Đề thi Giáo dục công dân 8 giữa kì 2 Cánh Diều (có ma trận, đáp án)

Đề thi Giáo dục công dân lớp 8 giữa kì 2 sách Cánh Diều dưới đây bao gồm tổng hợp mẫu đề kiểm tra giữa kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 8 có ma trận, bản đặc tả ma trận đề thi và gợi ý đáp án chi tiết. Đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô và các em học sinh trong kì thi giữa kì 2 sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra môn GDCD lớp 8 giữa kì 2 Cánh Diều 2024, mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi Giáo dục công dân lớp 8 giữa kì 2 sách Cánh Diều

1. Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Cánh Diều 2024

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 7:

Xác định mục tiêu cá nhân

2

0

6

0

4

0

0

1

12

1

4,0

Bài 8:

Lập kế hoạch chi tiêu

2

1

6

0

4

0

0

0

12

1

6,0

Tổng số câu TN/TL

4

1

12

0

8

0

0

1

24

2

10,0

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

2. Bản đặc tả ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Cánh Diều

Xem trong file tải về.

3. Đề thi giữa kì 2 lớp 8 môn Giáo dục công dân sách Cánh Diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Mục tiêu dưới 3 tháng được gọi là gì?

A. Mục tiêu hữu hạn

B. Mục tiêu trung hạn

C. Mục tiêu ngắn hạn

D. Mục tiêu dài hạn

Câu 2 (0,25 điểm). Có bao nhiêu bước để lập kế hoạch chi tiêu?

A. 2 bước

B. 3 bước

C. 4 bước

D. 5 bước

Câu 3 (0,25 điểm). Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…) trong khái niệm sau đây: “….. là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định”.

A. Mục tiêu cá nhân.

B. Mục tiêu phấn đấu.

C. Kế hoạch cá nhân.

D. Năng lực cá nhân.

Câu 4 (0,25 điểm). Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

A. Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng

B. Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm

C. Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích

D. Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc

Câu 5 (0,25 điểm). “Xác định các khoản cần chi” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

A.Bước thứ nhất

B. Bước thứ hai

C. Bước thứ ba

D.Bước thứ tư

Câu 6 (0,25 điểm). Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A.Định hướng cho hoạt động của con người.

B. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân.

C. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động.

D. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân.

Câu 7 (0,25 điểm). Cho các dữ liệu sau:

(1) Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.

(2) Xác định các khoản cần chi.

(3) Thiết lập quy tắc thu, chi.

(4) Thực hiện kế hoạch chi tiêu.

(5) Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Em hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo đúng trình tự các bước lập kế hoạch chi tiêu.

A. (5) => (4) => (3) => (2) => (1).

B. (4) => (1) => (5) => (3) => (2).

C, (1) => (2) => (3) => (4) => (5).

D. (2) => (5) => (1) => (4) => (3).

Câu 8 (0,25 điểm). Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây?

A. Cụ thể.

B. Phi thực tế.

C. Thiếu tính khả thi.

D. Không đo lường được.

Câu 9 (0,25 điểm). Học sinh cần phải lưu ý vấn đề gì khi xác định mục tiêu cá nhân?

A. Đặt mục tiêu vượt quá khả năng thực hiện.

B. Không cần xác định lộ trình thực hiện mục tiêu.

C. Mục tiêu cần cụ thể và phù hợp với khả năng.

D. Không cần lập kế hoạch thực hiện mục tiêu.

Câu 10 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.

B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.

C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.

D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

Câu 11 (0,25 điểm). Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

A. Cân bằng được tài chính.

B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.

C. Thực hiện được tiết kiệm.

D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

Câu 12 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí?

A. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả.

B. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả.

C. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất.

D. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất.

Câu 13 (0,25 điểm). Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào?

A. Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai

B. Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân

C. Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn

D. Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại

Câu 14 (0,25 điểm). Thói quen chi tiêu nào dưới đây không hợp lí?

A. Xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

B. Chỉ chi tiêu cho những việc thực sự cần thiết.

C. Chỉ chọn mua những đồ giá rẻ, chất lượng thấp.

D. Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

Câu 15 (0,25 điểm). Tiêu chí “có thời hạn cụ thể” trong việc xác định mục tiêu cá nhân được hiểu như thế nào?

A. Mỗi mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.

B. Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

C. Mục tiêu có thể định lượng, đo lường được.

D. Mỗi mục tiêu cần có một kết quả cụ thể.

Câu 16 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Đầu năm học, T quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. T đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, T thực hiện rất tốt, nhưng sau đó T chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đề ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. Bạn T tự nhủ, cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, khối lượng bài tập quá nhiều khiến T không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, T có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm. Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

B. Trách móc, phê bình T gay gắt vì đã có thái độ chủ quan.

C. Khuyên T kiên trì, thiết lập lại kế hoạch học tập phù hợp.

D. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

Câu 17 (0,25 điểm). Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,…?

A.Năng lực thực hiện.

B. Thời gian thực hiện.

C. Khả năng thực hiện.

D. Lĩnh vực thực hiện.

Câu 18 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây đã chi tiêu, sử dụng tiền chưa hợp lí?

A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.

B. Anh K dùng 40% số tiền hiện có để chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu.

C. Mỗi tháng, chị V tiết kiệm 1 triệu đồng để dự phòng rủi ro phát sinh.

D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

Câu 19 (0,25 điểm). Bạn C (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn C thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu ngắn hạn.

B. Mục tiêu sức khỏe.

C. Mục tiêu tài chính.

D. Mục tiêu sự nghiệp.

Câu 20 (0,25 điểm). Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra

B. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí

C. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu

D. Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo

Câu 21 (0,25 điểm). Bạn P học lớp 8A. Bạn P có thân hình khá gầy nên thường bị các bạn trong lớp trêu chọc. P cảm thấy buồn và quyết tâm thay đổi. Bạn P đặt mục tiêu sẽ cải thiện sức khỏe và hình thể của bản thân sau 6 tháng. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn P thuộc loại mục tiêu nào sau đây?

A. Mục tiêu học tập.

B. Mục tiêu sức khỏe.

C. Mục tiêu sự nghiệp.

D. Mục tiêu tài chính.

Câu 22 (0,25 điểm). Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

A. Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn

B. Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần

C. Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho

D. Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học

Câu 23 (0,25 điểm). L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?

A. L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt

B. L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu

C. Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết

D. L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân

Câu 24 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi: Vào kì nghỉ hè năm lớp 8, bạn T có rất nhiều ý tưởng cho những ngày nảy. T dự định sẽ đăng kí học đàn ghi-ta và tự học vẽ tranh trên mạng Internet. Nghĩ là làm, T đăng kí tham gia học đàn và tự học vẽ. Nhưng học được một thời gian ngắn, T cảm thấy chán nản và không biết mình học để làm gì. Nếu là bạn thân của T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A.Khuyên T kiên trì, thiết lập lại mục tiêu cá nhân phù hợp.

B. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.

C. Khuyên T từ bỏ mục tiêu vì cố gắng cũng không đạt được.

D. Phê bình T gay gắt vì bạn đã lãng phí thời gian và tiền bạc.

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Em hãy nêu lí do cần phải lập kế hoạch chi tiêu.

b. Để lập kế hoạch chi tiêu, chúng ta cần thực hiện như thế nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi: Hai bạn N và Y thảo luận, N cho rằng nhiệm vụ của học sinh đương nhiên là phải học tập tốt nên không cần đặt mục tiêu cho việc học. Y lại cho rằng học sinh vẫn cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho việc học, ngoài ra còn cần có những mục tiêu cho các lĩnh vực khác của cuộc sống như sức khỏe, tài chính, ...

Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Hãy giải thích lí do vì sao.

Đáp án chi tiết mời các bạn xem trong file tải về.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 8 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 293
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi