Đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 Kết nối tri thức 3 đề (có ma trận, đáp án)

Tải về

Đề thi Địa lý lớp 8 cuối học kì 1 sách mới được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây là mẫu đề kiểm tra học kì 1 môn Địa lí 8 sách kết nối tri thức bao gồm ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 8 KNTT kèm theo đề thi và đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Địa 8 KNTT sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích để các em củng cố kiến thức ôn thi cuối kì 1 Địa 8 sách mới.

1. Ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 8 KNTT

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng điểm

%

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

cao

Phân môn Địa lí

1

CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM.

( 10% - đã kiểm tra giữa kì I)

Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ VN

Nhận biết: Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.

5%

0,5 điểm

Đặc điểm địa hình và khoáng sản VN

Nhận biết

- Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người.

- Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.

- Nhớ được kí hiệu của các loại khoáng sản chủ yếu ở nước ta.

2TN

2

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM.

CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM.

Bài 4. Khí hậu Việt Nam.

Bài 5. Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu

Nhận biết: Trình bày được đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.

Thông hiểu: Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của khí hậu Việt Nam: phân hóa bắc nam, phân hóa theo đai cao.

4TN

1TL

Vận dụng: Vẽ và phân tích được biểu đồ khí hậu của một số trạm thuộc các vùng khí hậu khác nhau.

Bài 6. Thuỷ văn Việt Nam.

Nhận biết: Xác định được trên bản đồ lưu vực của các hệ thống sông lớn.

Thông hiểu: Phân tích được đặc điểm mạng lưới sông và chế độ nước sông của một số hệ thống sông lớn.

2TN

30%

3 điểm

Bài 7. Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta

Thông hiểu

- Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp.

- Phân tích được vai trò của hồ, đầm và nước ngầm đối với sản xuất và sinh hoạt.

Vận dụng: Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số điểm du lịch nổi tiếng của nước ta.

Vận dụng cao: Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông.

1TLa

1TLb

15%

1,5 điểm

Số câu/ loại câu

8 câu TNKQ

1 câu TL

1 câu (a) TL

1 câu (b) TL

10 câu

Tỉ lệ %

20

15

10

5

50%

2. Đề thi học kì 1 Địa lí 8 KNTT

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất

Câu 1. Địa hình nước ta có hai hướng chính là

A. Hướng tây bắc-đông nam và hướng bắc – nam.

B. Hướng tây bắc-đông nam và hướng vòng cung.

C. Hướng nam – bắc và hướng vòng cung.

D. Hướng đông – tây và hướng nam – bắc.

Câu 2. Phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng:

A, Lớn

B, Vừa

C, Trung bình và nhỏ

D, Nhỏ

Câu 3. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được thể hiện qua:

A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C

B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt

C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau

D. Lượng mưa trung bình năm lớn từ 1500 - 2000 mm/năm

Câu 4. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:

A. Hoàng Liên Sơn

B. Trường Sơn Bắc

C. Bạch Mã

D. Trường Sơn Nam

Câu 5. Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Đông -Tây của khí hậu nước ta:

A.Địa hình.

B. Vĩ độ.

C. Kinh độ.

D. Gió mùa.

Câu 6. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:

A. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

B. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ .

C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

D. Nam Bộ.

Câu 7. Hồ Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã

B. Sông Hồng

C. Sông Chảy

D. Sông Đà

Câu 8. Nước ta có nhiều sông suối phần lớn là:

A. Sông lớn, dài, dày đặc

B. Sông ngắn, lớn, dốc

C. Sông dài, nhiều phù sa

D. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

II. Tự luận (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

Chứng minh sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam ?

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Sự phân hoá khí hậu ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động du lịch?

b. Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một lưu vực sông?

3. Đáp án đề kiểm tra cuối học kì 1 Địa lí 8 KNTT

  1. Trắc nghiệm (mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

A

C

A

B

D

D

  1. Tự luận

Câu

Nội dung chính

Điểm

1

(1,5 điểm)

+ Phân hoá theo chiều bắc – nam

- Miền khí hậu phía Bắc: nhiệt độ trung bình năm trên 200C, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.

- Miền khí hậu phía Nam: nhiệt độ trung bình năm trên 250C, có 2 mùa mưa, khô phân hóa rõ rệt.

0,25

0,25

+ Phân hóa theo chiều đông - tây

- Vùng biển và thềm lục địa có khí hậu ôn hoà hơn trong đất liền.

- Vùng đồng bằng ven biển có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Vùng đồi núi phía tây khí hậu phân hóa phức tạp do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.

0,25

0,25

0,25

+ Phân hóa theo độ cao

Khí hậu VN phân hóa thành 3 đai cao gồm: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

0,25

2

(1,5 điểm)

a. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa và theo đai cao ở nước ta đã tác động trực tiếp đến sự hình thành các điểm du lịch, loại hình du lịch, mùa vụ du lịch…

+ Ở các khu vực đồi núi, sự phân hoá khí hậu theo độ cao tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch như nghỉ dưỡng, tham quan… Các vùng núi cao có khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành là cơ sở để tạo nên các điểm du lịch, như: Sa Pa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Bà Nà (Đà Nẵng), Đà Lạt (Lâm Đồng),…

+ Sự phân hoá của khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam ảnh hưởng đến mùa vụ du lịch của hai miền. Các hoạt động du lịch biển ở miền Bắc hầu như chỉ diễn ra vào mùa hạ còn ở miền Nam có thể diễn ra quanh năm.

- Các hiện tượng thời tiết như mưa lớn, bão,... là trở ngại đối với hoạt động du lịch ngoài trời.

0,25

0,25

0,25

0,25

b. Hs có thể trả lời theo các nội dung sau: VD

- Ở lưu vực sông Hồng có xây dựng hồ chứa nước với nhiều mục đích khác nhau, như: phát triển thuỷ điện, du lịch, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và hoạt động sinh hoạt…

- Các hồ chứa nước có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống và sản xuất.

- Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước cần chú ý đến vấn đề bảo vệ chất lượng nguồn nước.

0,25

0,25

......................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem thêm toàn bộ nội dung bộ đề thi học kì 1 Địa lí 8 KNTT.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
5 5.964
Đề thi cuối kì 1 Địa lí 8 Kết nối tri thức 3 đề (có ma trận, đáp án)
Chọn file tải về :
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm