ngựa, thỏ
D. chuột, cừu
Câu 6. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.
B. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích.
C. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích.
D. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích.
Câu 7. Khí khổng của cây xương rồng sống trong sa mạc đóng mở như thế nào?
A. Mở ban ngày, đóng ban đêm.
B. Đóng ban ngày, đóng ban đêm.
C. Mở cả ngày lẫn đêm
D. Đóng ban ngày, mở ban đêm.
Câu 8. Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun dẹt) có hình thức hô hấp nào ?
A. hô hấp bằng hệ thống ống khí
B. hô hấp qua bề mặt cơ thể
C. hô hấp bằng mang
D. hô hấp bằng phổi
Câu 9. Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?
A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.
B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.
C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.
D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.
Câu 10. Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng đất
B. Hướng nước
C. Hướng tiếp xúc
D. Hướng sáng
Câu 11. Quá trình tiêu hóa cỏ của trâu, dạ dày nào tiết ra pepsin và HCl ?
A. Dạ múi khế
B. Da cỏ
C. Dạ tổ ong
D. Dạ lá sách
Câu 12. Sự sinh trưởng của cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau dẫn tới?
A. Cây mọc vống lên, lá màu vàng úa.
B. Cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau thì sinh trưởng không giống nhau.
C. Cây mọc cong về phía ánh sáng, lá màu xanh nhạt.
D. Cây mọc thảng đều, lá màu xanh lục.
Câu 13. Sự tiêu hóa ở dạ dày tổ ong diễn ra như thế nào ?
A. hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
B. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết enzim tiêu hóa xelulozơ
C. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa
D. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại
Câu 14. Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
A. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 15. Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra:
A. 34 ATP.
B. 32 ATP.
C. 36 ATP.
D. 38ATP.
Câu 16. Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là :
A. huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường→ thụ thể áp lực ở mạch máu.
B. huyết áp bình thường → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu.
C. huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực ở mạch máu→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường.
D. huyết áp tăng cao → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực mạch máu → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực ở mạch máu.
Câu 17. Cho các mạch máu
(1) Động mạch chủ , (2) Mao mạch, (3) Tĩnh mạch chủ ,
(4) Tĩnh mạch ruột , (5) Tĩnh mạch cổ
Vận tốc máu chảy từ nhanh đến chậm theo thứ tự là :
A. 1 → 3 → 5 → 4 → 2.
B. 1 → 2 → 5 → 4 → 3.
C. 1→ 2 → 5 → 3 → 4.
D. 1 → 3 → 4 → 5 → 2.
Câu 18. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?
(1) Lực co tim , (2) Nhịp tim , (3) Độ quánh của máu
(4) Khối lượng máu , (5) Số lượng hồng cầu , (6) Sự dàn hổi của mạch máu
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4) và (6)
B. (1), (3), (4), (5) và (6)
C. (1), (6), (3), (4) và (5)
D. (1), (2), (3), (5) và (6)
Câu 19. Cây thích ứng với môi trường của nó bằng?
A. Thay đổi cấu trúc tế bào.
B. Hướng động và ứng động.
C. Sự tổng hợp sắc tố.
D. Đóng khí khổng, lá cụp xuống.
Câu 20. Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau một thời gian ngọn cây mọc vươn về phía có ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?
A. Hướng gió
B. Hướng sáng âm
C. Hướng hóa
D. Hướng sáng dương
Câu 21. Mạch gỗ gồm các bộ phận nào?
A. Tế bào thải dịch.
B. Quản bào và mạch ống.
C. Tế bào biểu bì và tế bào thải dịch.
D. Quản bào và các tế bào thải dịch.
Câu 22. Tế bào khí khổng phân bố chủ yếu ở đâu?
A. Mép lá.
B. Mặt trên lá.
C. Mặt dưới lá.
D. Cả mặt trên và mặt dưới.
Câu 23. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
A. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm.
B. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
C. Cơ quan sinh sản.
D. Các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu…
Câu 24. Một ứng động diễn ra ở cây là do?
A. Tác nhân kích thích không định hướng.
B. Tác nhân kích thích định hướng.
C. Tác nhân kích thích một phía.
D. Tác nhân kích thích của môi trường
Câu 25. Ở người trưởng thành, nhịp tim thường vào khoảng
A. 65 lần/phút.
B. 75 lần/phút.
C. 95 lần/phút.
D. 85 lần/phút.
Câu 26. Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ?
A. Phicobilin.
B. Xantôphin .
C. Carôtênôit.
D. Diệp lục b.
Câu 27. Côn trùng có hình thức hô hấp nào ?
A. hô hấp bằng mang
B. hô hấp bằng phổi
C. hô hấp qua bề mặt cơ thể
D. hô hấp bằng hệ thống ống khí
Câu 28. Động lực của dòng mạch gỗ là sự phối hợp của các lực nào?
A. Áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá.
B. Áp suất rễ, áp suất thẩm thấu, lực hút do thoát hơi nước ở lá.
C. Áp suất rễ, áp suất thẩm thấu giữa cơ quan cho (lá) và cơ quan nhận (rễ), lực đẩy từ rễ lên thân.
D. Áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Câu 29. Nhiều loài cây trên cạn thường có mật độ khí khổng ở mặt trên lá ít hơn so với mặt dưới . Vì sao?
A. Mặt trên của lá thường có lớp cutin dày, khó thoát hơi nước.
B. Mặt dưới có lớp cutin dày, nên cây cần khí khổng nhiều để thoát nước.
C. Mặt trên cần nhận ánh sáng và dễ mất hơi nước hơn mặt dưới.
D. Mặt dưới của lá dễ thoát hơi nước hơn mặt trên.
Câu 30. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất ?
A. phổi và da của ếch nhái
B. da của giun đất
C. phổi của chim
D. phổi của bò sát
Câu 31. Tế bào rễ của loại cây nào có áp suất thẩm thấu cao nhất?
A. Cây chịu được đất chua.
B. Cây chịu mặn.
C. Cây thủy sinh.
D. Cây chịu hạn.
Câu 32. Tính hướng động của thân và rễ cây đều tùy thuộc vào tác dụng của auxin. Vây tại sao thân lại hướng đất âm còn rễ lại hướng đất dương?
A. Vì auxin phân bố không đồng đều, nhiều ở mặt dưới của thân và mặt trên của rễ
B. Vì auxin phân bố không đồng đều, ít ở mặt dưới của thân và nhiều ở mặt trên của rễ
C. Vì auxin phân bố không đồng đều, nhiều ở mặt dưới của thân và ít mặt trên của rễ
D. Vì auxin phân bố đồng đều ở thân và ở rễ đều ít
2.2. Đáp án đề thi cuối kì 1 môn Sinh học 11
3. Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 11 môn Sinh học - Đề số 3
3.1. Trắc nghiệm đề kiểm tra Sinh học học kì 1 lớp 11
Câu 1: Các phát biểu sau về hệ tuần hoàn
1-Tim hoạt động tự động là nhờ trung ương thần kinh điều khiển.
2-Hệ tuần hoàn côn trùng vận chuyển khí và dinh dưỡng, chất bài tiết.
3-Lớp thú có 2 vòng tuần hoàn.
4-Máu mao mạch có vận tốc lớn nhất.
5-Huyết áp ở tĩnh mạch chủ là lớn nhất trong cơ thể.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.
A. Dạ dày đơn.
B. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ.
C. Manh tràng phát triển.
D. Ruột ngắn.
Câu 3: Vận tốc máu là:
A. Áp lực máu tác động lên thành mạch.
B. tổng tiết diện của mạch máu.
C. Tốc độ di chuyển của hồng cầu.
D. Tốc độ máu chảy trong mạch trong một đơn vị thời gian.
Câu 4: Các phát biểu sau về hô hấp động vật
1-Côn trùng hô hấp bằng ống khí phân nhánh tới tận tế bào.
2-Chim có quá trình hô hấp kép( khí hít vào và thở ra qua phổi đều giàu oxi).
3-Con người là loài hô hấp hiệu quả nhất trên cạn.
4-Cá có 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí.
5- Cá voi hô hấp bằng phổi, Cào cào hô hấp bằng hệ thống ống khí trong phổi.
Số phát biểu sai là:
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5: Điều nào sau đây là không đúng khi nói tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa
A. Thức ăn trong ống tiêu hóa theo 1 chiều.
B. Dạ dày là nơi hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu.
C. Quá trình biến đổi thức ăn xảy ra ở ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào.
D. Khi qua ống tiêu hóa thức ăn được biến đổi cơ học và hóa học
Câu 6: Chất khoáng quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất cây trồng?
A. 80 – 85%.
B. 90 – 95%.
C. 5-10%.
D. 85 – 90%.
Câu 7: Áp suất rễ là:
A. áp suất thẩm thấu của tế bào rễ.
B. lực đẩy nước từ rễ lên thân.
C. độ chênh lệch áp suát thẩm thấu tế bào lông hút với nồng độ dung dịch đất.
D. lực hút nước từ đất vào tế bào lông hút.
Câu 8: Dạng nitơ nào cây có thể hấp thụ được?
A. NO2- và N2.
B. NO2- và NH4+.
C. NO2- và NO3-.
D. NO3- và NH4+.
Câu 9: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu bằng con đường:
A. qua lớp cutin.
B. qua lớp biểu bì.
C. qua khí khổng.
D. qua mô giậu.
Câu 10: Ở cây, nguyên tố khoáng chủ yếu lấy từ:
A. Không khí.
B. các phản ứng trong cây.
C. Đất.
D. ánh sáng.
Câu 11: Sắc tố quang hợp (diệp lục) hòa tan hoàn toàn trong môi trường
A. nướC.
B. muối NaCl.
C. HCl.
D. cồn 900.
Câu 12: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?
A. Ở tilacôit.
B. Ở màng ngoài.
C. Ở màng trong.
D. Ở chất nền.
Câu 13: Sắc tố quang hợp nào sau đây thuộc nhóm sắc tố chính?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục và carôtênôit.
C. Diệp lục a và carôten.
D. Diệp lục a và xantôphyl.
Câu 14: Phổi của chim có cấu tạo khác với phổi của các động vật trên cạn khác như thế nào?
A. Có nhiều ống khí.
B. Có nhiều phế nang.
C. Phế quản phân nhánh nhiều.
D. Khí quản dài.
Câu 15: Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?
A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B. Vì mạch rộng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C. Vì mạch máu ngắn dần, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D. Vì thành bền vững, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 16: Sản phẩm quá trình hô hấp hiếu khí:
A. CO2, H2O, O2.
B. O2, H2O, năng lượng.
C. CO2, O2, năng lượng.
D. CO2, H2O, năng lượng.
Câu 17: Nước và ion khoáng được hấp thụ vào mạch gỗ của rễ qua con đường nào?
A. Con đường qua chất nguyên sinh, tế bào chất.
B. Con đường qua chất nguyên sinh, gian bào.
C. Con đường qua thành tế bào, không bào.
D. Con đường qua không bào, gian bào.
Câu 18: Một chu kỳ tim của người trưởng thành bình thường là 0,8 giây. Thời gian làm việc của tâm thất trong một ngày (24h) là bao nhiêu ?
A. 21h.
B. 15h.
C. 5h.
D. 9h
Câu 19: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?
A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 20: Các phát biểu sau về tiêu hóa động vật
1-Động vật có túi tiêu hóa thì tiêu hóa ngoại bào trước, tiêu hóa nội bào sau.
2-Động vật ăn thực vật có manh tràng phát triển.
3-Nguồn protein cung cấp chủ yếu cho trâu bò là cỏ.
4-Ruột non là là bộ phận tiêu hóa hóa học quan trọng nhất.
5-Dạ dày động vật ăn thịt có tiêu hóa cơ học và hóa học.
Số phát biểu đúng là:
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
3.2. Tự luận đề kiểm tra Sinh học 11 học kì 1
Câu 1: Nêu đặc điểm, cơ chế, vai trò của hướng sáng và hướng trọng lực ở thực vật.
Câu 2:
A. Vì sao ăn mặn không tốt cho sức khỏe?
B. Sau bữa ăn thành phần máu trước khi qua gan có gì khác so với thành phần máu sau khi qua gan ? giải thích?
3.3. Đáp án làm bài đề thi sinh học 11 kì 1
I. Trắc nghiệm:
II. Tự luận:
Câu 1:
Hướng sáng | Hướng trọng lực | |
Đặc điểm | Rễ cây hướng sáng âm Thân, ngọn cây hướng sáng dương | Rễ cây hướng sáng dương Thân, ngọn cây hướng sáng âm |
Cơ chế | auxin phân bố không đồng đều, nhiều ở mặt dưới của thân và mặt trên của rễ | |
Vai trò | Giúp cây hướng tới nguồn ánh sáng | Giúp rễ cây cắm sâu xuống đất, thân cây vươn lên khi cây bị đổ… |
Câu 2:
a. Vì ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào với ion natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào các tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch,gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp
b. Gan là nơi tích luỹ glucose dưới dạng glicogen.
Sau bữa ăn nồng độ glucose trong máu cao, các chất dinh dưỡng được đi vào máu qua lông ruột, đổi vào tĩnh mạch ruột → tĩnh mạch cửa gan → gan: chuyển hoá glucose → glicogen → máu đổ vào tĩnh mạch chủ bụng
Máu sau khi đi qua gan có nồng độ glucose thấp hơn so với máu trước khi đi vào gan vì gan đã chuyển hoá glucose → glicogen, giữ cho nồng độ glucose ở mức ổn định.
Trên đây là tổng hợp các đề thi sinh học 11 học kì 1 mới nhất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các bài tập khác trong chương trình Lớp 11 mảng Học tập nhé.
Các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa? để thảo luận học tập và giải đáp bất cứ điều gì chưa hiểu nhé, thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ rất tận tình.
- Chia sẻ:Lê Diệu Linh
- Ngày:
Tham khảo thêm
Viết một bài phóng sự ngắn mang tính thời sự lớp 11
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 có đáp án
Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất?
Đề thi học kì 1 môn kinh tế pháp luật lớp 11 năm học 2023 - 2024 có đáp án
Ở người trưởng thành nhịp tim thường vào khoảng
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vấn đề tìm kiếm việc làm có gì khác với trước đây khi nền kinh tế nước ta còn tình trạng bao cấp?
Gợi ý cho bạn
-
Hãy nêu những ví dụ thể hiện dân chủ và thể hiện không dân chủ mà em biết
-
Nhận xét nhan đề Một cây bút và một quyển sách có thể thay đổi thế giới
-
Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc?
-
Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?
-
Một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là gì?
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Lớp 11
Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần?
Có nên tháo yếm xe máy khi sử dụng? Tại sao?
Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta
Trước tình hình Đông Nam Á cuối thế kỷ 19 các nước thực dân phương Tây đã có hành động gì?
Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ đã học ngắn gọn