9 Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức 2024 (Có đáp án, ma trận)
Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức được HoaTieu.vn chia sẻ trong bài viết này là Bộ Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức có ma trận, đáp án chi tiết, giúp các bạn HS ôn tập hiệu quả để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra cuối năm học 2023-2024. Bộ đề thi này sẽ là nguồn tài liệu vô cùng phong phú bổ sung vào kho đề thi của giáo viên, giúp thầy cô biên soạn đề kiểm tra, đề ôn tập cho các em nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các bạn tải miễn phí TOP 9 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức có đáp án tại bài viết sau.
TOP 9 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
I. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức số 1
1. Ma trận Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức
NỘI DUNG | Số điểm | MỨC 1 | MỨC 2 | MỨC 3 | Tổng điểm | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
1. Đọc thành tiếng | 5 | |||||||
2. Phần đọc hiểu, sử dụng từ và câu (25 phút) a, Phần đọc hiểu(2,5 điểm) | ||||||||
- Xác định thông tin hoặc chi tiết Số câu quan trọng trong bài | Số câu Câu số Số điểm | 2 1,2 1,0 | 2 1,2 1,0 | |||||
- Liên hệ đơn giản chi tiết trong bài với bản thân hoặc với thực tế cuộc sống | Số câu Câu số Số điểm | 1 7 0,5 | 1 7 0,5 | |||||
- Giải quyết vấn đề dựa trên nội dung bài đọc | Số câu Câu số Số điểm | 1 4 0,5 | 1 10 0,5 | 2 4;10 1,0 | ||||
b. Phần sử dụng từ và câu (2,5 điểm) | ||||||||
- Biết tìm vốn từ theo chủ điểm: từ chỉ sự vật, hoạt động, từ chỉ đặc điểm, từ có nghĩa giống nhau - Biện pháp so sánh | Số câu Câu số Số điểm | 1 6 0,5 | 1 5 0,5 | 2 5; 6 1,0 | ||||
- Biết công dụng của dấu câu, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu phẩy. - Đặt và xác định câu theo mẫu: Câu kể; câu cảm, câu hỏi câu khiến. | Số câu Câu số Số điểm | 1 3 0,5 | 1 8 0,5 | 1 9 0,5 | 3 3;8;9 1,5 | |||
Cộng | Số câu Số điểm | 3 1,5 | 1 0,5 | 1 0,5 | 2 1,0 | 1 0,5 | 2 1,0 | 10 5,0 |
2. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức
Trường Tiểu học:...................... | Thứ ... ngày … tháng .... năm..... KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 |
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
II. Đọc hiểu (5 điểm)
1. Đọc thầm câu chuyện sau
Chú dế sau lò sưởi
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng dưng, hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…” Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Đây đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:
- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?
Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.
Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây và làm bài tập theo yêu cầu.
Câu 1. (0.5 điểm) Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?
A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ
B. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh
C. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi
D. Tiếng kèn vang vọng bên tai cậu.
Câu 2. (0.5 điểm) Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?
A. Trở thành người ca sĩ
B. Trở thành người nhạc sĩ
C. Trở thành người nhạc công.
D. Trở thành họa sĩ
Câu 3. (0.5 điểm) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:
- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?
A. Dẫn lời nói trực tiếp.
B. Dẫn lời đối thoại.
C. Dùng để liệt kê.
D. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 4. (0.5 điểm) Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo? (0.5 điểm)
A. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.
B. Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
C. Chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo
D. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên.
Câu 5. (0.5 điểm) Tìm trong câu sau từ chỉ hoạt động:
Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
A. Chú dế
B. Nhạc sĩ
C. Biết ơn
D. Sau này
Câu 6. (0.5 điểm) Tìm từ có nghĩa giống với từ biết ơn, đặt câu với từ em vừa tìm được.
Câu 7. (0.5 điểm) Qua câu chuyện Chú dế bên lò sưởi em có ước mơ gì? Ghi lại ước mơ của em.
Câu 8. Em hãy đặt cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da?.
Câu 9.(0.5 điểm) Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong mẩu chuyện sau:
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi ( ) Một lần, em hỏi bố:
( ) Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?
( ) Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp ( )
Câu 10. (0.5 điểm) Giả sử em ước mơ thành bác sĩ, em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? Viết 2 câu nói về điều đó.
B. Kiểm tra viết chính tả và viết đoạn văn
I. Chính tả (nghe – viết) (4 đ)
GV đọc cho hs viết đoạn văn sau:
Nhà rông (từ đầu … đến cuộc sống no ấm)
Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.
Bài tập (1 điểm)
1) Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả
a) Chiếc áo có màu xanh ra trời
b) Bác ngư dân có làn gia rám nắng.
c) Mẹ ra đồng từ sáng sớm.
2) Điền ch /tr
..uyền bóng, ...uyền hình,
cây ...e , mái ...e
II. Viết đoạn văn ( 4,0 đ)
Hãy viết đoạn văn kể về ước mơ của em, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?
3. Đáp án đề thi kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt 3 KNTT
I. PHẦN ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Đọc đúng tiếng, tốc độ tối thiểu: 60 tiếng/1phút, trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 5 điểm (đọc sai 2 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ câu chưa đúng ở dấu câu trừ: 0,25 điểm)
Trả lời sai ý câu hỏi do GV nêu trừ 0,5điểm.
2. Đọc hiểu: (5 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | A | A | C |
Câu 6. Tìm tìm được từ có nghĩa giống với từ biết ơn: nhớ ơn, ghi ơn, tri ân..., đặt được câu với từ em vừa tìm được. (0.5 điểm)
Câu 7. HS ghi lại ước mơ của mình theo yêu cầu.(0.5 điểm)
Câu 8. HS đặt được câu cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da.(0.5 điểm)
Câu 9. Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp .(0.5 điểm)
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố:
- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?
- Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp.
Câu 10. HS Viết được 2 câu nói về ước mơ thành bác sĩ .(0.5 điểm)
II. PHẦN VIẾT
Chính tả: (4 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đảm bảo tốc độ (4đ)
- Mỗi 2 lỗi chính tả (âm đầu, vần, thanh viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 đ
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn...trừ 0,5 điểm toàn bài.
Bài tập
1. Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả. (0.5 điểm)
c) Mẹ ra đồng từ sáng sớm.
2) Điền ch /tr. (0.5 điểm)
chuyền bóng, truyền hình, cây tre, mái che.
3. Tập làm văn: (4 điểm)
Yêu cầu.
- Bài viết đúng thể loại, nội dung, yêu cầu của đề bài.
- Viết đúng trọng tâm đề, biết cách dùng từ ngữ, dùng hình ảnh so sánh, dùng từ gợi tả, ...
- Diễn đạt tốt, mạch lạc.
- Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
- Bài viết đạt được yêu cầu trên 4 điểm
(Tùy theo mức độ đạt được của bài viết về nội dung, hình thức diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, chính tả mà giáo viên chấm điểm phù hợp).
II. Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức số 2
1. Đề đọc hiểu Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 KNTT
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (NH 20... - 20...)
MÔN TIẾNG VIỆT (ĐỌC) - LỚP 3
A. Đọc hiểu
Thời gian làm bài: 40 phút
Đọc thầm bài văn sau:
Chợ nổi Cà Mau
Đứng trên chiếc cầu đoạn cuối sông Gành Hào, nhìn về phía mặt trời mọc, có thể thấy một dãy ghe dập dờn xao động cả mặt sông, những cái chân vịt gác chổng lên loang loáng dưới ánh mặt trời. Đó là chợ nổi Cà Mau quê tôi.
Chợ họp lúc bình minh lên đẹp đẽ, tinh khiết, trong ngần. Sương đọng trên chiếc mùng giăng trên mui ghe của đám trẻ con ngủ vùi, ngủ nướng rồi lảng bảng tan cho một ngày buôn bán bận rộn bắt đầu. Người bán, người mua trùng trình trên sóng nước. Chủ ghe tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm.
Chợ nổi Cà Mau chỉ tập trung bán buôn rau, trái miệt vườn. Không cần ghé vào từng ghe để xem mà chỉ cần nhìn cái nhánh cây thon, dài buộc ở đầu ghe, trên cây treo gì thì ghe bán thức ấy. Lúc la lúc lỉu trông lạ vậy, nhưng đó là tiếng chào mời không lời. Nhìn cái nhánh cây thon, dài ấy, ta khó cầm lòng được với cái màu đỏ thanh tao của đu đủ chín cây, đỏ au au của chùm chôm chôm, vàng ươm của dứa, xoài, nâu đất của me chín, xanh non của mướp, tím lịm của cà…
Giữa chợ nổi Cà Mau, ngập tràn hồn tôi cái cảm giác như gặp được những khu vườn của miệt sông Tiền, sông Hậu, như nhìn thấy những rẫy khóm, rẫy mía miên man dọc triền sông Trẹm quê mình.
Theo NGUYỄN NGỌC TƯ
…./ 6đ Câu 1: .../0.5đ Câu 2: .../0.5đ Câu 3: .../0.5đ
Câu 4: .../0.5đ
Câu 5: .../0.5đ Câu 6: .../1đ
Câu 7: .../1đ
Câu 8: .../0.5đ Câu 9: .../1đ | Dựa vào nội dung bài đọc “Chợ nổi Cà Mau” hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 5) và thực hiện các bài tập (từ câu 6 đến câu 9) Chợ nổi Cà Mau họp trong khoảng thời gian nào? A. Hoàng hôn buông xuống. B. Bình Minh lên. C. Buổi tối. Chủ ghe làm gì vào sáng sớm ? A. Ăn sáng để chuẩn bị đi bán hàng. B. Tất bật bày biện hàng hóa tươi tắn và tinh tươm. C. Tất bật bày biện hàng hóa gọn ghẽ, tươi tắn và tinh tươm. Chợ nổi Cà Mau tập chung bán gì ? A. Buôn bán rau, trái miệt vườn. B. Quần áo, đồ gia dụng. C. Hoa, trái miệt vườn. Chùm chôm chôm được tác giả miêu tả như thế nào? A. Rất ngon. B. Màu đỏ chót. C. Màu đỏ au au. Chợ nổi được họp ở đâu? A. Trên đất liền. B. Trên sông. C. Trên thuyền. Chợ nổi gợi cho tác giả cảm giác điều gì? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Tìm và viết lại các từ chỉ đặc điểm, từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. a. Từ chỉ đặc điểm:…………………………………………………………………….. b. Từ chỉ hoạt động:……………………………………………………………………. Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh trong câu thơ dưới đây: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan Hồ Chí Minh Đặt một câu cầu khiến để mượn bạn một quyển sách: ………………………………………………………………………………………………. |
II. Nghe- viết: (Thời gian 15 phút ) (5đ)
Bài “ Sông nước Cà Mau” học sinh viết tựa bài và đoạn “ Càng đổ dần … hơi gió muối.” Theo Đoàn Giỏi.
III. Viết: (Thời gian 25 phút) (5đ)
Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.
*Gợi ý:
- Quê hương/nơi em sinh sống ở đâu?
- Em yêu nhất cảnh đẹp gì ở quê hương/nơi em sinh sống?
- Cảnh đẹp đó có gì đáng nhớ?
- Tình cảm của em với cảnh đẹp đó như thế nào?
2. Đề đọc thành tiếng học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt KNTT
Đề 1:
1. Đọc đoạn văn sau:
Ngày gặp lại
Có tiếng gọi ngoài cổng. Chi nhìn ra, thấy Sơn giơ chiếc diều rất xinh, vẫy rối rít:
- Cho cậu này.
Chi mừng rỡ chạy ra. Sơn về quê từ đầu hè, giờ gặp lại, hai bạn có bao nhiêu chuyện. Sơn kể ở quê, cậu được theo ông bà đi trồng rau, câu cá. Chiều chiều, cậu thường cùng bạn thả diều. Khi diều lên cao, cậu nằm lăn ra bãi cỏ ngắm trời. Cánh diều đứng im như ngủ thiếp đi trên bầu trời xanh.
Minh Dương
2.Trả lời câu hỏi:
- Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn.
- Sơn đã có những trải nghiệm gì trong mùa hè?
Đề 2:
1. Đọc đoạn văn sau:
Mùa hè bất tận
Sớm nay em thức dậy Trời sáng tự bao giờ Mùa hè kì lạ chưa Mặt trời ưa dậy sớm. ----------------------------- Nắng cho cây chóng lớn Cho hoa lá thêm màu Cho mình chơi thật lâu Ngày hè dài bất tận.
| Buổi chiều trôi thật chậm Mặt trời mải rong chơi Đủng đỉnh mãi chân trời Mà vẫn chưa lặn xuống. ----------------------------- Mùa hè thật sung sướng Có nắng lại có kem Có những cơn gió êm Và ngày dài lấp lánh. Nguyễn Quỳnh Mai
|
2. Trả lời câu hỏi:
- Mặt trời mùa hè có gì lạ?
- Vì sao bạn nhỏ thấy “mùa hè thật sung sướng”?
Đề 3:
1. Đọc đoạn văn sau:
Trường em
Sáng nay em đi học Bình minh nắng xôn xao Trong lành làn gió mát Mơn man đôi má đào. ----------------------------- Lật từng trang sách mới Chao ôi là thơm tho Này đây là nương lúa Dập dờn những cánh cò.
| Bao nhiêu chuyện cổ tích Cũng có trong sách hay Cô dạy múa, dạy hát Làm đồ chơi khéo tay. ----------------------------- Giờ ra chơi cùng bạn Em náo nức nô đùa Khi mệt lại túm tụm Cùng vẽ tranh say sưa. Phạm Anh Xuận
|
B.Trả lời câu hỏi
- Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh như thế nào?
- Tìm những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn trong giờ ra chơi.
Đề 4:
1. Đọc bài thơ sau:
Thư viện
Thầy hiệu trưởng nói:
- Đây là thư viện của các em. Các em có thể đọc bất kì quyển sách nào có ở đây. Cứ thoải mái vào thư viện khi nào thấy thích. Nếu muốn, các em có thể mượn sách về nhà đọc. Nhưng đọc xong thì phải trả lại nhé. Nếu ở nhà có sách gì các em muốn bạn khác cùng đọc, hãy mang đến đây. Bây giờ thì đọc thật nhiều sách vào.
Thế là tất cả các học sinh có mặt ở đó đều cùng vào thư viện.
Theo Tốt-tô-chan, cô bé bên cửa sổ
2.Trả lời câu hỏi:
- Thầy hiệu trưởng đã dặn các bạn học sinh làm những việc gì?D
Đề 5:
1. Đọc bài thơ sau:
Người bạn trong nhà
Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên nhà tôi có một chú chó nhỏ. Buổi sáng hôm đó, tôi nghe tiếng cào khẽ vào cửa phòng. Mở cửa ra, tôi nhìn thấy một chú chó con. Nó tuyệt xinh: lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt. Nó rúc vào chân tôi, nức lên những tiếng khe khẽ trong cổ, cái đuôi bé xíu ngoáy tít, hệt như một đứa trẻ làm nũng mẹ.
Theo Trần Đức Tiến
2. Trả lời câu hỏi:
- Chú ch ó trông như thế nào trong ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ
3. Đáp án Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3
HƯỚNG DẪN CHẤM – MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Mỗi câu học sinh lựa chọn 1 đáp án đúng, được 0,5 điểm (câu 1, 2, 3,4, 5, 6)
Học sinh lựa chọn 2 đáp án/câu, không được điểm
Câu 1: B
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: B
Câu 5: C
Câu 6:
Câu 7: a. Từ chỉ đặc điểm: hoảng
Câu 8: HS gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật được so sánh trong câu thơ đúng được 0.5đ
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan
Hồ Chí Minh
Câu 9: HS đặt một câu có hình ảnh so sánh đúng yêu cầu và hình thức được 0.5đ. Thiếu dấu câu hoặc không viết hoa chữ cái đầu câu trừ 0.25đ mỗi lỗi
II. PHẦN VIẾT
1. Chính tả
- Bài không mắc lỗi chính tả: chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được 5 đ.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài (sai phụ âm đầu, vần hoặc thanh, sai quy tắc viết hoa) trừ 0,5 đ
- Không trừ điểm lỗi sai lặp lại.
- Chữ viết không rõ ràng, sai lẫn độ cao, khoảng cách kiểu chữ và bài trình bày không sạch sẽ, trừ 1đ toàn bài.
Bài viết:
Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối .
2. Tập làm văn
Yêu cầu:
a/ Nội dung:
HS viết được đoạn văn ngắn từ ( 7 – 9 câu) Nêu lên tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp quê hương hoặc nơi em ở.
b/ Hình thức:
+ Nêu lên tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp quê hương hoặc nơi em ở.
+ Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc
+Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
+Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
3/ Biểu điểm:
Điểm 4,5 – 5đ: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức (lỗi chung không đáng kể).
Điểm 3,5 – 4đ: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu nhưng trong từng yêu cầu cụ thể có một hoặc hai chỗ chưa hợp lý (có không quá 3 lỗi chung: lỗi từ ngữ, câu, chính tả).
Điểm 2,5 – 3đ: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu ở mức độ trung bình (có không quá 5 lỗi chung: lỗi từ ngữ, câu, chính tả).
Điểm 1,5 – 2đ: Bài làm có nhiều thiếu sót. Diễn đạt lủng củng, dùng từ không chính xác.
Điểm 0,5 – 1đ: Bài làm dở dang, lạc đề.
Lưu ý : Giáo viên chấm bài cần thảo luận, vận dụng thống nhất yêu cầu để đánh giá điểm số chính xác, công bằng. Đánh giá và nhận xét theo Thông tư 27 và Thông tư 22/BGD-ĐT
II. PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG:
* Đề 1:
- Những chi tiết thể hiện niền vui khi gặp lại nhau của Chi và Sơn là: Sơn giơ chiếc diều rất xinh, vẫy rối rít. Chi mừng rỡ chạy ra.
- Sơn đã có những trải nghiệm: theo ông bà đi trồng rau, câu cá; cùng bạn thả diều, nằm trên bãi cỏ ngắm trời,…
* Đề 2:
- Mặt trời trong bài thơ được miêu tả thức dậy rất sớm làm sáng cả bầu trời.
- Bạn nhỏ lại thấy “mùa hè thật sung sướng” vì mùa hè có cả nắng lại có cả kem, có thêm những cơn gió êm và ngày dài ấm áp
* Đề 3:
- Bạn nhỏ đi học trong khung cảnh buổi sáng bình minh có nắng xôn xao, có làn gió mát.
- Những chi tiết thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ trong giờ ra chơi là:
+ Giờ ra chơi bạn nhỏ háo hức nô đùa
+ Cùng các bạn vẽ tranh say sưa
* Đề 4:
- Thầy hiệu trưởng đã dặn học sinh làm những việc sau: Thoải mái vào thư viện, mượn sách về đọc và trả lại, mang sách của mình đến thư viện và có thể đọc bất kì quyển sách nào.
* Đề 5:
- Ngày đầu tiên về nhà bạn nhỏ, chú chó trông tuyệt xinh, lông trắng, khoang đen, đôi mắt tròn xoe và loáng ướt.
Tải Đề thi cuối kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức để xem trọn bộ 9 đề thi.
Mời các em học sinh truy cập group Bạn Đã Học Bài Chưa? để đặt câu hỏi và chia sẻ những kiến thức học tập chất lượng nhé. Group là cơ hội để các bạn học sinh trên mọi miền đất nước cùng giao lưu, trao đổi học tập, kết bạn, hướng dẫn nhau kinh nghiệm học,...
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 3 góc Học tập của HoaTieu.vn.
Tham khảo thêm
- Chia sẻ:Nguyễn Thị Hải Yến
- Ngày:
Gợi ý cho bạn
-
Top 10 Viết đoạn văn về một người trong trường mà em yêu quý ngắn gọn
-
(Siêu hay) Viết một đoạn văn về ước mơ của em lớp 3 chọn lọc, điểm cao 2024
-
Top 10 bài Kể về một buổi tập luyện của em hay nhất lớp 3
-
Quan sát tranh tìm những sự vật có đặc điểm giống nhau (hình dạng, màu sắc)
-
Đọc bài về cây cối, muông thú,…và viết phiếu đọc sách theo mẫu
-
Viết 2 - 3 câu về một câu chuyện hoặc bài thơ về mái ấm gia đình
-
Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một việc làm tốt và viết phiếu đọc sách theo mẫu
-
Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông
-
Đọc câu chuyện bài văn bài thơ về hoạt động của người thân trong gia đình
-
Bài văn về nghề nghiệp có tên tác giả
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Tiếng Việt lớp 3 KNTT
TOP 5 Nói điều em biết về rừng (qua phim ảnh, sách báo) hay chọn lọc 2024
Đề thi học kì 1 Toán lớp 3 Kết nối tri thức 2023-2024
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức cả năm 2024
Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ về một việc làm tốt và viết phiếu đọc sách theo mẫu
Top 12 mẫu Trao đổi với người thân những mong muốn của em về kì nghỉ hè năm tới
Top 19 Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một cảnh vật em yêu thích hay nhất